Bài văn tham khảo số 6

“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài được rút từ tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1953. Đây là một thành công xuất sắc của Tô Hoài sau cách mạng, là thành tựu của văn học kháng chiến chống Pháp đồng thời là tác phẩm tiêu biểu về đề tài miền núi. Với lối dẫn dắt tự nhiên hấp dẫn, truyện đã chinh phục nhiều độc giả. Qua đó dưới ngòi bút của Tô Hoài, 2 giá trị lớn càng sâu sắc hơn, giá trị hiện thực và nhân đạo.


Vợ chồng A Phủ đã phản ánh được một cách khá chân thực và sinh động bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc trước ngày giải phóng Điện Biên. Cách khai thác của tác giả đã tạo ra thành công có ý nghĩa khai phá về đề tài miền núi trong văn học Việt Nam.


Qua tác phẩm người đọc thấy được trong vùng giặc Pháp chiếm đóng thời bấy giờ vẫn tồn tại chế độ Thổ Ty, và nó còn khắc nghiệt tàn ác hơn nhiều so với chế độ phong kiến thực dân ở miền xuôi. Hiện thân của chế độ lang đạo Thổ Ty dã man ấy chính là cha con nhà thống lý Pá Tra. Chúng đã lợi dụng cường quyền cùng hủ tục phong kiến miền núi để biến những người lao động thành nô lệ không công, lao động khổ sai như trâu ngựa để làm giàu cho chúng.


Thống lý Pá Tra đã bắt Mỵ về làm con dâu trừ nợ, Mỵ đã bao lần định trốn về với bố nhưng vì đã bị trình con ma nhà thống lý nhận mặt nên đành phải cam chịu “chờ đến ngày mà rũ xương ở đây thôi. Để củng cố cho chính sách cai trị ấy, chúng dùng tư tưởng mê tín dị đoan tạo thành một thế lực vô hình trói buộc và hù doạ người dân lao động miền núi. Chúng biến những con người hiền lành, ít được tiếp xúc với những nền văn hóa tiến bộ trở thành một công cụ lao động và làm giàu k biết mệt mỏi.


Tô Hoài cũng đã cho độc giả những trang mô tả về cảnh trói người, đánh người tàn nhẫn hơn cả thời trung cổ. Ngay tới cả chồng Mị cũng không xem Mị là người, chẳng năm nào cho Mỵ đi chơi ngày Tết. “Khi thấy Mỵ muốn đi chơi, A Sử liền bước lại xách cả thúng đầy trói đứng Mị lại rồi quấn tóc vợ lên cột nhà làm cho vợ không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Sau đó hắn trói vợ cũng như thắt cái dây lưng tắt đèn, khép cửa, dửng dưng lạnh lùng không suy nghĩ, không xúc động”. Ngay cả khi A Sử bị thương thì Mỵ bóp thuốc cho A Sử, mệt quá thiếp đi. A Sử liền “đạp chân vào mặt Mỵ” một cách tàn nhẫn, phũ phàng. Tàn nhẫn hơn thế nhà thống lí Pá Tra đã có lần trói đứng một cô con dâu cho đến chết.


A Phủ cũng k phải là ngoại lệ, bị đánh khi anh dám đánh lại con quan thống lý: “A Phủ quỳ giữa nhà chịu đòn, im như cái tượng đá”. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. “Người thì đánh, người thì quỳ kể lể chửi bới. Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh”. Chưa ở đâu mạng sống và phẩm giá con người bị coi nhẹ như thế.


Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ không chỉ vạch trần tội ác của bọn phong kiến miền núi mà còn phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp lâu nay đang chiếm đóng Tây Bắc...Không chỉ dừng lại với giá trị hiện thực, mà còn ẩn chứa những giá trị nhân đạo sâu sắc. Từ chính niềm cảm thông sâu sắc đối vối nỗi đau của con người, sự trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. Và trong tác phẩm chủ nghĩa nhân đạo mới không chỉ yêu thương, đồng cảm với những nỗi khổ của con người mà còn hướng tới, nhằm giải phóng cho con người khỏi mọi xiềng xích áp bức khổ, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình. Cách kết truyện khi Mỵ và A phủ tháo chạy, đi tìm miền đất mới... là một trong số những nét tiêu biểu này.


Trong tác phẩm, tác giả còn muốn lên án gay gắt thế lực thực dân phong kiến mà điển hình là cha con thống lý Pá Tra, đã lợi dụng cường quyền, biến người lao động thành nô lệ không công và đối xử với họ lạnh lùng, tàn nhẫn như đối xử với con vật.


Hơn thế, tác phẩm "Vợ chồng A Phủ” cũng góp phần chỉ ra con đường giải phóng thực sự của người lao động từ tự phát đến tự giác, từ tám tối đau thương vươn lên dưới ánh sáng của tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những giá trị này thật sự mới so với những tác phẩm cùng thời.


Truyện "Vợ chồng A Phủ" góp phần tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những giá trị về cuộc sống, những triết lí sống nhân văn, những sự cảm thông của chính tác giả với đứa con tinh thần của mình. Qua tác phẩm, Tô Hoài đã lên án những thế lực phong kiến miền núi, thế lực thực dân xâm lược; và ông đặc biệt thông cảm sâu sắc với số phận của người nông dân miền núi đồng thời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Bài văn phân tích giá trị hiện thực trong
Bài văn phân tích giá trị hiện thực trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài
Bài văn phân tích giá trị hiện thực trong
Bài văn phân tích giá trị hiện thực trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

Top 7 Bài văn phân tích giá trị hiện thực trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài hay nhất

  1. top 1 Bài văn phân tích số 1
  2. top 2 Bài văn phân tích số 2
  3. top 3 Bài văn phân tích số 3
  4. top 4 Bài văn phân tích số 4
  5. top 5 Bài văn phân tích số 5
  6. top 6 Bài văn tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy