Bài soạn "Tôi yêu em" của Pu-skin số 6

I. Đôi nét về tác giả (A.X.Pu-Skin)
- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) là Mặt trời của thi ca Nga
- Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc lâu đời ít nhiều đã sa sút ở Mát-xcơ-va
- Sớm có khát vọng tự do vì say mê cái đẹp. từ nhỏ đã làm thơ, năm 14,15 tuổi được đánh giá là thiên tài thi ca
- Là người căm ghét bạo lực, cường quyền, trung thành với lí tưởng tự do, bác ái
- Các tác phẩm chính:
+ tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin
+ trường ca: Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ
+ truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân, Con đầm pích
- Đặc điểm sáng tác:
+ thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu
+ là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực

II. Đôi nét về tác phẩm Tôi yêu em (A.X.Pu-Skin)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ sáng tác năm 1829, sau một lần nhà thơ tỏ tình và bị khước từ
2. Bố cục
- Phần 1 (4 dòng thơ đầu): những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn nhà thơ
- Phần 2 (2 dòng thơ tiếp): khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
- Phần 3 (còn lại): sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của thi sĩ
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha
4. Giá trị nghệ thuật
- Lời giãi bày thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế


III. Trả lời câu hỏi

Câu 1 (Trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Cụm từ "Tôi yêu em" được cất lên những 3 lần, như là một lời tấu cho toàn bộ bài thơ

- Nhà thơ giãi bày tình cảm của mình, cũng là lời giã biệt cho tình yêu

+ Puskin mở đầu bài thơ với một lời thú nhận thật chân tình, đáng yêu "tôi yêu em"

=> Cách diễn đạt trực tiếp, gần gũi và rất giản dị

+ Nguyên bản, tác giả đã sử dụng ngôi thứ hai số nhiều thay cho ngôi thứ hai số ít, mang lại cách nói trang trọng có phần xa cách

- Bốn câu thơ đầu là mạch cảm xúc tuôn trào sau khi bị kìm nén quá lâu, nhà thơ khẳng định tình yêu của mình bằng con tim đang khao khát tình yêu cháy bỏng.

- Lời từ giã của Puskin như có chút gì đó thấm đượm nỗi buồn, nhà thơ hiểu rằng đây là thứ tình cảm vô vọng nhưng vẫn khao khát, vẫn hết mình vì tình yêu ấy, bởi khi đã yêu rồi thì lí trí phải nghe theo lời của con tim

- Càng giã từ ta lại càng thấy được sự say đắm, thiết tha, mãnh liệt của nhân vật tôi

=> Tóm lại, nỗi buồn của tác giả là nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha. Sự đúng đắn của lí trí đã khiến cho lời giã từ này được cất lên đầy vị tha, cao thượng. Nhà thơ thể hiện một tinh thần cao thượng, tốt đẹp của con người.


Câu 2 (Trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Giọng điệu trữ tình có sự chuyển biến qua từng câu thơ:

Từ câu 1+2 sang hai câu 3+4 là những câu thơ thể hiện tình yêu của tác giả, đan xen với sự đấu tranh giữa lí trí và con tim

Câu 1+2: Là sự rụt rè cân nhắc nhưng vẫn khẳng định được tình cảm của nhà thơ.

Câu 3+4: Lí trí đã can thiệp vào tình yêu, là cái nhà thơ quyết định sẽ từ bỏ tình yêu để người con gái ấy được hạnh phúc

Từ câu 5+6 sang hai câu 7+8: ở 4 câu này mạch thơ tuôn trào, không bị dồn nén như 4 câu trước.

Câu thơ 5+6 thể hiện tình cảm đơn phương của nhà thơ, một tình cảm cô đơn, buồn tủi xen lẫn một chút ghen tuông

Câu 7+8 thể hiện ý định từ bỏ, ý định rất cao thượng, giàu lòng vị tha, muốn chúc phúc cho người mình yêu của nhân vật tôi.

- Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế qua giọng điệu trữ tình chuyển biến từ các câu 1-2 sang 3-4 và từ 5-6 sang 7-8.


Câu 3 (Trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Hai câu kết tạo bất ngờ khi nối kết giữa quá khứ với tương lai:

- Khi yêu nhau, trong tình yêu thì con người ta thường ích kỉ, ghen tuông, muốn chiếm hữu và sở hữu đối phương, không muốn họ thuộc về một người khác. Thế nhưng Puskin lại không như vậy, ông rất cao thượng, dù không tránh khỏi chút ghen tuông, ông vẫn chấp nhận từ bỏ và chúc phúc cho người mình yêu. Phải nói rằng đó là một tình yêu vô cùng cao thượng.

- Ông chấp nhận chọn đau khổ, dằn vặt thuộc về mình, để người yêu được hạnh phúc.

- Người con gái ấy xứng đáng có được một tình yêu chân thành.


Câu 4 (Trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tâm hồn Puskin là một tâm hồn phóng khoáng, ta thấy ở ông sự chân thành và nhân hậu, biết suy nghĩ cho người mình yêu thương

- Trong tình yêu, Puskin cho đi mà không cần nhận lại, điều đó chứng tỏ ông có một tấm lòng vô cùng cao thượng và nhân ái

- Puskin vốn cũng chỉ là một con người bình thường, đều phải trải qua những cung bậc hỉ, nộ, ái, ố trong tình yêu. Thế nhưng Puskin đã biết hạn chế và kiềm lại cái tôi ích kỉ, hẹp hòi để có tấm lòng bao dung, vị tha cao cả.

- Ngôn ngữ trong bài thơ rất giản dị, chân thành, thể hiện tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt của nhà thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy