Bài soạn "Đặc điểm của văn bản biểu cảm" số 3

I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm

1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi

a. Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm: Ca ngợi sự trung thực, thẳng thắn; đồng thời phê phán thói gian dối, nịnh bợ.

b. Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã: sử dụng hình ảnh ẩn dụ tấm gương để nói về phẩm chất, tính cách của con người.

c.

- Bố cục của bài văn gồm ba phần:

Mở bài: Từ đầu đến “mẹ cha sinh ra nói”. Giới thiệu phẩm chất của tấm gương.
Thân bài: Tiếp theo đến “không hổ thẹn”. Những đức tính tốt đẹp của tấm gương.
Kết bài: Còn lại. Khẳng định lại đức tính của tấm gương.
- Phần mở bài khái quát chung về vấn đề, phần kết bài khẳng định lại vấn đề.

- Thân bài gồm các ý:

Tấm gương không biết nói dối.
Không có ai trên đời mà không phải soi gương.
Con người hạnh phúc nhất là khi soi gương mà có một tâm hồn đẹp để không cảm thấy hổ thẹn.
=> Các ý trên đều nhằm chứng minh cho chủ đề của bài văn.

d. Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực. Điều đó giúp cho bài văn có giá trị và ý nghĩa hơn.


2. Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi

- Đoạn văn thể hiện tình cảm đau đớn, xót xa của đứa con khi phải rời xa mẹ.

- Tình cảm được bộc lộ một cách trực tiếp.

- Dấu hiệu: Những câu văn bộc lộ trực tiếp tình cảm: “Con khổ quá mẹ ơi…”


=> Tổng kết:

- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.

- Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác: mở bài, thân bài và kết bài.

- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.


II. Luyện tập

Đọc bài văn trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn thể hiện nỗi buồn khi phải chia tay mái trường, thầy cô và bạn bè khi mùa hè về.

- Hình ảnh hoa phượng tượng trưng cho mùa hè, cho tuổi học trò khi mùa chia tay đến.

- Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì: Cây hoa phượng thường được trồng ở trong trường học, gắn bó và chứng kiến những kỉ niệm của học sinh.

b. Mạch ý của bài văn:

- Hoa phượng khơi gợi những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.

- Phượng chỉ còn một mình buồn bã khi học sinh đã nghỉ hè.

- Ba thắng trời đằng đẵng khiến phượng khóc.

c. Bài văn này sử dụng cả hai hình thức biểu cảm

- Trực tiếp: Bộc lộ trực tiếp tình cảm qua các từ: “buồn xiết bao”, “nhớ…”, “mọi nơi đều buồn bã”, “phượng khóc”.

- Gián tiếp: Mượn hình ảnh hoa phượng để nói về tình cảm của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy