Top 15 Lưu ý khi cho bé ăn dặm để con khỏe mạnh mà mẹ nên biết

Ăn dặm là từ khóa được rất nhiều mẹ có con nhỏ quan tâm tìm kiếm, đặc biệt là với các ba mẹ mong muốn tập cho con mình biết ăn dặm sớm. Ngay từ khi bắt đầu ăn ... xem thêm...

  1. Ba mẹ có con nhỏ nên tìm hiểu và lựa chọn thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm sao cho phù hợp với thể trạng của con mình. Thông thường sẽ có 2 sự lựa chọn về thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm, đó là từ 4 - 6 tháng tuổi, hoặc từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, ở thời điểm 4 - 6 tháng đầu đời, trẻ em cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để được tăng trưởng và phát triển toàn diện. Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn dặm từ khi 3 tháng tuổi hay 4, 5 tháng tuổi điều này sẽ khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa hay bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Khi bé từ 6 tháng tuổi, ba mẹ cần theo dõi các dấu hiệu của bé để biết bé đã thích hợp ăn dặm hay chưa. Bé có thể bắt đầu ăn dặm khi thấy bé đủ cân nặng, gấp đôi cân nặng khi sinh từ 6 kg hoặc khi bé đã giữ được cổ và có thể ngồi thẳng để ăn với sự hỗ trợ của ghế ăn dặm.

    Ngoài ra, khi đưa thức ăn về miệng bé, bé có phản xạ mở miệng, thè lưỡi, dùng lưỡi đón lấy thức ăn từ miệng vào họng và nuốt. Thậm chí trẻ có thể tỏ ra tò mò và thích thú với thức ăn khi ba mẹ đang ăn, bằng cách đưa tay ra đòi, với lấy thức ăn.

    Lựa chọn thời điểm thích hợp
    Lựa chọn thời điểm thích hợp
    Lựa chọn thời điểm thích hợp
    Lựa chọn thời điểm thích hợp

  2. Điều mà ba mẹ cần nhớ khi tập ăn dặm cho trẻ là cần tập cho bé làm quen với những đồ vật sẽ đồng hành và gắn bó với bé trong suốt quá trình ăn dặm từ 6 tháng cho đến khi lớn. Một trong những đồ dùng thiết yếu chính là thìa nhựa. Đây là dụng cụ để mẹ đút cho bé ăn và bé có thể tự xúc ăn khi đã lớn hơn.

    Vì thế, trước khi bắt đầu bữa ăn thì mẹ nên giới thiệu cho bé hiểu đây là cái thìa, dùng để xúc đồ ăn cho vào miệng sau đó quan sát phản ứng của bé. Trước hết, mẹ cho bé cầm thìa chơi, xem bé có thể tự đưa thìa vào miệng hay không. Nếu bé có hành động này thì chứng tỏ bé đã muốn ăn và có đủ điều kiện để sẵn sàng làm quen với thực phẩm ngoài sữa trong quá trình ăn dặm sắp tới. Ngoài ra, mẹ cũng nên giới thiệu cho bé về yếm ăn dặm, bàn ăn dặm, đũa ăn dặm, ghế ăn dặm, bát ăn dặm…để bé nhận thức về hành trình ăn dặm sắp bắt đầu. Điều này giúp bé chuẩn bị tâm lý tốt hơn và tiếp nhận thực phẩm ăn dặm chủ động hơn.

    Cho con chơi với thìa nhựa trước
    Cho con chơi với thìa nhựa trước
    Cho con chơi với thìa nhựa trước
    Cho con chơi với thìa nhựa trước
  3. Ba mẹ nên theo dõi để cho bé bắt đầu ăn dặm đúng thời điểm, không nên để bé ăn dặm quá trễ hoặc quá sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Nếu cho bé ăn dặm khi bé chưa được 4 tháng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề cho bộ máy tiêu hóa của bé. Cho trẻ ăn dặm quá sớm với các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau, củ… có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sắt trong sữa mẹ của bé. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ. Ăn dặm sớm còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, béo phì, dị ứng thức ăn.


    Nếu bé trên 6 tháng tuổi mà chưa được ăn dặm hay ăn thức ăn nào khác sữa thì trẻ cũng chậm tăng cân. Sau 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng duy nhất cho bé, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ, vì vậy cần bổ sung cho trẻ 1 - 2 bữa ăn dặm trong ngày.

    Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ
    Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ
    Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ
    Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ
  4. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sữa vẫn luôn là thực phẩm giàu dưỡng chất quan trọng nhất đối với trẻ lúc này. Vì thế, lượng calo bé cần vẫn được cung cấp từ sữa mẹ và sữa công thức. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, thích hợp nhất cho trẻ vì có đầy đủ chất dinh dưỡng, chứa nhiều kháng thể và giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, dễ tiêu hóa.


    Từ 6 - 12 tháng tuổi, sữa mẹ chiếm hơn 1/2 nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và chiếm 1/3 khi trẻ từ 1 - 2 tuổi. Ba mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 - 2 bữa trong ngày để tập cho bé ăn thức ăn khác ngoài sữa. Việc bú sữa mẹ vừa tốt cho sự phát triển của bé mà còn là sợi dây liên hệ tình cảm giữa mẹ và con càng thêm khắng khít hơn.

    Ăn dặm không thay thế sữa mẹ hoàn toàn
    Ăn dặm không thay thế sữa mẹ hoàn toàn
    Ăn dặm không thay thế sữa mẹ hoàn toàn
    Ăn dặm không thay thế sữa mẹ hoàn toàn
  5. Ban đầu, bé ăn dặm lúc 6 tháng chủ yếu làm quen với mùi vị, hình dạng, kích thước, kết cấu thực phẩm và các món ăn chứ không phải bé ăn dặm để no. Ăn dặm là ăn thêm và sữa vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng cho trẻ hoạt động. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn khi bé vui vẻ, hơi đói và sau khi đã bú sữa từ 1 tiếng trở lên.


    Tập ăn dặm cho trẻ cần đảm bảo có độ lỏng phù hợp để bé hợp tác trong việc nhai nuốt. Suốt 6 tháng trước khi ăn dặm, bé được uống sữa hoàn toàn nên đã quen với dạng đồ ăn lỏng. Vì thế, khi chế biến mẹ chú ý làm đồ ăn dặm lỏng vừa phải, trộn các hỗn hợp thực phẩm đặc với sữa mẹ, sữa công thức để cho ra đồ ăn lỏng vừa cho bé dễ ăn. Sau đó, bé quen và nhai nuốt tốt thì mẹ cho bé ăn đặc dần

    Thức ăn dặm đảm bảo có độ lỏng phù hợp
    Thức ăn dặm đảm bảo có độ lỏng phù hợp
    Thức ăn dặm đảm bảo có độ lỏng phù hợp
    Thức ăn dặm đảm bảo có độ lỏng phù hợp
  6. Những thực phẩm lành mạnh cho bé khi bắt đầu ăn dặm giúp bé tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé ăn trái cây, rau củ khi ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Các loại củ quả như khoai lang, bí xanh, bí đỏ, đậu cove, bơ, chuối….rất dễ chế biến thành hỗn hợp mịn và dễ nuốt giúp bé ăn dặm an toàn.

    Trong thực đơn ăn dặm của bé có trái cây, rau quả, ngũ cốc và các loại thịt xay nhuyễn. Ban đầu, ba mẹ có thể cho bé ăn cùng lúc các loại trái cây, rau quả, xem phản ứng của bé có muốn ăn hay không, nếu bé không ăn thì lần sau thử lại nhé. Bạn nên để thức ăn vừa đủ trên thìa ăn dặm để giúp bé ăn, nuốt dễ dàng hơn. Thức ăn dành cho bé ăn dặm nên là thức ăn mềm hoặc làm mềm bằng cách đun nóng hay nghiền nhừ. Bạn có thể làm hoa quả nghiền từ các loại trái cây có tính mềm như bơ, dưa lưới,... để bổ sung thêm dưỡng chất cho bé.

    Bắt đầu ăn dặm với trái cây và rau quả cùng lúc
    Bắt đầu ăn dặm với trái cây và rau quả cùng lúc
    Bắt đầu ăn dặm với trái cây và rau quả cùng lúc
    Bắt đầu ăn dặm với trái cây và rau quả cùng lúc
  7. Để bắt đầu cho trẻ ăn bột ăn dặm, ba mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm bằng bột ngọt khoảng 2 - 4 tuần. Nếu thấy trẻ thích nghi và tiêu hóa tốt, mẹ có thể chuyển sang bột mặn. Đối với bột ngọt, mẹ có thể pha cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức, hay trộn các hỗn hợp thực phẩm đặc với sữa mẹ, sữa công thức để cho ra đồ ăn lỏng vừa cho bé dễ ăn không cần thêm thực phẩm khác.


    Với loại bột mặn, có thể cho thêm thịt, cá, rau,... để cung cấp đầy đủ chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất cho bé.

    Ăn bột ngọt trước bột mặn sau
    Ăn bột ngọt trước bột mặn sau
    Ăn bột ngọt trước bột mặn sau
    Ăn bột ngọt trước bột mặn sau
  8. Dấu hiệu cho thấy trẻ không muốn ăn nữa là nhè thức ăn vào muỗng, quay đầu đi nơi khác, bặm môi thật chặt hay khóc ré lên. Khi đó, mẹ không nên ép trẻ ăn tiếp mà nên dừng lại và đợi cho đến khi trẻ đói và muốn tiếp tục bữa ăn. Trong lần đầu ăn dặm, trẻ có thể tỏ ra không thích vì chưa thích nghi với loại thực phẩm đó. Mẹ hãy kiên nhẫn thử lại lần sau nhé.

    Trong quá trình ăn dặm, không nên ép bé ăn. Việc ép ăn sẽ khiến bé ngấy, thậm chí còn phản tác dụng, gây ra cảm giác sợ và biếng ăn. Nếu bé không thích ăn dặm, hãy dừng lại một hai hôm, sau đó hãy tiếp tục thử lại. Đặc biệt, đừng ép bé ăn hay cho bé ăn dặm khi nằm, bởi dễ dẫn đến trào ngược dạ dàng và điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của trẻ.

    Tránh ép trẻ ăn
    Tránh ép trẻ ăn
    Tránh ép trẻ ăn
    Tránh ép trẻ ăn
  9. Tập ăn dặm cho trẻ thành công chính là nên tạo không khí vui vẻ, ấm áp khi cho bé ăn. Điều này có tác dụng cải thiện mối quan hệ của bé và các loại thực phẩm giúp bé hào hứng với việc ăn uống hơn khi lớn lên.

    Nếu ba mẹ cho bé ăn cùng gia đình để cảm nhận không khí vui vẻ sẽ giúp bé ăn dặm tốt hơn. Ngược lại, nếu quá trình ăn dặm không đúng cách có thể khiến bé bị thiếu vitamin, khoáng chất, chậm ăn, biếng ăn, suy dinh dưỡng thấp còi….và các bệnh nguy hiểm khác. Mẹ không nên cho bé ăn khi bé đang buồn ngủ, vì khi đó sẽ làm mất giấc ngủ của bé đồng thời bé không thể tập trung ăn, sẽ khiến bé quấy khóc. Bữa ăn dặm có thể kéo dài, do đó, mẹ nên chọn lúc bé thật tỉnh táo để cho bé ăn.

    Tạo không khí vui vẻ cho con khi ăn
    Tạo không khí vui vẻ cho con khi ăn
    Tạo không khí vui vẻ cho con khi ăn
    Tạo không khí vui vẻ cho con khi ăn
  10. Với các bé nhỏ, đặc biệt là bé chậm tăng cân, mẹ bỉm nên chú ý cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ dùng sữa mẹ, sữa công thức, thịt, cá, trứng,... Để trẻ đạt mức phát triển vượt trội và toàn diện nhất. Ngoài ra, mẹ nên lựa chọn thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất vào thực đơn ăn dặm của trẻ.


    Chẳng hạn như các loại rau củ quả, các loại hải sản,... Tuy nhiên cần lưu ý chế biến cẩn thận, phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ, có thể mang đi xay nhuyễn, nấu súp,...khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho trẻ là phải sạch và có nguồn gốc an toàn. Thêm vào đó, mẹ cần đảm bảo đồ dùng nấu ăn cho bé phải được vệ sinh trước và sau khi dùng.

    Cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho con
    Cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho con
    Cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho con
    Cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho con
  11. Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là thận. Nếu mẹ nêm gia vị vào bột ăn dặm, thận của bé có thể sẽ bị tổn thương do làm việc quá tải.


    Một số bố mẹ nghĩ rằng thêm một ít gia vị vào thức ăn sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, dễ ăn hơn nhưng thực tế đây lại là điều không tốt và đó cũng chỉ là suy nghĩ của cá nhân ba mẹ mà thôi. Bởi giai đoạn này thận của trẻ chưa được hoàn thiện và tương đối non yếu, nếu cho trẻ ăn đồ ăn mặn sẽ khiến cơ thể trẻ gặp phải nhiều nguy cơ bệnh tật.

    Không được nêm thêm gia vị cho con
    Không được nêm thêm gia vị cho con
    Không được nêm thêm gia vị cho con
    Không được nêm thêm gia vị cho con
  12. Đây là sai lầm thường gặp nhất, vì hình như có khá nhiều bà mẹ cho rằng ăn cháo hầm với xương, thịt thì con mình sẽ cứng xương. Thực sự không đơn giản như vậy. Nước xương, thịt hầm chứa rất nhiều chất nitơ (không phải protid) làm cho nước có mùi vị thơm ngon, còn protid, chất cần thiết cho trẻ, vẫn còn ở trong xác thịt. Protid và calci là những chất khó hòa tan trong nước.


    Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý rằng nước hầm xương hầu như không có các chất dinh dưỡng như đạm, các vitamin, khoáng chất mà thành phần nhiều nhất trong nước hầm là mỡ động vật. Đây là chất béo động vật gây khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn nhiều sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy hoặc đi cầu phân sống. Do đó, bạn cần kết hợp với các loại rau củ, thịt, cá, tôm để đảm bảo chén bột/cháo luôn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.

    Nấu cháo với xương thịt hầm
    Nấu cháo với xương thịt hầm
    Nấu cháo với xương thịt hầm
    Nấu cháo với xương thịt hầm
  13. Lượng đạm bé cần mỗi ngày là 4-4,5g/kg thể trọng, lượng dầu mỡ cũng tương tự như vậy, trong đó 50% là mỡ thực vật. Lượng bột phải cao gấp 4 lần. Trong năm đầu, việc nuôi trẻ có một mâu thuẫn: trẻ cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển trong khi hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi không khéo sẽ gây tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng và còi xương.

    Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh và đừng vì sốt ruột mà cho trẻ ăn quá bổ dưỡng. Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn vài lạng thịt/ngày và ngạc nhiên thấy bé ngày càng còi cọc, đó là do khẩu phần quá nhiều đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn, gây phân sống, tiêu chảy, càng nuôi càng chậm lớn.

    Cho ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
    Cho ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
    Cho ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
    Cho ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
  14. Nhiều bà mẹ trước khi bón bột, đồ ăn cho con thường cho thìa vào miệng mình trước để ‘vun đều’ hay làm sạch những thức bám xung quanh. Nhưng nếu làm thế, chính bạn sẽ là nguồn truyền bệnh sâu răng cho bé.


    Đây cũng là loại sai lầm khi cho bé ăn phổ biến của cha mẹ Việt Nam. Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho chính mình, bằng cách đi khám đều đặn, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nếu dùng kẹo cao su thì nên chọn loại không có đường. Ngoài ra, khi cho con ăn, tốt nhất, bạn đừng cho thìa của bé vào miệng mình, trừ khi thức ăn ấy đòi hỏi phải được nếm trước.

    Ngậm thìa của bé khi cho con ăn
    Ngậm thìa của bé khi cho con ăn
    Ngậm thìa của bé khi cho con ăn
    Ngậm thìa của bé khi cho con ăn
  15. Lần đầu ăn dặm của bé rất quan trọng nên ba mẹ cần lựa chọn thời điểm thích hợp, cần theo dõi các dấu hiệu khi bắt đầu ăn dặm bữa đầu tiên, hay khi thay đổi món ăn mới như vấn đề về tiêu hóa, sức khỏe của trẻ. Cụ thể là dấu hiệu dị ứng với thức ăn, trẻ bị nổi ban đỏ trên mặt hoặc hậu môn, nôn, trớ thức ăn ra ngoài, đầy hơi, chướng bụng.

    Ngoài ra, một số trẻ sẽ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như trẻ đi đại tiện phân lỏng, nhiều nước, có nhầy hoặc mùi khó chịu. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, ba mẹ nên đổi loại thức ăn dặm chứa vitamin, khoáng chất tốt cho tiêu hóa của trẻ.

    Theo dõi sức khỏe của bé trong lần đầu ăn dặm
    Theo dõi sức khỏe của bé trong lần đầu ăn dặm
    Theo dõi sức khỏe của bé trong lần đầu ăn dặm
    Theo dõi sức khỏe của bé trong lần đầu ăn dặm




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy