Top 5 Bài văn phân tích hình tượng "Chiếc thuyền ngoài xa" trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu hay nhất

  1. top 1 Bài văn phân tích số 1
  2. top 2 Bài văn phân tích số 2
  3. top 3 Bài văn phân tích số 3
  4. top 4 Bài văn phân tích số 4
  5. top 5 Bài văn phân tích số 5

Bài văn phân tích số 5

“Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” – Nguyễn Minh Châu. Thật vậy, văn học luôn đi đôi với hiện thực, cuộc sống bao giờ cũng đi trước, ngôn từ lò dò theo sau để láo liên quan sát, ghi nhận lại những sự kiện xảy ra trong cuộc sống dưới lăng kính của nghệ thuật. Văn học nói cho cùng cũng không thể tách rời mảnh đất mà nó đã ra đời. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn luôn luôn đi tìm về với đời thường, nơi những con người nhỏ bé, bất hạnh đang sống, vật lộn mưu sinh. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm xuất sắc và đầy tính triết lý, đặc biệt hình tượng chiếc thuyền ngoài xa đầy tính nghệ thuật mang đến cho người đọc những cảm thức mới mẻ.


Phùng, một phóng viên hết lòng với nghề, mong muốn tìm được một bức ảnh để đời. Chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện như một luồng gió đột ngột xuyên thẳng vào tim của nhân vật Phùng, anh phát hiện ra vẻ đẹp như một bức tranh thủy mặc, đầy thổn thức và mê hoặc lòng người: “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào...”


Hình ảnh chiếc thuyền mập mờ trong sương sớm, mang đủ hình hài và mùi vị. Trong cái mờ ảo của bình minh, mũi thuyền như cưỡi sóng xé ngang màn sương. Màu trắng của sóng, màu hồng của mặt trời, tất cả quyện đặc vào nhau , vẽ nên một bức tranh thủy mặc khiến cho Phùng phải thốt lên là một “cảnh đắt trời cho”. Tất cả đều yên bình và đậm tính nghệ thuật, dường như đây là một cảnh đẹp chạm đến tật cùng của mọi giá trị chân thiện mĩ. Trong thiên nhiên đẹp nao lòng, hình ảnh con người như điểm xuyết thêm cho bức tranh vốn dĩ đã quá hoàn hảo này: “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”


Sự kết hợp giữa người và thiên nhiên, đối với Phùng đã là vẻ đẹp toàn diện. Ở phần đầu tác phẩm, quan điểm về nghệ thuật của Phùng là “ đơn giản và toàn bích”. Mọi thứ đều chạm đến đỉnh cao của nghệ thuật, vẻ đẹp đạo đức khiến anh phải bối rối và ngợp thở. Song con thuyền ngoài xa đậm tính nghệ thuật này lại tượng trưng cho một quan điểm khác - thứ nghệ thuật ở “ngoài xa”, xa rời hiện thực cuộc sống. Vì nhà văn chỉ đứng ngoài quan sát nên chỉ thấy được bề nổi của sự thật, mọi hình ảnh đều toàn mĩ. Nghệ thuật vị nghệ thuật, chỉ đơn thuần phục vụ con mắt thẩm mĩ, tuyệt tác nghệ thuật trở nên đơn giản. Nghệ thuật không gắn liền với cuộc sống mà chỉ được nhìn nhận quá con mắt của nhà văn, phần nào thể hiện sự phiến diện và tôn thờ nghệ thuật quá mức mà quên đi con người mới là bản thể chính. Vì vậy chiếc thuyền ngoài xa vừa tượng trưng cho cái đẹp, vừa ẩn dụ cho quan niệm về cái đẹp còn thiếu sâu sắc.


Nam Cao đã từng nói: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” (Trăng sáng). Nguyễn Minh Châu cũng có cùng quan điểm như vậy, đối với ông, văn học thai nghén từ sự sống và tồn tại vì con người. Một nhà văn chân chính là một người biết đào sâu tìm tòi, hiểu cuộc sống của người dân như chính cuộc sống của mình. Cái đẹp phải bắt nguồn từ đời sống của người dân, nghệ thuật phải có cái nhìn bao quát và sâu sắc. Chiếc thuyền càng lại gần, những hình ảnh khác hoàn toàn so với nhận thức ban đầu càng hiện lên rõ ràng. Đó là những con người, những cuộc đời, những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếc thuyền ấy. Một người vợ nhẫn nhục cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh chồng với “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới khác hẳn: Chiếc – thuyền – ngoài – xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc thuyền khi đến gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con người.


Chiếc thuyền ngoài xa tượng trưng cho cuộc sống thực tại ẩn chứa nhiều nghiệt ngã, nghệ thuật xa rời hiện thực, xa rời cuộc sống, nên cái đẹp chỉ là thoáng qua. Đằng sau tấm rèm đó là sự thật, con người sống trong số phận trớ trêu. Lúc này Phùng mới giật mình, vỡ mộng nhận ra rằng vẻ đẹp ngoài xa kia cũng ẩn trong trong mình nhiều sự thật oái oăm, ngang trái, bất công, nếu không thực sự đến gần thì chẳng bao giờ anh ngộ ra được. Con thuyền lúc này tượng trưng cho quan điểm khác, đó là nghệ thuật vì con người, bắt nguồn và xoay quanh cuộc sống.


Hành trình của nhà văn là hành trình đào sâu tìm tòi, chắt lọc những hạt cát thô để kết tinh thành những viên ngọc mang tên văn chương. Một đầu của hành trình sáng tạo chính là tìm kiếm sự thật. Càng gần dân, tác phẩm càng gần với kiệt tác. Quan điểm này được thể hiện qua sự nhận thức của nhân vật Phùng, lúc đầu qanh coi kiệt tác thật đơn giản, chiếc thuyền hòa hợp với thiên nhiên với anh đó là đẹp. Song càng về sau anh mới nhận ra sự hạn hẹp trong suy nghĩ của mình, anh vội vàng kết luận mà không tìm hiểu, cái đẹp thực chất là sự kết hợp giữa nghệ thuật tinh tế và cuộc sống đời thường. Khoảng cách xa và gần là hai thái cực hoàn toàn khác nhau, là sự đối lập gay gắt giữa sâu thẳm bên trong và vẻ bề ngoài đẹp đẽ, đây chính là cách nhìn nhận đầy sâu sắc và nhân văn về cuộc đời, về con người của nhiếp ảnh gia Phùng, cũng như của tác giả Nguyễn Minh Châu. Văn học chính là sự đa chiều trong nhận thức, người viết văn hay làm nghệ thuật phải nhìn nhận cuộc sống ở các góc độ khác nhau, và với những nhận thức khác nhau. Đó mới là nghệ thuật chân chính.


Chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng mang đậm tính triết lí, sự hòa hợp giữa chất lãng mạn của văn học và chất suy tưởng của nhà văn đã đem đến cho hình ảnh chiếc thuyền những tầng nghĩa không ngờ tới. Văn học không thể tách rời khỏi cuộc sống, cũng như mặt đất không thể thiếu ánh mặt trời.

Bài văn phân tích số 5
Bài văn phân tích số 5
Bài văn phân tích số 5
Bài văn phân tích số 5

Top 5 Bài văn phân tích hình tượng "Chiếc thuyền ngoài xa" trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu hay nhất

  1. top 1 Bài văn phân tích số 1
  2. top 2 Bài văn phân tích số 2
  3. top 3 Bài văn phân tích số 3
  4. top 4 Bài văn phân tích số 4
  5. top 5 Bài văn phân tích số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy