Bài tham khảo số 10

Là một tác gia lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi đã để lại cho thế hệ mai sau, cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ, ấn tượng. Văn chương của ông gắn liền với số phận con người. Nổi bật trong số đó chính là áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo”.


Là một áng văn lưu danh thiên cổ khi nó tổng kết lại quá trình kháng chiến chống quân Minh xâm lược trong mười năm của nghĩa quân lam Sơn. Đồng thời, bài cáo còn thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của quân và dân, truyền thống bảo vệ nền độc lập dân tộc bất khuất và tinh thần nhân nghĩa, vì nhân dân, vì con người xuyên suốt cả tác phẩm. Với bút pháp chính luận kết hợp với trữ tình qua giọng văn truyền cảm, mạnh mẽ, Bình Ngô đại cáo xứng đáng là áng “thiên cổ hùng văn”, được người đọc ca tụng muôn đời.


Bài cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu thông dụng, dùng để thông báo, tuyên bố về một sự kiện trọng đại của quốc gia, của dân tộc. Đồng thời, bài cáo giữ một vai trò quan trọng trong phương diện lịch sử trong thời hiện đại khi thể loại cáo gần như đã dần thất truyền sau chế độ phong kiến tan rã. Thừa lệnh lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo vào đầu năm 1428 nhằm tuyên cáo nhân dân về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định nền độc lập, hòa bình của dân tộc, buộc quân Minh ký kết hòa ước, rút quân về nước, kết thúc một thời kỳ đen tối của nước nhà và mở ra một thời đại thịnh vượng, phồn vinh cho đất nước ta.


Bài cáo có bố cục chặt chẽ, mạnh lạc thông qua việc chia tách thành bốn đoạn. Đoạn đầu phát xuất từ căn nguyên của cuộc khởi nghĩa, là tư tưởng nhân nghĩa trong việc thành lập căn cứ chính thống của nghĩa quân Lam Sơn. Đoạn hai là vạch trần tội ác, sự tàn bạo, điên cuồng trong việc coi rẻ mạng sống con người cùng âm mưu xâm lược trơ trẽn của quân Minh. Đoạn thứ ba là về quá trình kháng chiến gian khổ và chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn. Và đoạn cuối cùng là về việc tuyên cáo nền độc lập dân tộc, về việc khẳng định nền hòa bình dân tộc, mở ra một thời kỳ yên bình, không còn bóng dáng quân xâm lược trên đất nước ta.


Xuyên suốt trong cả bốn đoạn, bài cáo xoay quanh bốn cảm hứng nhân văn như trong bất kỳ cuộc kháng chiến, chống quân xâm lược nào. Chúng bao gồm tư tưởng nhân nghĩa, ý chí, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, giành lại nền độc lập, hòa bình của nghĩa quân và cảm hứng độc lập cùng niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của đất nước phía trước. Bài cáo kết lại trong viễn cảnh huy hoàng, trong sự tươi sáng của non sông gấm vóc.

Bài cáo không chỉ thành công về mặt thể loại mà còn thành công trong nội dung, trong nghệ thuật, trong giọng điệu linh hoạt cũng như ý chí sục sôi, căm thù giặc như bao tác phẩm lịch sử viết về chiến tranh khác. Thấu hiểu về lịch sử, thấu hiểu về nhân tâm, bằng tài trí của mình, Nguyễn Trãi đã thành công viết nên tác phẩm để đời, một tác phẩm làm thổn thức trái tim người đọc qua, một tác phẩm vượt thời đại. Ông cùng với tác phẩm Bình Ngô đại cáo xứng đáng là trụ cột của văn học trung đại Việt Nam, là niềm tự hào, kiêu hãnh của con dân đất Việt.

Hình minh họa
Hình minh họa

Top 10 Bài văn thuyết minh tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9
  10. top 10 Bài tham khảo số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy