Bài tham khảo số 4

Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả Giang Nam. Với một đề tài, chủ đề không mới nhưng bằng cách diễn đạt rất mới, đặc biệt bằng tình cảm chân thành, mộc mạc, Quê hương vẫn đọng lại trong tâm hồn của độc giả những tình cảm thật đặc biệt. Hẳn mỗi người đọc, người nghe đều rất ấn tượng, xúc động với sự hoá thân vào quê hương, đất nước của những người anh hùng.


Quê hương được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Năm 1960, thời điểm giặc Mỹ bắn phá dữ dội miền Bắc và chiến trường cực kỳ ác liệt ở miền Nam, nhà thơ nhận được tin vợ và con bị giết hại trong nhà tù. Đau xót và căm uất vô cùng, những vần thơ trào ra giống như những hàng nước mắt ép chặt những đau khổ, tổn thương của nhà thơ. Song thật may mắn vì đây chỉ là một sự nhầm lẫn, năm 1962, vợ con ông đã được thả do địch không tìm được căn cứ để kết tội. Có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Giang Nam.


Viết về quê hương, một đề tài không mới mẻ, song Giang Nam đã có cách khai thác rất mới. Ông không miêu tả quê hương với cánh cò bay lả, với cây đa, giếng nước mà quê hương gắn với kỷ niệm tuổi thơ, những thuở chăn trâu cắt cỏ với đám bạn trong làng:


Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

"Ai bảo chăn trâu là khổ? "

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao


Tình yêu với quê hương bắt đầu tự nhiên và giản dị như thế, yêu qua từng trang sách, những con chữ đầu tiên, thế rồi tình yêu ấy cứ lớn dần, lớn dần theo năm tháng. Những kỷ niệm tuổi thơ ùa về với biết bao ký ức vui buồn: những ngày trốn học bị mẹ bắt đánh đòn, cô gái nhà bên khúc khích cười ôi thương thương quá đi thôi. Cô bé nhà bên ấy có lẽ là nhân vật trữ tình gắn bó thân thuộc với tác giả từ trong ký ức tuổi thơ đến khi trưởng thành.


Thời gian trôi thật nhanh, người đọc xúc động, hạnh phúc chung với tình yêu chớm nở của đôi bạn trẻ trong kháng chiến. Biết bao khó khăn, thử thách, song tình yêu vẫn đẹp, mạnh mẽ vượt qua tất cả:


Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)


Càng xúc động và đau xót hơn khi cô gái ấy đã ngã xuống, máu thịt hòa tan vào nắm đất của quê hương, tình yêu chỉ còn lại là những ký ức:


Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi!


Trước kia nhân vật trữ tình yêu quê hương vì những điều thân thuộc nay càng yêu quê hương hơn vì trong đó có một phần xương thịt của em tôi. Đó là tình yêu bao la trời bể, tình yêu ấy chất chứa kỷ niệm và hơn hết, quê hương ấy có “em” nằm đấy.


Góp phần truyền tải nội dung ý nghĩa ấy bài thơ sử dụng thể thơ tự do, phù hợp với mạch cảm xúc theo từng giai đoạn, thời điểm. Phương thức tự sự, miêu tả kết hợp hài hoà giúp bài thơ chất chứa tâm sự giống như một câu chuyện kể.


Quê hương khiến người đọc vô cùng xúc động, tự hào về sự hy sinh của người con gái vì độc lập dân tộc, càng tự hào về quê hương, đất nước và truyền thống đánh giặc ngoại xâm từ bao đời.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài văn phân tích bài thơ Quê hương của Giang Nam hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy