Bài tham khảo số 6

Sau những kí ức tươi đẹp về làng quê yên bình, những đau đớn căm hờn khi quê hương bị tàn phá, nhà thơ Hoàng Cầu đã vẽ lên một tương lai tươi sáng đầy hi vọng về chiến thắng qua những hình ảnh cụ thể và gợi nhiều liên tưởng
“Hé một cánh liếp
Con về đây bốn phía tường che…”


Thi nhân Hoàng Cẩm đã diễn tả cảnh bộ đội về làng, được sự bao bọc bảo vệ của người dân Kinh Bắc. Dưới sự chỉ huy của cách mạng, nhân dân quan họ đã vùng lên chiến đấu và tấn công kẻ thù. Nhịp điệu tươi vui rộn ràng bên trên bỗng chuyển sang sự uất hận căm thù lũ giặc.
“Bộ đội bên sông đã trở về…
Hờn ta cùng với đất này dài lâu”


Với những hình ảnh đắt giá “trại giặc run trong sương” “dao lóe” “gậy lùa” đã miêu tả biết bao sự dữ dội của cuộc kháng chiến, đồng thời cũng ngợi ca tình thần bất khuất can đảm của những người dân quan họ Kinh Bắc, của những em, những mẹ anh hùng… Bên kia sông Đuống đã vùng lên đấu tranh với kẻ thù xâm lược, đã đi theo con đường Cách mạng.


“À ơi…cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu mối thù…”

Đó là truyền thống cách mạng của biết bao gia đình Kinh Bắc nói riêng, của người dân Việt Nam nói chung. Sự hi sinh anh dũng của người cha, sự tiếp nối vùng lên của đứa bé từ trong câu hát à ơi đã cho thấy sự uất hận, sự mãnh liệt đối với kẻ thù. Đó không chỉ là tiếng thơ, là tiếng nói của những người dân Kinh Bắc xưa trong chiến tranh bom đạn, mà còn là những tâm tư của tác giả Hoàng Cầm, là nỗi xót xa căm phẫn quân thù của người con Kinh Bắc đang nhớ thương quê hương.
“Em ơi đừng hát nữa…

Mẹ ơi đừng khóc nữa…”

Động từ “đừng” thể hiện sự đau đớn và xót xa biết bao. Bên kia sông Đuống ấy là biết bao âm thanh, là biết bao cảnh tượng đan xen trong tâm trí nhà thơ. Là những nuối tiếc nhớ nhung, là những nỗi sầu day dứt, là nỗi căm hờn lũ giặc bạo tàn đã khiến quê hương chìm trong biển lửa mưa bom. Đoạn thơ cuối chính là những hi vọng được cụ thể hóa bằng những biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ“Vì nắng sắp lên rồi…Bao nhiêu nỗi đời”

Chân trời của Cách mạng, của sự vùng lên quật cường gan góc, của sự trung kiên ý chí đã thổi vào từng câu thơ. Bên kia sông Đuống với hình ảnh “cuồn cuộn trôi” thể hiện sự gấp gáp, sự khẩn trương của tinh thần đấu tranh quân thù. Sông Đuống lúc này đã trở thành một người anh hùng của dân tộc “Để nó cuốn phăng ra bể…”. Bên kia sông Đuống đã chứng kiến bao nhiêu nước mắt, đã ghi lại bao nhiêu máu và mồ hôi, bao nhiêu bóng tối u buồn. Giờ đây, dưới ngòi bút nghệ thuật ẩn dụ, con sông Đuống sẽ hiện lên đấu tranh anh dũng với quân thù.Sáu câu thơ cuối là những lời tâm tình nhỏ nhẹ. Bên kia sông Đuống kết thúc với hình ảnh những cô gái quan họ tình tứ mặc yếm hồng để đi trẩy hội. Hình ảnh ấn tượng nhất đọng lại trong tâm tưởng người đọc chính là nụ cười mê ánh sáng đầy xuân xanh của niềm tin và hi vọng, của sự thành công của cuộc kháng chiến, của thắng lợi với đường lối của Cách mạng.


“Anh lại tìm em” nghe sao thân thương quá đỗi như vậy. Em ở đây không chỉ là riêng một cô gái cụ thể, mà còn là những kí ức tươi đẹp, những hồi ức yên bình về mảnh đất Kinh Bắc xưa. Mùa xuân sẽ về trong ước mơ hòa bình, với sự tưng bừng rộn rã của lễ hội. Hình tượng trữ tình “em” hiện lên mang vẻ đẹp lung linh của ánh sáng rực rỡ.


Có thể thấy, bên kia sông Đuống là bài thơ ngập tràn những xúc cảm của thi nhân Hoàng Cầm, là tình yêu quê hương mãnh liệt, là nỗi nhớ thương vơi đầy ở bên này sông Đuống. Trái tim của nhà thơ đã hòa vào nhịp thở của con sông Đuống với những cảm xúc tự nhiên nhất, với những nhịp đập vui buồn, căm phẫn cùng nỗi đau của quê hương, mơ ước tin tưởng về ngày mai chiến thắng. Bên kia sông Đuống mãi là tiếng thơ âm vang của nhịp sống Kinh Bắc hôm nay và mãi về sau.Bên kia sông Đuống đã trở thành biểu tưởng của niềm tin và ước vọng. Sự thành công của tác phẩm đầu tiên phải kể đến tình cảm chân thành tha thiết của thi nhân Hoàng Cầm với xứ quan họ quê hương. Bên cạnh đó, là sự tinh tế, sâu sắc mà đầy tài hoa trong ngòi bút của tác giả với việc sử dụng hàng loạt hình ảnh chân thực cũng như tưởng tượng, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và ẩn dụ.Không chỉ dừng lại ở đó, âm điệu thơ gợi cảm, lúc vui tươi rộn ràng, khi lại đầy phẫn uất cùng với việc sử dụng từ ngữ đặc sắc và sinh động, lời thơ tha thiết… Tác phẩm Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành ca khúc rất quen thuộc về quê hương Kinh Bắc.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy