Bài tham khảo số 7

CHUẨN BỊ

  • Sự việc: Thúy Vân giả dại từ giả điên mà trở thành điên thật.
  • Diễn biến: Học trò nghèo Kim Nham được huyện Tề gả con gái Xúy Vân. Trong khi chờ đợi chồng, Xúy Vân bị gã nhà giàu Trần Phương xui giả dại để bỏ chồng. Thế nhưng, khi nàng giả điên, người chồng Kim Nham tìm mọi cách chữa trị, cuối cùng đành trả lại tự do cho Xúy Vân. Lúc này Trần Phương lộ rõ bộ mặt Sở Khanh. Sau khi Kim Nham thành tài, thấy vợ cũ Xúy Vân điên dại đi ăn xin, anh sai người mang nắm cơm và nén bạc. Xúy Vân lúc này nhận ra, vì quá xấu hổ và đau đớn nên đã nhảy xuống sông tự vẫn.- Nhân vật chính trong văn bản: Xúy Vân, nhân vật được thể hiện qua hình ảnh, ngôn ngữ của người đang giả điên dại.
  • Chỉ dẫn: nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, hát điệu con gà rừng, tiếng trống nhịp nổi lên, Xúy Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xúy Vân hát lên rổi cười và hát điệu sa lệch…; hát sắp, nói, hát ngược, Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại.
  • Hình ảnh: nhiều hình ảnh sinh động, mang nhiều ẩn ý.
  • Từ ngữ: quen thuộc, dễ hiểu.
  • Biện pháp tu từ: so sánh, điệp, ẩn dụ.
  • Hình dung: cô đơn, đau khổ, thất vọng trước cuộc sống hôn nhân.
  • Ấn tượng: Xúy Vân là cô gái xinh đẹp, đặt ra suy nghĩ vì lí do gì mà Xúy Vân lại tự mình giả điên.

SOẠN BÀI XÚY VÂN GIẢ DẠI CÁNH DIỀU PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

- Hình dung: Xúy Vân đau khổ và thất vọng trước cuộc sống hôn nhân không như mình mong đợi. Cô chờ đợi chồng dùi mài kinh sử, trong căn phòng trống rỗng, chỉ một mình khiến cô cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Có gia đình nhưng không khiến cô hạnh phúc.


Câu 2.

Từ ngữ giàu hình ảnh, mang nhiều ẩn ý, trong lời nói nửa điên nửa thực.


Câu 3.

Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể về bản thân: Cô là người có tài cao, hát hay nhưng vì say đắm Trần Phương mà đã phụ tình Kim Nham để rồi kết cục trở thành người điên dại.


Câu 4.

Hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước, tâm trạng của Xúy Vân:

  • Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công / Đắng ca chẳng có chịu được, ức!
  • Bông bông dắt, bông bông díu, / Xa xa lắc, xa xa líu.
  • Chờ co bông chín lúa vàng, / Để anh đi gặt, để nàng mang cơm/
  • Ức bởi xuân huyên.

Câu 5.

Xúy Vân là cô gái lao động, khéo léo, quan sát tỉ mí. Những điệu múa điêu luyện, gợi cảm xúc. Lời hát mang nhiều tâm tư phản ánh số phận trớ trêu của nàng.


Câu 6.

  • Than về người tình. Cô nhớ nhung mối tình xưa với Kim Nham không thể ngủ được.
  • Biện pháp tu từ ẩn dụ.

Câu 7.

Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân được thể hiện rõ nhất trong ở đoạn cuối văn bản: “Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông … Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!”


CÂU HỎI CUỐI BÀI

Trả lời ngắn gọn câu hỏi trang 68 SGK Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 1

Câu 1.

  • Lối nói: nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu.
  • Làn điệu: hát quá giang, hát điệu con gà rừng, hát sắp, hát ngược.
  • Vũ điệu: múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
  • Chỉ dẫn sân khấu: đế, nói, vào, vừa đi vừa cười điên dại.

Câu 2.

a) Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân.

  • Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười. / Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.
  • Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi. / Tuy dại dột, tài cao vô gái, / Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ, / Ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân. / Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương, / Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

Chờ cho bông lúa chín vàng / Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.


c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

  • Con gà rừng, con gà rừng lẫn với con công, / Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
  • Bông bông dắt, bông bông díu, / Xa xa lắc, xa xa líu, / Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

Câu 3.

Tâm trạng: xấu hổ, hối hận trước những việc mù quáng mà bản thân làm. Trong lời, thi thoảng bộc lộ sự bẽ bàng.


Câu 4.

Nghệ thuật chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích làm cụ thể hóa hành động, suy nghĩ của nhân vật để người đọc, người xem khám phá được chiều sâu nhân vật. Qua đó giúp nhân vật bộc lộ trực tiếp được cảm xúc, dễ dàng thể hiện vai diễn để thấy được sự thay đổi tâm lí.


Câu 5.

Nhân vật Xúy Vân theo em là nhân vật đáng thương. Bởi vì, Xúy Vân khao khát được hạnh phúc, yêu thương mà Kim Nham lại xa nhà lâu, nên Xúy Vân mới bị những lời dỗ ngọt của Trần Phương dẫn tới giả điên để bỏ chồng rồi thành điên thật


Câu 6.

Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: tìm hiểu kĩ Trần Phương trước khi muốn chấm dứt hôn nhân với Kim Nham. Tìm tới Kim Nham để nói rõ sự tình chứ không cần giả điên.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài soạn Xuý Vân giả dại (Ngữ văn 10 - sách Cánh diều) hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài soạn tham khảo số 5
  6. top 6 Bài soạn tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy