Bài soạn "Hoán dụ" số 1

I. Hoán dụ là gì?

Câu 1 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Áo nâu: chỉ người nông dân

- Áo xanh: chỉ người công nhân

- Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn

- Thị thành: chỉ những người sống ở thị thành


Câu 2 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Các từ này có mối quan hệ gần gũi với nhau:

- Áo nâu gợi liên tưởng tới những người nông dân sống ở nông thôn

- Áo xanh là nét đặc trưng gợi liên tưởng tới những người công nhân sống ở thị thành ( trong thời kì Đổi mới của nước ta)


Câu 3 (trang 82 sgk ngữ văn tập 6 tập 2):

Cách diễn đạt trên ngắn gọn, gợi được sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


II. Các kiểu hoán dụ

Câu 1 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính

- Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung

- Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.


Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu a biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể

- Câu b biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng

- Câu c biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật


Câu 3 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

- Lấy bộ phận để chỉ toàn thể


LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 84 skg ngữ văn 6 tập 2):

a, Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:

- Làng xóm ta: tên của vật chứa đựng

- Những người sống trong xóm làng đó: vật bị chứa đựng

b, Phép hoán dụ dùng mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng

- Cái cụ thể: mười năm, trăm năm

- Cái trừu tượng: con số không xác định rõ

c, Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể

- Áo chàm: dấu hiệu của sự vật

- Thay cho sự vật: người Việt Bắc

d, Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

- Trái đất: Vật chứa đựng

- Nhân loại: Vật bị chứa đựng


Bài 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng

- Khác:

+ Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau (so sánh ngầm)

+ Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ tượng cận, gần gũi với nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy