Top 5 Bài văn phân tích Yêu và đồng cảm (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Bài tham khảo số 3

Văn chương là nơi con người thể hiện cảm xúc của bản thân, cũng là nơi con người đi tìm những cảm xúc mới mẻ. Và, thứ làm nên giá trị cảm xúc cho người đọc lại chính là cảm xúc của tác giả. Vậy nên, để chứng minh được luận điểm này, Phong Tử Khải - một nhà văn lỗi lạc của Trung Quốc đã cho ra đời một tác phẩm, cũng là một nhận định ông đúc kết nên: Yêu và đồng cảm.


Yêu và Đồng cảm” được trích từ chương 5 của cuốn sách “Sống vốn đơn thuần”, có tiêu đề là “Sống mà học nghệ thuật.” Đây là những kinh nghiệm của Phong Tử Khải sau quá trình tìm hiểu cả về nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Nhờ sự trải nghiệm và bồi dưỡng từ nền văn hóa cởi mở, ông đã có ý kiến mới mẻ, nghệ thuật nhưng lại vô cùng thực tế. Sử dụng những góc nhìn linh hoạt biến đổi, Phong Tử Khải khiến cho tác phẩm như trở thành một bài luận chặt chẽ.


Đồng cảm là một cảm xúc của con người có trong cuộc sống bình thường. Nó được thể hiện qua những hành động trong cuộc sống, kể cả từ những hành động nhỏ nhất. Đúng như câu văn của Thanh Thảo nhận xét: ““Văn học kì lạ thế, nó mang những phận người rất xa lại gần nhau, nó kết nối những nỗi đau tưởng không thể chia sẻ”. Văn học là thứ tốt nhất để nói thay, để thể hiện được tâm hồn và phản ánh chính xác nhất về xã hội, văn hóa và con người của từng vùng miền. Đồng cảm khác với tình thương, nhưng chúng đều là hai phạm trù cần thiết trong đời sống của con người.


Đoạn mở đầu, tác giả dùng hình ảnh về một đứa trẻ để giải thích về lòng đồng cảm. Bởi, những đứa trẻ là độ tuổi trong sáng và dễ dàng tiếp thu nhất. Tác giả dùng hình ảnh đứa bé càng làm nổi bật lòng đồng cảm, như nói với những người độc giả rằng: “Đến một cậu bé còn hiểu, chẳng lẽ bạn lại không làm được?”

Bất cứ ai, dù bao nhiêu tuổi, làm công việc gì thì cũng đều cần có sự đồng cảm. Bởi trong cuộc sống của con người, nếu không học được lòng đồng cảm thì xã hội cũng trở nên thật vô nghĩa và lạnh lẽo. Phong Từ Khải cũng đề cao lòng đồng cảm trong cuộc sống của con người. Nhờ có tình yêu thương và sự đồng cảm, con người xích lại gần nhau hơn. Đó cũng là một ý nghĩa của văn chương. Hình ảnh người nghệ sĩ cũng được đưa vào để thể hiện được lòng đồng cảm có tầm quan trọng ra sao, bởi trẻ em và nghệ sĩ là những người có sự tinh tế, dễ dàng tìm tòi và dễ bị những cảm xúc trong cuộc sống ảnh hưởng.


Tác giả nói rằng bất cứ ai cũng cần phải có lòng đồng cảm và tình yêu. Ông có khát khao to lớn là quay trở lại về tuổi thơ, cái thời ngay thơ và trong sáng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Phong Tử Khải quan niệm rằng, chẳng ai sinh ra đã “trơ” với những cảm xúc. Tuy nhiên, người ta dần bị bào mòn đi trong quá trình tạo ra cơm, áo, gạo, tiền. Trong văn chương, Phong Tử Khải viết “Chỉ việc chúng ta đặt tình cảm của mình vào tác phẩm nghệ thuật của mình hoặc thiên nhiên đẹp đẽ, đồng cảm với chúng, bấy giờ sẽ thể nghiệm được tư vị của cái đẹp”. Tình cảm là thứ bắt buộc để làm giàu tác phẩm, làm cho tác phẩm có hồn. Thiếu đi tình cảm và sự đồng cảm, không chỉ văn chương mà cuộc sống của con người cũng trở nên xám xịt. Vậy nên, con người bắt buộc phải thấu hiểu và có tình yêu, sự đồng cảm.


Yêu và đồng cảm không đơn thuần là một tác phẩm, nó còn là một quyển "kinh nghiệm" được tích lũy sau quá trình trải nghiệm của một tác giả tài ba. Tác phẩm có giá trị và được sử dụng trong nền văn học, trở thành tài liệu tham khảo của nhiều người. Từ đây, người đọc cũng thấy được cái định nghĩa "nhà văn chân chính", cũng thấy được việc con người có lòng đồng cảm trong cuộc sống quan trọng như thế nào.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 5 Bài văn phân tích Yêu và đồng cảm (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy