Bài soạn tham khảo số 3

1. Chuẩn bị - Soạn bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (Cánh Diều)

(SGK trang 90 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều)

  • Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
  • Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả các em cần chú ý:
    • Văn bản được đăng hoặc in ở đâu, thời điểm nào? thời điểm đó có ý nghĩa gì?
    • Văn bản thuật lại sự kiện gì? Sự kiện ấy được nêu ở phần nào của văn bản?
    • Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện
    • Các yếu tố như nhan đề, Sapo, Đề mục, hình ảnh,.... trong văn bản có tác dụng gì?
    • Sự kiện được thuật lại có ý nghĩa gì với người đọc?
  • Đọc trước văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng, tìm hiểu về nhạc sĩ Phạm Tuyên, bài hat Như có Bác trong ngày đại thắng và Chiến thắng 30 - 4 - 1975

Gợi ý:

  • Thời điểm đăng tin vào 28/4/2013 trên báo điện tử của Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam (kienthuc.net.vn) có ý nghĩa để kỉ niệm, nhớ lại chiến thắng vang dội của quân ta tại chiến trường phía Nam, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4
  • Sự kiện thuật lại: thời gian sáng tác bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng
  • Sự kiện được nêu ở phần Sapo
  • Tác dụng: giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính, minh chứng cho nội dung đồng thời cũng là một cách để thu hút lôi cuốn người đọc
  • Sự kiện được thuật lại giúp người đọc hiểu được quá trình ra đời bài hát này đồng thời tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc vào ngày đặc biệt giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
  • Thông tin về tác giả Phạm Tuyên: Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương và là người con thứ chín của Phạm Quỳnh, một viên quan đại thần và nhà văn hóa thời Nguyễn. Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam. Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố. Bài Như có Bác trong ngày đại thắng được ông sáng tác đêm ngày 28 tháng 4 năm 1975, tập và thu âm ngay trong chiều ngày 30 tháng 4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17 giờ cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.


2. Đọc hiểu - Soạn bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (Cánh Diều)

*Câu hỏi giữa bài

Câu 1 trang 91 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Chú ý thời điểm đăng bài báo

Gợi ý: Thời điểm đăng bài báo là ngày 28/04/2013. Trước ngày kỉ niệm 38 năm 38 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước của dân tộc ta (30/04/1975) cũng là ngày kỉ niệm 38 năm sáng tác bài hát.


Câu 2 trang 91 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Nêu tác dụng của Sa pô bài báo

Gợi ý: Tác dụng: giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính, thu hút lôi cuốn người đọc


Câu 3 trang 91 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Câu dấu ngoặc kép trong phần (2) dùng để làm gì?

Gợi ý: Để đánh dấu, trích dẫn câu nói trực tiếp của tác giả


Câu 4 trang 91 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Chỉ ra câu văn nói về nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bài hát

Gợi ý: Câu văn nói về nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bài hát là: Bản tin chiều ngày 28-4-1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.


Câu 5 trang 92 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Chú ý những thông tin về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát

Gợi ý: Thông tin về quá trình sáng tác: Trong nguồn cảm hứng dào dạt, hai tiếng đồng hồ sau bài hát được hoàn thành, không cần chỉnh sửa một câu

Thông tin phổ biến bài hát:

  • Khi tác giả đưa hội đồng duyệt thì mọi người lùi và để dành đến 7/5 kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Không ngờ thắng lợi đến nhanh thế, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam yêu cầu tác giả ra một bài mới nhân dịp giải phóng miền Nam.
  • Tác giả lập tức đưa luôn bài hát mình vừa sáng tác và được đi thu thanh.
  • Suốt đêm hôm ấy, mỗi lần đọc xong tin chiến thắng đều phát thanh bài hát đó.


Câu 6 trang 93 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Ở phần (3), tác giả muốn khẳng định điều gì?

Gợi ý: Ở phần (3), tác giả muốn khẳng định số phận đặc biệt của bài hát - tồn tại mãi với thời gian, đến với mọi tầng lớp, chứa đựng cảm xúc vỡ òa cùng ngày chiến thắng.


*Câu hỏi cuối bài - Câu hỏi trang 93 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu 1. Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng thuật lại sự kiện gì?

Câu 2. Chỉ ra bố cục của văn bản và xác định nội dung chính của mỗi phần.

Câu 3. Tìm trong văn bản những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

Câu 4. Những biểu hiện nào cho thấy bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng "có số phận đặc biệt"?

Câu 5. Câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài nhằm khẳng định điều gì?

Câu 6. Hãy nghe hoặc hát bài Như có Bác trong ngày đại thắng và viết lại suy nghĩ, cảm xúc của em (trong khoảng 5 - 6 dòng) về bài hái.


Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài Soạn bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (Cánh Diều)

Câu 1.

Văn bản thuật lại sự kiện ra đời bài hát Như có bác Hồ và kể lại ngày lễ mừng chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước


Câu 2.

Bố cục văn bản và nội dung từng phần:

- Phần 1: giới thiệu về bài hát, tác giả và dẫn dắt tới nội dung của văn bản về quá trình ra đời bài hát

- Phần 2: Quá trình ra đời bài hát

- Phần 3: Ý nghĩa và giá trị của bài hát


Câu 3.

Trong văn bản những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng:

  • Hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời bài hát.
  • Tác giả thấy phải viết ngay một cái gì đó góp một tiếng reo vui cùng mọi người mừng chiến thắng.


Câu 4.

Những biểu hiện cho thấy bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng "có số phận đặc biệt":

  • Nó vượt qua thử thách của thời gian, đến mọi tầng lớp, giai cấp xã hội, không phân biệt biên giới quốc gia
  • Ở một số nơi, bài hát còn được dùng như bài ca " giã bạn" để kết thúc các cuộc gặp gỡ, mit-tinh, văn nghệ quần chúng


Câu 5.

Câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài nhằm khẳng định rằng để có độc lập ngày hôm nay, đất nước đã phải đổi bằng xương bằng máu. Qua đó, chúng ta thấy được tình yêu nước mãnh liệt, dạt dào của Phạm Tuyên khi truyền tải qua bài hát và cả cuộc đời ông.


Câu 6.

Bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng là khúc hát hân hoan, là niềm vui mừng với hòa bình của dân tộc sau gần 100 năm sống trong chiến tranh, áp bức bóc lột. Với giai điệu tươi vui, sôi nổi, em cảm nhận được phần nào không khí ăn mừng chiến thắng lúc đó. Bài hát luôn ca ngợi công lao vĩ đại của Bác và đường lối của Đảng đã giúp người dân Việt Nam tự do, thống nhất 3 miền đất nước

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài soạn "Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng" trong SGK Cánh diều - Ngữ văn 6 hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài soạn tham khảo số 5
  6. top 6 Bài soạn tham khảo số 6
  7. top 7 Bài soạn tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy