Bài văn phân tích đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" số 9

Văn học Việt Nam trong thời kí kháng chiến chống Pháp thường xoay quanh chủ đề về nông dân. Trong đó tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố tiêu biểu trong thể loại ấy đã để lại không ít ấn tượng trong làng văn học bấy giờ. Đặc biệt là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã phần nào thể hiện được nội dung phản ánh một phần trong thiên tiểu thuyết.


Đoạn trích đã phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, đồng thời thể hiện sự sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tang của người nông dân. Có đủ các hạng người được tác giả khắc họa sinh động, từng hình tượng nhân vật đều mang một nét phong cách tiêu biểu đặc trưng mà mình thể hiện. qua đó ta thấy được bức tranh thu nhỏ về đời sống nông thôn Việt nam trước Cách mạng Tháng Tám. Giữa đám sâu bọ hại dân bán nước lúc nhúc nơi làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm thấy sang lên một chị Dậu đảm đang, chịu thương chịu khó hết mực một lòng vì chồng thương con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phi thường phản kháng, quyết không để đói khổ làm hoen ố phẩm hạnh.


Hình tượng nhân vật chị Dậu được xem là điển hình cho người phụ nữ Việt trước Cách mạng Tháng Tám ở nước ta.Mở đầu đoạn trích, tác giả nêu nên hoàn cảnh gia định chị Dậu, thuộc loại cùng nhất hạng cùng đinh, đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế ngày đó. Chồng ốm đau lại bị đánh đập khổ sở dã man, chị Dậu một than một mình chạy vạy khắp nơi ngược xuôi để lo suất sưu cho anh Dậu .Đường cùng, chị đã phải đứt ruột gạt nước mắt mà bán con gái cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy cùng ổ chó cộng lại với được mấy hào bán gánh khoai mới đủ tiền nộp suất sưu để chồng được thả về. Nào ngờ bọn lí dịch lại bắt phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái, đầy gia đình chị đến mức đường cùng cơ cực.Anh Dậu về nhà với tình trạng thập tử nhất sinh. Bà hang xóm tốt bụng ái ngại cho cảnh đói nhà chị nên mang cho bát gạo để nấu cháo.


Đoạn trích tức nước vỡ bờ là cảnh buổi sớm hôm sau.Anh Dậu cố gượng ngồi dậy, chưa kíp đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ của lí trưởng xộc vào định trói anh để nã thuế. Chị Dậu lúc này phải đối mặt với tình thế nguy ngập: chồng chị vừa mới được thả trói, tưởng đã chết đêm qua, bây giờ lại trói lại bị đánh nữa thì anh không sống nổi. không đếm xỉa đến những lời van xin tha thiết của chị Dậu, tên cai lệ bất nhân vẫn nhất định xông vào trói anh Dậu. hắn là một tên tay sai chuyên nghiệp; với hắn không có hì khác ngoài đáng đập, trói người. hạng người này trong chế độ thực dân phong kiến bấy giờ là thứ công cụ thực sự, không còn là người, còn cai lệ thì hoành hành tác oai tác quái. Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để hắn bộc lộ tính chuyên nghiệp trong hành nghề cướp bóc, hà hiếp người khác.


Chỉ là một tên tay sai mạt hạng nhưng những gì hắn làm, nói đều thể hiện rõ là bộ mặt của “nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền bấy giờ. Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”, “sấn đến để trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái bốp”…. hành động của hắn như một con thú dữ. bản tính của hắn đâu phải là người. nếu là người hắn đã mủi lòng mà xót thương, xúc động mà không lỡ hành xử như vậy với người phụ nữ mỏng manh như chị Dậu. hắn chỉ đáp lại những lời van xin thống thiết của chị Dậu bằng những cú đạp, những hành động của một con dã thú đội lốt người. Xuất hiện trong thoáng chốc song nhân vật cai lệ được Ngô Tất Tố khắc họa một cách rõ nét, sống đông hệt như con ác thú thực sự. qua đó ta thấy thương xót cho cuộc sống người nông dân Việt Nam nói chung bấy giờ.


Thử tưởng tượng cảnh chị dậu phải sống hay cũng chính là hình ảnh người nông dân phải trải qua. Thật kinh khủng. Sống trong không khí âm u, đè nặng bởi sưu cao thuế nặng ấy người nông dân phải chịu sự cùm kẹp như thế nào? Chị dậu thương chồng, con hết mực. Bát cháo chị nấu cho anh Dậu và cử chỉ “rón rén bưng”, “chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không” cho thấy nét đẹp trong ban lĩnh phụ nữ của chị. Vẻ đẹp của chị còn được thể hiện một cách đặc sắc khi một mình chị phải đứng ra đương đầu với lũ ác tà là tên cai lệ và người nhà lí trưởng.Giống bao phụ nữ nông dân khác, chị có thể cam chịu, nhẫn nhục. Chị đã phải “van xin tha thiết” trước bọn người nhân danh “nhà nước”, mặc dù là sự nún nhịn trước sự vô lí, bất nhân. Chỉ đến khi tên cai lệ bất chấp, lại còn bịch ngực chị, xông đến trói anh Dậu thì nước tràn bờ và chị “liều mạng cự lại”.


Ngô Tất Tố rất tài tình khi miêu tả rất tinh những diễn biến tâm lí và hành động của chị Dậu, để nó diễn ra một cách chân thực trước mắt người đọc. ta có thể xem quá trình diễn biến ấy làm hai đoạn: từ chịu đựng nhẫn nhục đến phản kháng mãnh liệtThoạt đầu chị xưng cháu gọi cai lệ bằng ông. Nhưng đáp lại lời là cái quát của cai lệ “ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thậm chí còn “giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”. lúc này chị vẫn một mực tha thiết “Cháu van ông…ông tha cho". Đến mức như thế nhưng cai lệ không những không mủi lòng mà còn xông tới đấm vào ngực chị. Đến đây, mới thấy bắt đầu dấu hiệu phản kháng của người phụ nữ này: chị xưng tôi, gọi cai lệ là ông. “không thể chịu được” nữa, chị Dậu đứng lên với vị trí ngang hang kẻ thù, đối đầu trực diện.


Quá trình diễn biến ấy được đẩy lên đỉnh điểm, kịch tính đã hết mức căng thẳng khi tên cai lệ tát “đánh bốp” vào mặt chị Dậu. thế là thực sự bắt đầu một giai đoạn mới của sự phản kháng. Chị xưng mày tao với tên cai lệ: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Từ cháu-ông đến tôi-ông bây giờ là bà-mày, niềm căm hận bốc lên ngùn ngụt trong chị. Căm thù, khinh bỉ tột độ, chị sẵn sàng đè bẹp kẻ thù với sức mạnh của một “bản năng sống” mạnh mẽ. sức mạnh ấy được phóng ra như một năng lượng tiềm táng thành những hành động mạnh bạo: túm lấy cổ, ấn giúi ra cửa, túm tóc, lẳng. Trước sức mạnh ấy, hai tên kia đã thất bại thảm hại hay cũng chính là thất bại tất yếu mà lũ tay sai bè phái bán nước hại dân nhận được.


Bằng tài năng miêu tả tâm lí nhân vật, khả năng dựng cảnh, tính huống Ngô Tất Tố đã dựng lên một khung cảnh sống ngột ngạt nơi làng quê. Từ đó mà ta thấy được rõ hơn, đồng cảm hơn với cuộc sống cũng cực ủa người nông dân bấy giờ. Nhưng phía sau đó vẫn là một niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy