Bài phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn "Chí Phèo" số 6

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về hai mảng đề tài chính: Người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo, sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội xưa cũ. Truyện ngắn "Chí Phèo" ban đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”. Nhưng khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản đã tự đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi” (1941). Cho đến khi in lại trong tập Luống cày (1946), Nam Cao mới đổi lại tên là “Chí Phèo”.


Tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Với nhan đề này, Nam Cao đã cho người đọc thấy được hình tượng trung tâm của tác phẩm chính là Chí Phèo. Nhân vật này đã trở thành biểu tượng cho một bộ phận người nông dân lao động lương thiện bị xã hội đương thời đẩy vào con đường lưu manh hóa. Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt, mà có tính chất đại diện. Đồng thời nhà văn cũng muốn khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

Bài phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn
Bài phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn "Chí Phèo" số 6
Bài phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn
Bài phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn "Chí Phèo" số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy