Bài soạn "Lòng yêu nước" số 4

I. Tìm hiểu chung về bài Lòng yêu nước

1. Tác giả

I-ri-a Ê-ren-bua (1891- 1967) là một nhà văn ưu tú, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Liên Xô cũ. Cuộc đời ông gắn với thời kỳ cách mạng từ năm 1905 – 1907.
Những tác phẩm của ông mang âm hưởng phê phán xã hội châu Âu cũ, phê phán chiến tranh đế quốc.


2. Tác phẩm

Đoạn trích Lòng yêu nước được trích từ bài báo Thử lửa của I-ri-a Ê-ren-bua. Tác phẩm ra đời vào năm 1942, đó là những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phát xít Đức xâm lược (1941 -1945)
Tóm tắt đoạn trích

Yêu quê hương, đất nước, mỗi người dân Xô Viết đều yêu nơi mình sinh ra từ những điều nhỏ nhoi, bình dị nhất. Người vùng bắc, người U –Crai – na , người xứ Glu – di – a, người ở thành Le – nin – grat, mỗi người dân mỗi vùng miền đều có cách yêu đối với quê hương mình không giống nhau. Nhưng từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu vùng quê đều bắt nguồn trở thành lòng yêu tổ quốc. Khi kẻ thù tới xâm lược quê hương mình, tình yêu đó phát huy hết những sức mạng tiềm ẩn mà nó vốn có, trở thành một cơn lũ cuốn mọi thế lực xâm lặng


II. Hướng soạn bài Lòng yêu nước

1. Câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Đại ý của đoạn trích Lòng yêu nước

Đoạn trích nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa tình yêu quê hương và tình yêu đất nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những gì thân thương, gần gũi nhất. Nó được thể hiện một cách sâu sắc và mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống quân xâm lược


2. Câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2

a) Đọc đoạn văn từ đầu … “lòng yêu tổ quốc”.

Câu mở đầu trong đoạn trích là: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất …. Hơi rượu mạnh”
Câu kết đoạn trong đoạn trích là: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”
b) Trình tự lập luận trong đoạn văn rất sáng tạo, linh hoạt, diễn đạt được hết ý nghĩa và nội dung mà tác giả cần truyền đạt, đó là sự hòa hợp giữa diễn dịch và tổng phân hợp.


3. Câu 3 trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Nhớ đến quê hương, người dân Xô Viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp được tác giả nhắc đến như sau:

Người vùng Bắc: Nghĩ về cánh rừng bên dòng song Vi-na, những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu,…
Người U-crai-na: Nỗi nhớ của họ là bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng,…
Người xứ Gru-di-a: Đó là khí trời của núi cao, rượu vang cay, vị mát của nước, nỗi vui bất chợt,…
Người Le-nin-grat: Nỗi nhớ của họ hướng về sương mù quê hương, dòng sông Neeva, những tượng đồng tạc những con chiến mã,…
Người Mát-xco-va: Điện Krem-li, là phố cũ, phố mới, những tháp cổ xưa
Qua những cách chọn lọc, miêu tả về những vẻ đẹp của từng vùng quê, đó là những vẻ đẹp thân quen, gần gũi với đặc điểm của từng vùng miền. Qua đó, ta có thể nhận thấy sự gắn bó, yêu thương của mỗi người dân dành cho quê hương mình, đồng thời thể hiện được nỗi nhớ của mỗi người dân xa quê dành cho nơi mình sinh ra


4. Câu 4 trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Câu văn trong đoạn trích đã thâu tóm chân lý phổ biến và sâu sắc về tình yêu nước là:

Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.


III. Luyện tập bài Lòng yêu nước.

1. Câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Nếu để nói vể những vẻ đẹp của quê hương mình, em sẽ nói:

Đó là cây đa, giếng nước, mái đình
Là dòng sông Hồng chảy qua làng
Những con đường quanh co, rợp bóng cây
Cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy