Top 10 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) hay nhất

  1. top 1 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 1
  2. top 2 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 2
  3. top 3 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 3
  4. top 4 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 4
  5. top 5 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 5
  6. top 6 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 6
  7. top 7 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 7
  8. top 8 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 8
  9. top 9 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 9
  10. top 10 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 10

Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 2

Ai trong mỗi chúng ta đều biết đọc sách để mở mang kiến thức, vai trò và vị trí của nó trong con đường học vấn là vô cùng quan trọng. Chu Quang Tiềm đã khuyên dạy chúng ta rằng: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách, tuy nhiên hiện nay, hiện tượng viết vẽ vào sách ngày càng nhiều, một số bạn có tư tưởng: “Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.” Em nghĩ quan điểm này có ý đúng nhưng cũng có nhiều điểm không phù hợp.


Sách là nơi con người lưu trữ lại toàn bộ những tri thức, những tinh hoa trí tuệ của con người về tất cả các mặt của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nó như một người bạn, một vật phẩm vô giá của nhân loại. Ngày nay, số lượng sách ngày càng nhiều với đủ các thể loại khác nhau giúp ích cho con người nhiều mặt trong cuộc sống. Và việc đọc sách dần trở thành một nét đẹp văn hóa vô cùng nhân văn.


Ở cấp phổ thông, sách giáo khoa là sự thể hiện những nội dung cụ thể của chương trình phổ thông. Trên thế giới, có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau được biên soạn cho cùng một môn học. Tại Việt Nam, hiện tại chỉ tồn tại một bộ sách giáo khoa duy nhất cho một môn học. Kiến thức trong sách giáo khoa là một hệ thống kiến thức khoa học, chính xác, theo các cấp độ logic chặt chẽ khác nhau. Ngoài phần kiến thức, sách giáo khoa còn có phần nội dung về rèn luyện các kỹ năng. Nội dung kiến thức cũng như nội dung về rèn luyện các kỹ năng được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với trình độ học sinh và thời gian học tập. Logic của nội dung kiến thức và phần nội dung về rèn luyện các kỹ năng là những yếu tố chủ yếu trong việc định hướng lựa chọn phương pháp giảng dạy môn học.


Đọc sách đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích mà ta không thể kể hết. Đầu tiên, thay vì chúng ta phải mất thêm mấy trăm năm cho công cuộc tìm kiếm, ghi chép những thông tin cần tìm, thì ta chỉ mất vài giờ thông qua việc đọc sách. Qua đó, đọc sách là con đường ngắn nhất nhưng không kém phần quan trọng để tích lũy, lĩnh hội, nâng cao kinh nghiệm, vốn tri thức mà người xưa đã lưu truyền lại. Sách chính là bậc thang đưa chúng ta đến với thành công trong cuộc sống. Sách giúp ta hoàn thiện kiến thức phổ thông đã học. Sách là người bạn thân thiết, gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời, luôn cần thiết cho nhân loại cho dù khoa học kỹ thuật, công nghệ có phát triển và ngày càng hiện đại đến đâu. Không những thế, sách còn là hành trang kiến thức để con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”. Ta không thể thu được những thành tựu mới nếu không biết kế thừa những thành tựu của các thời kỳ đã qua.


Những học sinh, sinh viên đang học phổ thông, đại học là lứa tuổi góp phần phát triển đất nước nên rất cần phải đọc sách. Trong quá trình đọc nên chia sách ra làm hai loại chính: sách phổ thông và sách chuyên sâu. Đối với sách phổ thông, ta nên xem một cách tóm lược tất cả các kiến thức trong quá trình học tập, để rồi nâng cao chúng qua việc xem sách chuyên sâu. Đó là cách đọc sách có hệ thống giúp học sinh, sinh viên suy nghĩ tư duy và nắm rõ vấn đề.


Trong quá trình đọc sách, việc viết, đánh dấu, ghi chú vào sách là thói quen khó tránh khỏi của nhiều người, tuy nhiên viết, vẽ vào sách vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong thời gian qua. Việc viết vẽ vào sách sẽ khiến việc sử dụng lại sách cũ, tái sử dụng sách cho mục đích khác trở nên bất tiện, bởi 35% học sinh tại Việt Nam có kết quả khảo sát là sử dụng lại sách cũ từ anh chị, sách vở được cho tặng, quyên góp,… Tuy nhiên, trong đổi mới giáo dục, việc viết, ghi chú hoặc đánh dấu nhanh vào sách vở cũng được coi là một trong những phương pháp học tập khoa học và hiệu quả. Hơn nữa, nhiều học sinh cho rằng mình chỉ sử dụng sách một lần nên việc viết, vẽ hay không nằm ở quyền của người sử dụng sách. Chính vì vậy, ý kiến này vẫn tạo nên những cuộc tranh luận trái chiều, không đồng nhất quan điểm. Theo em, nếu viết, vẽ nhằm mục đích học tập, ghi chú nhanh vào sách vở thì đây là một hành động phù hợp để hỗ trợ việc học. Ngược lại, nếu học sinh viết, vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học, không đúng với thuần phong mĩ tục, những câu chữ nhằm xuyên tạc nội dung sách thì đây là việc làm không nên, không được khuyến khích.


Như vậy, sách là tài sản quý giá của mỗi người, ai cũng có cách sử dụng, bảo quản riêng. Tuy sách là tài sản cá nhân, nhưng việc giữ sách sạch đẹp, phù hợp với mục đích học tập là một cách tôn trọng kiến thức, tôn trọng những nội dung được in ấn trên sách.

Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 2
Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 2

Top 10 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) hay nhất

  1. top 1 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 1
  2. top 2 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 2
  3. top 3 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 3
  4. top 4 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 4
  5. top 5 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 5
  6. top 6 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 6
  7. top 7 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 7
  8. top 8 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 8
  9. top 9 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 9
  10. top 10 Bài nghị luận sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình (Ngữ văn 7 – SGK Kết nối tri thức) số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy