Bài tham khảo số 9

Hàn Mặc Tử là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, những sáng tác của ông được sáng tác và đi vào lòng cũng một cách rất tự nhiên, sâu lắng, để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả. Một trong những bài thơ như thế chính là bài Đây thôn Vĩ Dạ, bài thơ nhắc nhiều đến xứ Huế thơ mộng, với vẻ đẹp vừa giản dị vừa yêu kiều như chính người con gái mà tác giả đang thầm thương trộm nhớ.


Không những thế bài thơ còn nói lên niềm khát khao được sống, được yêu một cách tha thiết của thi sĩ. Trong đó, hai khổ thơ đầu đã diễn tả một khung cảnh bình yên, hình ảnh con người đẹp e ấp bên lá trúc cùng diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.


Không giống với các bài thơ khác, mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lại không phải là một câu miêu tả hay một câu cảm thán, mà là một câu hỏi tu từ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"


Cảm hứng của bài thơ được khơi gợi từ một tấm thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc viết cho Hàn Mặc Tử, những lời thơ khiến cảm xúc của tác giả lại ùa về, gợi nhắc về một miền quê xứ Huế thơ một hữu tình. Câu đầu của bài thơ, mở đầu bằng một câu hỏi đã lạ mà đằng này lại còn là một câu hỏi tu từ không có người trả lời càng khiến cho mạch cảm xúc của bài thơ trở nên bâng khuâng khó tả. Tuy không được ở gần, không được một lần về thăm lại Vĩ Dạ nhưng với nỗi nhớ da diết đã đưa Hàn Mặc Tử trở về với xứ Huế. Câu hỏi tu từ như một lời trách móc, hờn dỗi của một cô gái muốn thủ thỉ rằng: sao lâu rồi mà anh không về thăm xứ Dạ lấy một lần.


Câu hỏi đưa ra vốn không để tìm câu trả lời nên nó gợi lên cảm giác bâng khuâng, khó tả. Nói giống như một lời mời gọi, vừa như một lời giới thiệu mà cũng là sự tiếc nuối của chính tác giả đã lâu không có dịp về thăm chốn xưa : “Sao anh không về thăm thôn Vĩ?” - một lời tự vấn, tự trách bản thân mình.


Khung cảnh Vĩ Dạ dần hiện ra với bao nhiêu cảnh, vừa có nắng vừa có màu sắc rực rỡ lại vừa có hình ảnh của những lá trúc đung đưa trước ngõ nhà ai. Cái tài cái độc đáo của tác giả là gợi ra sự tưởng tượng mới lạ cho chính người đọc.

Không trực tiếp sống ở Vĩ Dạ nhưng với nỗi niềm nhớ Vĩ Dạ tha thiết đã khiến cho tác giả có thể tự phân thân mình đang đặt bước về thăm thôn Vĩ thân thương. Mỗi câu thơ như dẫn ra một vẻ đẹp của nơi đây, không những thế ngôn từ dùng để miêu tả khung cảnh vừa đẹp mà còn vừa có tính gợi. Mọi thứ đều hòa hợp và ánh lên một vẻ đẹp thanh tú, thuần khiết. Hình ảnh hàng cau gợi ra những vẻ đẹp thanh thoát, cao vút và vươn lên đón ánh sớm mai. Len lỏi vào đó là những tia nắng bình minh vừa rực rỡ vừa dịu dàng như trải lên cho Vĩ Dạ một vẻ thân thiện lại đầy sự mời gọi. Nắng ở đây càng trở nên đẹp hơn, kì lạ hơn khi tác giả khoác cho nó một chiếc áo ngôn từ “nắng mới lên”. Cái nắng ấy thật tinh khiết mà cũng thật trong trẻo, không một chút gợn của một đêm dài đã trải qua.


Tác giả như dẫn dắt người đọc đi sâu hơn vào khung cảnh của thôn Vĩ. Với biện pháp so sánh, những khu vườn nơi đây đã trở nên hữu tình trước mắt người đọc thông qua con mắt nghệ sĩ của Hàn Mặc Tử: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Dường như cây cối ở thôn Vĩ quanh năm đều tốt tươi. Từ “mướt” được sử dụng ở đây quả thực không quá chút nào, xanh mướt, mơn mởn và đầy sức sống. Nhịp thơ uyển chuyển kết hợp với từ ngữ mang tính tượng hình cao, cảnh vật nơi đây như càng thêm huyền bí, đẹp đẽ, vừa có màu của nắng mới lên, vừa có màu xanh mướt của những khu vườn, mọi thứ đều tươi mới và tràn trề nhựa sống.


Hình ảnh trăng hiện ra không chỉ ở bài thơ này mà còn còn là thi liệu của nhiều bài thơ của nhiều thi sĩ khác. Ánh trăng là biểu tượng cho cái đẹp, tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Đối với Hàn Mặc Tử hình ảnh trong thơ gợi cho người đọc một niềm tin yêu, một niềm hi vọng. Chỉ có trong thơ mới có sông trăng và hình ảnh thuyền chở trăng thi vị đến vậy. Nghệ thuật ẩn dụ này đã mang đến một cảm giác được chờ đợi, được khao khát nhưng đồng thời nó cũng như một sự dự cảm, một nỗi phân vân: “có chở trăng về kịp tối nay?”. Lời thơ cất lên như một câu hỏi không có đáp án. Hai câu thơ đặc tả tâm trạng khát khao được gặp gỡ nhưng đồng thời cũng thể hiện nỗi lo lắng khôn nguôi.


Mặc dù bài thơ đã ra đời từ cách đây rất lâu, nhưng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nói chung và cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng đã tạo nên nhiều cảm xúc của độc giả từ cổ chí kim. Nó không chỉ gợi mở vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là những tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử, một tâm hồn thơ nhạy cảm muốn giao hòa với đời và với người.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 10 Bài văn phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử (Ngữ văn 11) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9
  10. top 10 Bài tham khảo số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy