Bài văn phân tích tác phẩm "Khe chim kêu" số 3

Vương Duy là một nhà thơ lớn của văn học đời Đường, ông để lại cho thế hệ sau hàng trăm tác phẩm có giá trị. Bài thơ "Điều minh giản" (Khe chim kêu) là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của ông. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn, chỉ vỏn vẹn hai mươi từ nhưng để lại nhiều ý vị thâm trầm mà sâu sắc.


"Nhân nhàn hoa quế lạc,

Dạ tĩnh xuân sơn không"


Hai câu thơ vẽ ra một bức tranh êm dịu, người thi sĩ đang trong tâm thế nhàn nhã, thoải mái không vướng bận ưu tư trong những tháng ngày ẩn dật của mình. Một không gian rất tĩnh lặng hiện ra và tâm hồn nhà thơ cũng tĩnh lặng như vậy.


Tiếng cánh hoa quế rụng giữa khoảng không được tác giả cảm nhận thật tinh tế, tiếng rơi khẽ khàng trong đêm thực khó có thể nghe thấy nhưng tâm hồn tĩnh lặng của thi sĩ đã nghe thấy rất rõ, một cảm nhận vô cùng tuyệt diệu mà độc đáo. Dường như ta bắt gặp vẻ đẹp ấy trong hồn thơ của Trần Đăng Khoa:


"Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"


Giữa đêm xuân tĩnh mịch, ánh trăng hiện lên thật huyền ảo, mờ hoặc: "Trăng lên, chim núi giật mình". Cảnh vật được chiếu sáng tạo nên nét xuân riêng, tĩnh lặng mà êm dịu, ánh trăng sáng trở thành bạn tâm giao, tri kỉ của nhà thơ, rọi xuống thế gian vẻ dịu hiền muôn thuở. Ánh trăng lên khiến cho chim núi giật mình hay chính lòng người cũng chợt giật mình thổn thức.


"Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi". Tiếng chim kêu tưởng chừng như phá tan đi bầu không khí yên tĩnh của núi mùa xuân nhưng hoá lại càng tô đậm lên vẻ tĩnh lặng ấy. Cảnh vật có âm thanh, có ánh sáng, có con người nhưng vẫn cảm thấy thật yên tĩnh lạ thường. Thủ pháp lấy động tả tĩnh đã tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ.


Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh giản tại trung.


Không khí yên tĩnh tới mức mà một ấn tượng về thị giác (trăng lên) đã tạo nên hiệu quả như một tiếng động. Ánh sáng của ánh trăng lan tỏa làm kinh động đến tiếng chim núi, làm chim núi bừng tỉnh, giật mình, thảng thốt. Ánh trăng lên không tiếng động vậy mà cũng làm chim núi giật mình, điều đó cho thấy cảnh yên đến mức chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng đủ làm khuấy động sự yên tĩnh.


Hai câu thơ dường như có sự chuyển dịch từ không gian tính và tối (hai câu đầu) sang động, sáng rõ hơn. Đó là sự xuất hiện của ánh sáng (trăng lên) và âm thanh (chim núi cất tiếng kêu) làm tô điểm thêm cho sự tĩnh lặng của cảnh vật. Nhà thơ lấy cái động để thể hiện cái tĩnh - sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên trong tâm hồn.


Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy hình gợi âm đầy tài tình, bài thơ đã miêu tả một bức tranh với những thanh âm nhẹ nhàng của thiên nhiên, qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên đầy tinh tế.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy