Bài tham khảo số 3

Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Cái từ kết, ngữ nghĩa đã mênh mông, ngữ âm lại dào dạt nhờ từ ấy điệp vần at mà gợi ra tiếng sóng.


Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thơ phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ. Cách tổ chức của nhà tiểu thuyết Nguyên Hồng giỏi bày binh bố trận. Nhân vật ông thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã khuất.


Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo thì cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ nay đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước trở thành cán mà bảng đã hoá thành cờ sao. Tình yêu dòng sông Mê Kong, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm.


Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Hình ảnh dòng sông Cửu Long qua văn bản “Cửu Long Giang tạ ơi” để lại trong em nhiều ấn tượng. Dòng sông xuất hiện với vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ với cây lao lá đổ, dứa mật… đầy trữ tình.


Hơn thế, tác giả đã nhân hóa dòng sông với tiếng hát, tựa như âm vang ca ngợi non sông. Dòng sông ấy mang trái tim của người mẹ, chảy nguồn tới chín nhánh sông vàng. Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước, nhà văn đem đến cho chúng ta hình ảnh dòng sông Cửu Long hiền hòa, êm dịu mà đầy ý nghĩa.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy