Top 5 Bài soạn "Mùa xuân chín" Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức hay nhất

  1. top 1 Bài soạn số 1
  2. top 2 Bài soạn số 2
  3. top 3 Bài soạn số 3
  4. top 4 Bài soạn số 4
  5. top 5 Bài soạn số 5

Bài soạn số 2

I. Tác giả văn bản Mùa xuân chín

1. Tiểu sử

  • Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Đồng Hới, Quảng Bình.
  • Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn.
  • Năm 21 tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.
  • Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.


2. Sự nghiệp văn học

Tác phẩm chính

Các sáng tác của Hàn Mặc Tử, gồm có:

  • Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)
  • Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)
  • Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên - 1938)
  • Xuân như ý
  • Thượng Thanh Khí (thơ)
  • Cẩm Châu Duyên
  • Duyên kỳ ngộ
  • Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang-1940)
  • Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi)

II. Tìm hiểu tác phẩm Mùa xuân chín

Thể thơ: thất ngôn (7 chữ)

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:


  • Chưa rõ thời điểm sáng tác Mùa xuân chín, nhưng theo Trần Thanh Mại thì: "Qua cái năm bệnh hoạn đầu, nghĩa là vào cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp xong tập thơ làm trên giường bệnh, theo một thể tài mới mà chàng gọi Thơ Điên", nghĩa là thi phẩm đã được sáng tác trước thời điểm đó.


3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm


4. Nội dung chính:

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.


5. Bố cục:

- Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân

- Khổ 2+3: Tình xuân

- Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách


6. Tóm tắt

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.


7. Giá trị nội dung:

  • Thể hiện vẻ đẹp mùa xuân đẹp đẽ, tươi mới.
  • Niềm vui của con người khi xuân đến, tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết.


8. Giá trị nghệ thuật:

  • Tác giả sử dụng thành công các phép tu từ.
  • Ngôn ngữ thơ da diết, giàu sức sống, rộn ràng.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mùa xuân chín

Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình

  • Mạch cảm xúc bài thơ đi từ bức tranh ngoại cảnh đến bức tranh tâm cảnh, từ cảnh xuân đến tình xuân.
  • Nhan đề “mùa xuân chín”


Cảnh xuân

  • Nhà thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ, tươi đẹp, tràn đầy sức sống
    • Dấu hiệu báo xuân sang: nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh, tà áo biếc, giàn thiên lý
    • Những kết hợp từ độc đáo: nắng ửng, khói mơ tan, sóng cỏ, đám xuân xanh
    • Nghệ thuật đảo ngữ “sột soạt gió trêu tà áo biếc”
    • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “bóng xuân sang”, “tiếng ca vắt vẻo”

=> Khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả mà đằm thắm yêu thương.


Tình xuân

  • Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ quê, niềm khát khao giao cảm với cuộc đời
    • Niềm vui của con người khi xuân đến: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy / Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”
    • Tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hổn hển như lời của nước mây”
    • Nỗi nhớ làng quê da diết: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sự nhớ làng”.


Trước khi đọc

Câu 1. Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?

  • Một số bài thơ như: “Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Xuân (Chế Lan Viên), Vội vàng (Xuân Diệu), Chiều xuân (Anh Thơ)...
  • Một số câu thơ:

Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

(Xuân Diệu)


Câu 2. Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

Những bài thơ, câu thơ gợi tả vẻ đẹp của mùa xuân một cách độc đáo, thú vị.

Trong khi đọc

Chú ý:

  • Các vần được gieo trong bài thơ.
  • Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;
  • Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.


Gợi ý:

  • Các vần được gieo trong bài thơ: Vần ang (vàng, sang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây); ang (làng, chang).
  • Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh: nắng ửng, khói mơ tan, sột soạt gió trêu tà áo biếc, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, tiếng ca vắt vẻo, nắng chang chang.
  • Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường: gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, mùa xuân chính, bờ sông trắng.


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?


Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi danh từ: mùa xuân và tính từ: chín.

Nhan đề gợi ra cảm giác mùa xuân đang đạt đến độ căng mọng, đẹp đẽ nhất.


Câu 2. Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?

Gợi ý:

Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.


Câu 3. Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

  • Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn từ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.
  • Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

Gợi ý:

  • Bài thơ đã lựa chọn và kết hợp từ láy với danh từ, tính từ: Lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang.
    • Từ láy “lấm tấm” gợi sự rơi rớt của ánh nắng, tạo nên sắc thái động cho cảnh vật.
    • Từ láy “sột soạt” giúp cụ thể hóa âm thanh của tiếng gió.
    • Từ láy “nắng chang chang” gợi tả mức độ của nắng rất gay gắt.
  • Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân đang vào đúng độ “chín”: mọi thứ đều hoàn hảo, sắc xuân lan tỏa khắp mọi nơi, sức sống mãnh liệt.


Câu 4. Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

  • Cách ngắt nhịp: Khổ 1: 4/3; Khổ 2: 2/2/3; Khổ: 3: 4/3; Khổ 4: 2/2/3
  • Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân: vàng, sang (khổ 1); trời, chơi (khổ 2); mây, ngây (khổ 3); làng, chang (khổ 4).
  • So sánh với bài thơ Sông núi nước Nam cần phải tuân theo quy định của thể loại thơ Đường luật:
    • Cách ngắt nhịp: 4/3
    • Cách gieo vần đúng theo luật: vần chân (cư - hư - thư).

=> Mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chính: Không quá chặt chẽ, vận dụng một cách linh hoạt để góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm được gửi gắm trong bài thơ.


Câu 5. Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

  • Con người được thể hiện qua hình ảnh:

Bao cô thôn nữ hát trên đồi/Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.

Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín

Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.


  • Hình ảnh là đối tượng quan sát: những cô thôn nữ hát trên đồi, có người đã lấy chồng bỏ cuộc chơi; Hình ảnh nằm trong tâm tưởng: chị ấy năm nay còn gánh thóc.


Câu 6. Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ là phương tiện giúp bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình.


Câu 7. Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ có cảm nhận tinh tế, tâm hồn sâu sắc khi cảm nhận được “độ chín” của mùa xuân.


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.

Bài soạn số 2
Bài soạn số 2

Top 5 Bài soạn "Mùa xuân chín" Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức hay nhất

  1. top 1 Bài soạn số 1
  2. top 2 Bài soạn số 2
  3. top 3 Bài soạn số 3
  4. top 4 Bài soạn số 4
  5. top 5 Bài soạn số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy