Bài tham khảo số 2

Bầm ơi là một bài thơ được rút ra từ tập Việt Bắc (1954) của nhà thơ Tố Hữu. Vào những năm 1947, 1948 đoàn văn nghệ sĩ trong hành trình nhận đường dừng chân ở Gia Điền. Khi ấy những nhà văn như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Kim Lân và Nguyễn Huy Tưởng đã ở lại thôn Gốc Gạo xã Gia Điền.


Và ngôi nhà mà các nhà thơ, nhà văn chọn chính là nhà bà cụ Nguyễn Thị Gái. Khi đó bà đã dọn xuống bếp để nhường chỗ cho khách. Bài thơ chính là những tình cảm chân thành nhất của nhà thơ đối với người mẹ.


Bài thơ Bầm ơi được sáng tác kể về người mẹ Nguyễn Thị Gái. Đây là nơi một số nhà thơ trong đó có Tố Hữu đã dừng chân. Địa điểm nhắc tới trong bài chính là xã Gia Điền – một miền quê nghèo của vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ). Cảm nhận sâu sắc tình cảm bầm dành cho những thi sĩ, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Bầm ơi


Đây chính là câu chuyện về người mẹ hết lòng thương con. Khi các thi sĩ dừng chân ở nhà bầm, bầm đã dành giường cho họ và chuyển xuống bếp ngủ. Tối về cụ dùng lá chuối khô bện lại để nàm nệm nằm cho đỡ lạnh. Tuy nhiên khi ấy cứ đêm đêm mọi người lại nghe thấy tiếng khóc nỉ non của cụ. Hỏi ra mới vỡ lẽ rằng, cụ nhớ đứa con trai của mình.


Con trai của cụ tham gia vệ quốc quân nhưng lâu ngày không có tin tức. Chính vì vậy khi ấy các nhà thơ đã đề nghị Tố Hữu sáng tác một bài thơ như là một bức thư của người con trai để cụ an lòng. Đó cũng chính là hoàn cảnh ra đời của bài thơ.


Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm!

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!


Khi sáng tác xong nhà thơ dã đọc cho cụ nghe và bảo đó chính là bài thơ mà con trai cụ gửi về nhà. tin là như vậy cụ mừng lắm và cũng hết lo lắng và cũng không còn nghe tiếng khóc thầm mỗi đêm. Và cụ luôn miệng nói với nhà thơ Tố Hữu rằng con trai của cụ nó thương cụ thế đấy. Từ đó hôm nào cụ cũng nhờ nhà thơ Tố Hữu đọc lại bài thơ nghe ít nhất một lần.


Về sau bài thơ Bầm ơi được nhiều người biết tới hơn và các chiến sĩ đã chép bài thơ này vào lá thư để gửi cho mẹ của mình và báo rằng họ vẫn bình an. Sau này năm 1981 khi đang ở Hà Nội thì anh đại tá quân đội là con trai của cụ Gái đến thăm. Anh rất cảm kích bài thơ của nhà thơ đã làm vơi bớt sự nhớ nhung của mẹ. Và nhà thơ đã gửi 3m lụa làm quà để anh mang về làm quà cho mẹ của mình.


Bài thơ Bầm ơi không chỉ là tình cảm riêng tư của một chàng trai nào đối với mẹ của mình nữa. Mà nó có sức lan tỏa và cũng chính là tình cảm thủy chung sâu nặng của những người chiến sĩ xa quê. Đó cũng chính là một cách báo bình an cho những người thân ở nhà. Qua đó ta có thể cảm nhân được hình ảnh người mẹ trung du bình dị nhưng lại có tình cảm sâu nặng dành cho đứa con đang chiến đấu cho Tổ quốc hôm nay.


Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.


Hình ảnh người bầm hiện lên thật xúc động. Từng câu chữ như làm sống lại hình ảnh bà mẹ trung du nghèo khó nhọc. Nhất là trong một buổi sáng mưa phùn mẹ tay run cắm từng mảnh mạ xuống bùn mà làm con người ta thêm phần xót xa, quặn đau. Qua đó như muốn khuyên nhủ người mẹ hãy bớt những lo toan và bộn bề. Bởi rằng những khốc liệt nơi chiến trường cũng không thể nào đo được những nỗi vất vả của cuộc đời bầm. Và cũng không đổi lại được tình cảm mà bầm dành cho con.


Con đi mỗi bước gian lao

Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!

Bao bà cụ từ tâm như mẹ

Yêu quý con như đẻ con ra.


Tình cảm ấy đã nâng bước chân của những người con nơi chiến trường. Và cũng chính tình yêu đồng chí, yêu ước, hậu phương đã hòa thành một tình cảm lớn lao giúp người chiến sĩ vượt qua những thử thách và gian lao của cuộc chiến.


Đó chính là giá trị mà bài Bầm ơi muốn nhắn nhủ. Bởi nó cũng thể hiện được những quyết tâm của các chiến sĩ luôn sẵn sàng vượt lên phía trước để tiêu diệt kẻ thù. Bởi vì sau lưng họ có bầm luôn theo dõi và dành tình cảm sâu nặng.


Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

Nhớ thương con bầm yên tâm nhé

Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.

Con đi xa cũng như gần

Anh em đồng chí quây quần là con.


Bầm ơi là một trong những sáng tác hay và gần gũi của nhà thơ Tố Hữu. Với bài thơ này ta có thể cảm nhận được sự chân thực của câu chuyện. Đó là hình ảnh người mẹ già tóc bạc hoa râm và Chiều này chắc cũng nghe thầm tiếng con. Dù không phải mẹ con ruột thịt nhưng tình cảm thiêng liêng đáng quý của mẹ đối với những người lính cách mạng thật khiến cho mọi người xúc động.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài văn phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy