Bài tham khảo số 5

Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Ông để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú, giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình sâu sắc, đậm đà, tính dân tộc. Tiêu biểu cho những tìm tòi, sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc không chỉ là khúc ca ân tình mà còn là bản tổng kết 15 năm cách mạng. Bên cạnh những đoạn trữ tình ngọt ngào, ta lại gặp những khúc ca hùng ca đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân” hào hùng.


“Những đường Việt Bắc của ta

Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.


Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954 ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, các cơ quan Trung ương Đảng và chính phủ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó.


Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt đầy xúc động, bâng khuâng. Tố Hữu đã vận dụng thành công thể thơ lục bát, sử dụng cặp đại từ nhân xưng là mình với ta, lối đối đáp quen thuộc trong ca dao, giọng thơ tâm tình ngọt ngào mở ra bao nỗi niềm nhớ thương, bác bỏ niệm thời kháng chiến oai hùng. Qua đó, nghĩa tình gắn bó thắm thiết thủy chung của những người kháng chiến với nhân dân, với Việt Bắc, với đất nước bộc lộ một cách thấm thía và cảm động.

Có thể nói, tinh hoa của tác phẩm lắng đọng trong mười hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh Việt Bắc hùng tráng trong kháng chiến. Và có lẽ, đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là ấn tượng không phải về những con đường kháng chiến.


“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung”


Với hình ảnh đầu tiên ra bắt gặp: “Những đường Việt Bắc của ta”. Tiếng gọi “của ta” rất dứt khoát của quân và dân ta với tinh thần làm chủ đất nước. Nối tiếp là hình ảnh “đêm đêm rầm rập như là đất rung”. Với từ láy “đêm đêm” và “rầm rập” kết hợp với nghệ thuật so sánh “như là đất rung”, vừa hiện thực, vừa cường điệu, đã cho ta thấy đất như rung chuyển dưới bàn chân của những người chiến sĩ. Đây là hình ảnh hào hùng là âm vang của cuộc kháng chiến của dân tộc mà không có thế lực nào ngăn cản được.


Tiếp mạch hào hùng là đoàn quân vô cùng hùng hậu:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”


Hình ảnh “quân đi” rất đẹp. Đẹp trong đội ngũ “điệp điệp trùng trùng” như một sức mạnh vô tận. Hai từ láy “trùng trùng điệp điệp” đã ghi lại ấn tượng về cuộc hành quân không ngừng nghỉ của một đoàn quân đông đào như trải dài khắp rừng Việt Bắc. Hình ảnh hoán dụ “ánh sao đầu súng” “mũ nạn” vừa tả thực vừa gợi ra một vẻ đẹp thơ mộng về đoàn quân kháng chiến. Hình ảnh “ánh sao đầu súng” ánh sao đến phản chiếu vào nòng súng thép, ánh sao của bầu trời Việt Bắc, ánh sao của lý tưởng cách mạng. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.


Tiếp đến hình ảnh những người dân công phục vụ kháng chiến cũng được Tố Hữu tô đậm:


“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Ước chân nát đá muôn tàn lửa bay”


Trong chiến tranh nhân dân ta lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày. Bởi thế giữa đêm Việt Bắc ra quân, cảnh những đoàn quân đi ta còn thấy hình ảnh “Dân công đỏ đuốc từng đoàn” họ cũng như những người lính hăng hái ra trận, hăng hái lên đường. giữa cảnh hào hùng ấy, hình ảnh “muôn tàn lửa bay” ra từ những bó đuốc đỏ làm cho con đường ra trận thêm lung linh và huyền ảo. Với cách nói cường điệu “bước chân nát đá” diễn tả sức mạnh và lòng quyết tâm từ hàng vạn con người, họ sẵn sàng đạp bằng mọi chông gai để đi tới chiến thắng. Đây là một sự sáng tạo của Tố Hữu khi ông đã lấy ý tưởng của câu ca dao “trông cho chân cứng đá mềm – Đời yên biển lặng mới yên tấm lòng”. Điều đó đã tạo nên một hình ảnh vừa quen thuộc, vừa mới lạ nhằm ca ngợi sức mạnh của con người Việt Nam. Ý thơ mang tầm vóc sử thi.


Hai câu tiếp là hình ảnh những đoàn xe cơ giới, xe tăng, xe tải chở lính chở vũ khí và lương thực góp phần làm cho không khí những con đường kháng chiến thêm phấn chấn


“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”


Đây là hình ảnh vừa thực nhưng cũng rất lãng mạn bỏ ra đằng sau cái nghĩa thực của cuộc hành quân xé rừng vượt núi, xuyên qua sương dày đêm thăm thẳm và hình ảnh của ngày mai lạc quan phơi phới “Đèn bật sáng như ngày mai lên”. Tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp so sánh, phóng đại “đèn pha” được ví như mặt trời mọc, như ngày mai đến từ trong đêm thăm thẳm nhờ có đèn bật sáng. Nhờ có sức mạnh của con người cộng với lý tưởng cao đẹp. Thể hiện khí thế sôi nổi, hào hùng bộc lộ trọn niềm vui sướng, tin tưởng tuyệt đối vào ngày mai chiến thắng


“Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”


Niềm tin tưởng đã được khẳng định, niềm vui của tác giả của nhân dân Việt Bắc trước tin thắng trận trên khắp mọi miền đất nước dồn dập bay về. Hay các địa danh được liệt kê: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên,… Mỗi địa danh đều ghi dấu những chiến công, niềm tự hào của dân tộc, cùng với những địa danh ấy là điệp từ “vui” kèm với các giới từ “tin vui chiến thắng” “vui về – vui từ – vui lên” gợi tả những chiến thắng giòn giã, dồn dập như tiếng reo mừng cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam.


Đoạn thơ 12 cây diễn tả khí thế hào dùng sục sôi của Việt Bắc. Qua đó, đoạn thơ bộc lộ niềm tự hào sâu sắc của dân tộc ta. Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ, sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại, là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.


Tóm lại, bức tranh Việt Bắc ra trận là một khúc ca hùng tráng, vang dội đến tận bây giờ. là một học sinh, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được sống trong thời bình, vô cùng biết ơn các chiến sĩ đã ngã xuống, giành lại độc lập cho quê hương, nước nhà.

Bài tham khảo số 5
Bài tham khảo số 5
Bài tham khảo số 5
Bài tham khảo số 5

Top 10 Bài văn phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9
  10. top 10 Bài tham khảo số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy