Top 5 Bài văn Phân tích thiên nhiên trong bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng (Ngữ văn 7) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Bài tham khảo số 4

Một trong những nhà thơ của Việt Nam, Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta, Người còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc của dân tộc, của nền văn học nước nhà. Cảnh khuya và rằm tháng giêng là hai bài thơ tứ tuyệt của Bác được sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.


Trong thời gian làm việc tại Pác Pó, Hồ Chí Minh đã sáng tác hai bài thơ về trăng rất tiêu biểu tại chiến khu Việt Bắc, cùng lấy cảm hứng về Trăng song mỗi bài lại có một nét riêng, sắc thái riêng tạo nên những nét độc đáo riêng của mỗi bài thơ. Bức tranh thiên nhiên Người tả theo hai cách riêng nhưng vẫn toát lên được nét đẹp của phong cảnh.


Bài thơ “cảnh khuya” Bác miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng những nét sinh động, làm cho người đọc cảm nhận được sự đa sắc màu và có sức hấp dẫn, trong đêm khuya qua cảm nhận mà Bác vẽ lên thiên nhiên thật sống động.


Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.


Đọc câu thơ lên người đọc cảm nhận được thiên nhiên thơ mộng, Người ví tiếng suối như tiếng hát, hòa lẫn với tiếng gió trong đêm khuya, giai điệu nhẹ nhàng, lẳng lặng, nhẹ nhàng trong đêm nếu không chú ý khó mà có thể cảm nhận được. Tiếng suối chảy trong đêm khuya mà Bác ví như tiếng hát nghe êm dịu, dễ đi vào lòng người. Khi Bác cảm nhận được đã khó lòng bỏ qua mà còn vương vấn, muốn nghe mãi thôi. Trong không gian như vậy đã làm cho tâm hồn người thi sĩ. Sử dụng nghệ thuật so sánh làm tăng thêm sự ấn tượng cho phong cảnh thiên nhiên, đêm khuya Người chưa ngủ, chắc do tiếng suối ngân lên khiến cho Bác phải gác tạm công việc sang bên để cảm nhận trọn vẹn cảnh sắc đó. Người dùng những từ ngữ mềm mại, uyển chuyển nói lên khung cảnh hữu tình:


Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa


Cảm nhận hình ảnh mặt trăng với cây cổ thụ với hoa. Cho thấy một cách nhìn độc đáo, ánh trăng soi xuống những cây cổ thụ tạo nên những chỗ bóng cây ” lồng” hoa, những bông hoa trôi trên mặt nước lấp lánh dưới ánh trăng, trông thật đẹp và mơ mộng, với điệp từ “lồng” như vậy Người muốn nhấn mạnh sự hòa quyện của ánh trăng với cảnh vật trong đêm khuya, sự hài hòa mà không nhàm chán. Tưởng chừng như không liên quan, thế vậy qua ngòi bút của Người những hình ảnh liên kết với nhau một cách hài hòa, trữ tình làm cho ta cảm thấy thật thơ mộng. Cùng miêu tả ánh trăng như vậy nhưng ánh trăng trong bài “rằm tháng giêng” lại cho ta thấy cái vẻ đẹp khác, vẻ đẹp của sắc xuân:


Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.


Ánh trăng trong bài nói đến tiết trời của mùa xuân rằm tháng giêng nên nó mang theo sự gợi cam, thanh xuân của trời mây. Qua câu thơ cũng biết rằng Bác đang đứng trên một dòng sông vào mùa xuân, với khí trời hơi se lạnh, Người cảm nhận “sông xuân nước” những dòng chảy của dòng sông nhẹ nhàng, không gian bầu trời rộng bao la hòa lẫn với nhau. Điệp từ “xuân” làm cho không khí bát ngát đã xuân rồi càng thêm xuân. Ánh trăng lấp lánh hòa quyện cùng ánh trăng tạo nên bức tranh phong tình hữu cảnh, không khí xuân tràn đầy khắp ý thơ, sự sáng tạo đó làm cho tết nguyên tiêu thêm rực rỡ, tươi sáng, cảnh vật và con người thêm sinh động tràn đầy sức sống.


Cả hai bài thơ khi đọc lên đều cho ta cảm nhận được phong cảnh thiên nhiên đẹp. Bài “Cảnh khuya” cho thấy sự kết hợp của trăng, cổ thụ, hoa, ánh trăng được nhân hóa thì “Rằm tháng giêng” lại là sự kết hợp của trăng, bầu trời với ánh trăng trải rộng bao la khắp trời còn “đầy thuyền”. Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tầm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. Dù trong thời kỳ nào, hoàn cảnh nào, trong đêm khuya hay những ngày rằm tác giả vẫn toát lên được thiên nhiên hữu tình, thiên nhiên rất nhiều cảnh đẹp chỉ cần qua cảm nhận của mỗi người là khác nhau cũng đã thấy được muôn màu muôn vẻ mà thiên nhiên đã ưu ái cho đất nước ta. Một bức tranh thiên sống động qua hai bài thơ làm cho người đọc càng muốn mơ mộng, vương vấn không dứt, muốn cảm nhận hết được những điều đó tâm hồn của nhà thơ rất nhạy bén và sâu sắc. Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất nhiều sử dụng hình ảnh ánh trắng để miêu tả, song mỗi vầng trăng, ánh trăng lại có một nét riêng không trùng lặp, cho ta cảm giác mỗi lần tả lại là một ánh trăng khác. Hai bài đều viết trong thời kỳ chiến tranh nhưng khi đọc lên vẫn cho ta cảm giác được sự yên bình, ung đung làm việc, sự chan hào của ánh trăng với núi rừng Tây Bắc.


Qua những hình ảnh đó, ta thấy Hồ Chí Minh có một tâm hồn của người thi sĩ, Người luôn giành ưu ái cho thiên nhiên, không hờ hững, từ chối càng thể hiện được tinh thần lạc quan yêu đời của Người, trong mỗi tác phẩm Bác lại đem cho người đọc cảm xúc riêng, mỗi cảm xúc làm cho ta khoan thai, một ấn tượng khác nhau về thiên nhiên của hai bài thơ.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 5 Bài văn Phân tích thiên nhiên trong bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng (Ngữ văn 7) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy