Bài tham khảo số 1

Thu là một mùa đẹp và dịu dàng, là nàng thơ của biết bao hồn thơ Việt. Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư là một bài thơ vô cùng đặc sắc từ hình ảnh đến nghệ thuật được tác giả sử dụng. Những nét đẹp ấy được nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn phân tích rất kỹ càng qua bài Bản hòa âm ngôn từ. Đúng vậy, với Chu Văn Sơn, bài thơ không chỉ đơn thuần là một bức tranh nữa, nó chính là một bản hoà âm của thiên nhiên tuyệt diệu.

Chu Văn Sơn là một nhà nghiên cứu văn học hiện đại của Việt Nam, là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Các tác phẩm của ông đều có lời văn nhẹ nhàng, ý tứ, khai thác được những nghệ thuật và nội dung then chốt tác giả muốn thể hiện. Bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được in trong tập thơ Thơ – điệu hồn và cấu trúc. Bài văn là cảm nhận của Chu Văn Sơn về nét đẹp của mùa thu trong bài Tiếng Thu.

Ngay mở đầu, Chu Văn Sơn đã khẳng định rằng “Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Và cái hồn thư, hồn thơ ấy được Chu Văn An khẳng định đồng vọng thành bài Tiếng Thu. Tác giả cảm nhận rõ được vẻ đẹp mà thu mà Lưu Trọng Lư muốn thể hiện, cũng liên hệ cái đẹp ấy như một điều tất nhiên tại hiện thực.

Mùa thu ấy mang vẻ đẹp cổ điển, cái mà Chu Văn Sơn nhận định là cái “an tĩnh” của thi nhân xưa. Chu Văn Sơn trước tiên nêu về những đặc sắc của dòng thơ, sự sống tiềm tàng trong từng con chữ. Đó là huyền diệu, là những nội tâm cháy bỏng trong tâm hồn người nghệ sĩ.


Tiếng Thu theo cảm nhận của Chu Văn Sơn cũng là một âm thanh, nhưng lại không riêng rẽ và kết hợp giữa cái tiếng của thiên nhiên và hơi thở của con người. Ông vô cùng tán thưởng tiếng thu mà Lưu Trọng Lư thể hiện. Sự cộng hưởng từ những điều bình dị bỗng trở thành những âm điệu tuyệt vời.


Chu Văn Sơn phân tích rất kỹ từng chi tiết nhỏ, từng câu hỏi trong bài Tiếng Thu. Ông tập trung nói về âm điệu, thứ khiến người học tập trung, mà theo ông, đó chính là chân dung, là phần hồn của bài thơ.


Chu Văn Sơn đưa ra nhận định, ông không quan trọng cái vẻ bề ngoài của một bài thơ. Thứ khiến ông hay tất cả những người đọc khác cảm nhận và gây sự thương nhớ chính là cái hồn được thể hiện trong đó. Chu Văn Sơn cũng đề cao kết cấu và việc chia thành 3 phần nội dung nhỏ trong bài.


Ông thấy được sự quyến rũ của bài thơ thông qua cả việc gieo vần, có nhịp điệu chặt chẽ. Chúng giúp cho việc bài văn đẩy lên cao trào dễ dàng và nhanh hơn. Có thể đối vối những người cảm thơ, việc vần điệu tạo thành một “bản nhạc” như vậy là không dễ. Theo đánh giá của Chu Văn Sơn, Lưu Trọng Lư đã hoàn thành tốt công việc này.


Cái tình của nhân vật trong bài thơ cũng được Chu Văn Sơn đánh giá rất cao. Từ cảnh vật tới tâm trạng, Tiếng thu đã cho người đọc và cả người bình những cung bậc cảm xúc tốt đẹp. Chu Văn Sơn dường như đã hòa vào trong tiết thu ấy, trở thành một nét bút trong bức tranh thu. Bởi vậy, ông mới có thể phân tích và thấu hiểu được nhân vật rõ đến thế.


Chu Văn Sơn so sánh với tiếng thu khác của Nguyễn Đình Thi, cùng thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng lại chẳng hề giống nhau, chẳng thể thay thế được cho nhau. Những tiết tấu, vần trắc vần bằng cũng được Chu Văn Sơn đem ra để minh chứng cho việc Tiếng thu thực ra có nhạc điệu. Chúng cũng có những sự đặc biệt và hài hòa tạo thành một bản hòa âm tuyệt mỹ.


Với cách lập luận chặt chẽ, ngôn từ sâu sắc và cái nhìn nhận độc đáo, Chu Văn Sơn đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của Tiếng Thu sau lớp áo. Những âm sắc mà hầu như chẳng ai để ý cũng được nhà phê bình nghiêm túc đánh giá. Đó là một bản độc tấu của những con chữ mà như theo tên bài, đó chính là một bản hòa âm ngôn từ. Cũng theo Chu Văn Sơn, khách quan ông đánh giá Tiếng Thu là một bản hòa âm tuyệt đẹp.


Sự đẹp đẽ của một bài thơ không chỉ để người ta đọc, mà còn cần sự cảm nhận, sự tận hưởng. Những câu từ trong Bản hòa âm ngôn từ chẳng kém một bài luận đầy chặt chẽ, “mổ xẻ” hết những vẻ đẹp của mùa thu mà chúng ta chưa để ý hết. Chất nghệ sĩ trong người của Chu Văn Sơn cũng chẳng thể kém, bởi vậy mới có thể hòa trong những giai điệu mùa thu để tìm kiếm nét đẹp được ẩn giấu!

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 8 Bài văn phân tích bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 5
  5. top 5 Bài tham khảo số 6
  6. top 6 Bài tham khảo số 7
  7. top 7 Bài tham khảo số 8
  8. top 8 Bài tham khảo số 9

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy