Bài soạn "Ếch ngồi đáy giếng" số 5

I Tìm hiểu chung bài Ếch ngồi đáy giếng:

1. Thể loại:

Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện truyền miệng trong dân gian nhưng mang tính chất thế sự. Dựa vào đặc điểm của các loài vật mà đưa vào trong những mẩu chuyện nhằm lên án phê phán , đả kích giai cấp ( đặc biệt là giai cấp thống trị) tạo nên tiếng cười, xong nó cũng để lại một kinh nghiệm, một triết lí sâu sa.

2. Tóm tắt:

Truyện kể rằng xưa có một con ếch sống trong một cái giếng nhiều năm rồi. con ếch hàng ngày nhìn lên miệng giếng thấy bầu trời kia luôn tưởng rằng thế giới chỉ bé bằng cái vung. Mỗi đêm, khi nó phát ra tiếng kêu đều làm những con vật xung quanh giếng sợ hãi. Và cứ thế nó cho rằng nó là chúa tể. Ngày nọ, trời mưa lớn, làm giếng nước tràn ra ngoài, vẫn với thói quen cao ngạo ấy, nó nghênh ngang giữa đường và bị con trâu dẫm bẹp.


II. Soạn bài

Câu 1 trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1

Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như là một vị chúa tể vì:
Nó sống lâu năm dưới đáy giếng một mình , nên nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung (bằng kích cỡ của miệng giếng)
Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó như nhãi, bén giun, dế,...
Mỗi khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến những con vật trong giếng phải sợ hãi tiếng kêu ồm ộp của nó.
⇒ Môi trường sống nhỏ bé, hoàn cảnh tối tăm và hạn hẹp, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, kiêu căng và cho rằng mình luôn là nhất nên vạn vật xung quanh phải nể phục nó.


Câu 2 Trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1

Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể như lúc nó ở dưới giếng và bầu trời chỉ mãi bé bằng vung, con trâu phải nhường nhịn nó
Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn, mãi mãi nghĩ mọi vật như trong cái giếng sâu
Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan
=> Cái chết của con ếch suy cho cùng là vì sự thiếu quan sát, thiếu hiểu biết, quá kiêu căng ngạo mạnCâu 3 trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1Bài học từ câu truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng là:

Môi trường sống quá nhỏ hẹp, tù túng, không có sự học hỏi giao lưu với thế giới xung quanh làm hạn chế sự hiểu biết của mình.
Môi trường sống bó hẹp suy nghĩ khiến người ta dần trở nên nông cạn kém cỏi nhưng lại sinh ra tính kiêu căng, ngạo nghễ cho mình là nhất.
=> Mỗi người chúng ta phải luôn nhớ rằng hiểu biết là vô vàn, sự nông cạn và kiêu ngạo tự cho mình là nhất sẽ khiến bản thân trả một cái giá thật đắt thậm chí là cả sinh mạng


III. Luyện tập

Bài 1 Trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1 Truyện ngụ ngôn Ếch Ngồi Đáy Giếng gồm hai phần chính:

Hoàn cảnh sống hạn hẹp là cho ếch chủ quan, kiêu ngạo: " Ếch cứ tưởng"
Sự trả giá cho lối sống kiêu căng nông cạn


Bài 2 trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1:

Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng"

Một số người chỉ có một chút hiểu biết nhất định về một lĩnh vực nhưng luôn thể hiện rằng mình am tường nhiều lĩnh vực khác nhau, đến khi những hiểu biết ấy được bộc lộ một cách thái quá thì cũng là lúc bản thân trở thành một kẻ " thùng rỗng kêu to"
Một số người thường khiêm tốn và thành thật nhận ra các mặt hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ "ếch ngồi đáy giếng"

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy