Top 6 Hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt nhất tại Việt Nam

Thu Hoai 15 0 Báo lỗi

Từ đầu năm đến nay, liên tiếp xảy ra những vụ cháy thương tâm trong khu vực dân cư, cơ sở kinh doanh khiến nhiều người thiệt mạng. Chính vì vậy, hiện nay các ... xem thêm...

  1. Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các đầu dò (khói, nhiệt, lửa,...) hoặc bởi con người (thông qua nút nhấn khẩn cấp). Hệ thống phải hoạt động liên tục 24/24 giờ kể cả khi mất điện.


    Thiết bị trong hệ thống báo cháy tự động

    • Tủ trung tâm báo cháy: Được sử dụng để điều khiển và giám sát toàn bộ hệ thống báo cháy. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, có thể sử dụng tủ trung tâm báo cháy thông thường hoặc tủ trung tâm báo cháy địa chỉ.
    • Đầu báo cháy: Các đầu báo cháy được sử dụng để phát hiện các tín hiệu cháy, bao gồm đầu báo cháy lửa, đầu báo cháy khói, đầu báo cháy quang (có thể dùng trong môi trường độc hại) và các loại đầu báo khác tùy theo đặc điểm của từng khu vực.
    • Nút ấn báo cháy khẩn cấp: Được dùng để kích hoạt báo động trong trường hợp xảy ra sự cố cháy hoặc tình huống khẩn cấp.
    • Chuông, còi, đèn báo cháy: Các thiết bị này được sử dụng để phát ra âm thanh (chuông, còi) và ánh sáng (đèn báo) để cảnh báo người dùng về sự cố cháy.
    • Bảng hiển thị phụ: Bảng hiển thị phụ được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết về vị trí xảy ra sự cố cháy hoặc các thông tin khác liên quan đến hệ thống báo cháy.
    • Module giám sát và module điều khiển: Được sử dụng trong hệ thống báo cháy địa chỉ để giám sát và điều khiển các thiết bị trong mạng hệ thống.

    Quy trình lắp đặt hệ thống PCCC:

    • Đi dây: Dây được dẫn tới các vị trí lắp đặt đầu báo, chuông đèn và được kết nối với tủ trung tâm báo cháy.
    • Đo điện trở cách điện và đo thông mạch: Tiến hành kiểm tra đo điện trở cách điện và đo thông mạch của hệ thống dây đã lắp đặt để đảm bảo tính đáng tin cậy và an toàn.
    • Lắp đặt thiết bị: Đầu báo cháy, chuông đèn và tủ trung tâm được lắp đặt tại các vị trí đã xác định trong hệ thống.
    • Kiểm tra và chạy thử: Thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống báo cháy và chạy thử các thiết bị để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.
    Hệ thống báo cháy tự động
    Hệ thống báo cháy tự động
    Hệ thống báo cháy tự động
    Hệ thống báo cháy tự động

  2. Hệ thống chữa cháy nước vách tường (Fire Hose reel system) là hệ thống chữa cháy bán tự động thường được đặt ở các vách tường, cầu thang thoát hiểm, hành lang thang máy, Trạm bơm cung cấp nước chữa cháy được kết nối với hệ thống họng lấy nước vách tường. Khi sử dụng hệ thống họng nước chữa cháy vách tường, chúng ta chỉ cần mở van chặn ngay lập tức dòng nước áp lực cao sẽ phun ra chữa cháy, khi đó áp lực bơm nước sẽ giảm, hệ thống bơm nước sẽ tự động làm việc để cung cấp nước chữa cháy.


    Thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy họng nước vách tường:

    • Bồn/ bể chứa nước
    • Họng nước chữa cháy (van khóa, vòi, lăng phun)
    • Hộp đựng phương tiện chữa cháy
    • Cuộn vòi chữa cháy
    • Đầu phun
    • Thiết bị bơm (thường là máy bơm)
    • Hệ thống đường ống và phụ kiện
    • Van góc chữa cháy
    • Lăng phun chữa cháy

    Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy họng nước vách tường:

    • Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
    • Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
    • Bước 3: Làm một hệ thống giá đỡ ống, các giá đỡ này cần phải đáp ứng đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà cũng như vách tường.
    • Bước 4: Thực hiện kết nối ống và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
    • Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
    • Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
    • Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
    Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
    Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
    Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
    Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
  3. Hệ thống chữa cháy sprinkler là hệ thống chữa cháy sử dụng đầu phun kín luôn ở chế độ thường trực, các đầu phun chỉ làm việc khi nhiệt độ môi trường tại đó đạt đến một giá trị kích hoạt chữa cháy nhất định. Vì vậy hệ thống chữa cháy sprinkler chỉ có khả năng chữa cháy theo điểm (chữa cháy cục bộ) trên một diện tích bảo vệ nhất định.

    Hệ thống chữa cháy sprinkler được sử dụng để chữa cháy ở các cơ sở có mức độ nguy cơ cháy thấp, nguy cơ cháy trung bình. Đặc điểm chính của hệ thống này là trong đường ống luôn chứa đầy nước và được duy trì ở một áp lực nhất định theo tính toán (áp lực đó có thể được duy trì bằng bơm bù hoặc bể nước có khí nén).


    Các thiết bị trong hệ thống chữa cháy Sprinkler:

    • Đường ống Sprinkler gồm đường ống cấp chính, đường ống ngang chính và đường ống nhánh.
    • Đầu phun Sprinkler
    • Tủ điều khiển bơm chữa cháy
    • Máy bơm chữa cháy
    • Thiết bị duy trì áp lực đường ống
    • Cụm van kiểm tra mở máy

    Quy trình lắp đặt hệ thống PCCC Sprinkler:

    • Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
    • Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
    • Bước 3: Lắp đặt đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
    • Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt đầu phun Sprinkler và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
    • Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
    • Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
    • Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
    Hệ thống chữa cháy sprinkler
    Hệ thống chữa cháy sprinkler
    Hệ thống chữa cháy sprinkler
    Hệ thống chữa cháy sprinkler
  4. Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.


    Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam hiện nay được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa, nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại.


    Đối với loại foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa, và chỉ trong một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường. Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa cháy.Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn, tuy nhiên, mỗi loại bọt - protein và fluoroprotein - có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể.


    Hệ thống trộn bọt có thể là loại ''balanced pressure'' hoặc ''inline''. Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tùy theo hệ thống foam được dùng.


    Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy bọt Foam:

    • Nút ấn báo cháy
    • Đầu báo cháy (khói, nhiệt)
    • Tủ điều khiển trung tâm
    • Đầu phun Foam
    • Bồn chứa hợp chất
    • Bộ trộn Foam
    • Ống dẫn, lăng phun Foam

    Quy trình thi công hệ thống chữa cháy bọt Foam:

    • Để lắp đặt được hệ thống PCCC tốt nhất thì bạn cần phải tuân theo các bước sau:
    • Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
    • Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
    • Bước 3: Lắp đặt bồn chứa hợp chất; đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
    • Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt ống dẫn, lăng phun Foam và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
    • Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
    • Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
    • Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
    Hệ thống chữa cháy bọt Foam
    Hệ thống chữa cháy bọt Foam
    Hệ thống chữa cháy bọt Foam
    Hệ thống chữa cháy bọt Foam
  5. Hệ thống chữa cháy khí là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc sử dụng khí trơ và các tác nhân hóa học để dập tắt đám cháy. Các tác nhân này chịu sự quy định của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Quốc gia Mỹ (NFPA) đối với Hệ thống chữa cháy khí sạch- NFPA 2001.

    Theo tiêu chuẩn NFPA 2001 về hệ thống chữa cháy khí sạch, thuật ngữ khí chữa cháy sạch có nghĩa là chất chữa cháy không dẫn điện, dễ bay hơi hoặc khí không để lại dư lượng bay hơi.


    Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy khí:

    • Tủ trung tâm xả khí
    • Đầu báo cháy (khói/ nhiệt)
    • Còi, đèn báo xả khí
    • Nút ấn còi báo động
    • Nút ấn xả khí bằng tay
    • Nút nhấn tạm dừng xả khí
    • Đầu phun xả khí
    • Hệ thống đường ống
    • Bình khí (CO2/ Nitơ/ FM200/ NOVEC 1230) và phụ kiện/ máy phun khí Aerosol

    Quy trình thi công hệ thống chữa cháy khí:

    • Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
    • Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
    • Bước 3: Làm hệ thống giá đỡ cụm bình chứa khí; lắp đặt đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
    • Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt đầu phun xả khí và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
    • Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
    • Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
    • Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
    Hệ thống chữa cháy bằng khí
    Hệ thống chữa cháy bằng khí
    Hệ thống chữa cháy bằng khí
    Hệ thống chữa cháy bằng khí
  6. Ngoài hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, công trình còn phải được bố trí lắp đặt bình chữa cháy xách tay tại các lối thoát nạn, đảm bảo đủ điều kiện để dập tắt đám cháy ở giai đoạn đầu mới phát sinh, thích hợp với tất cả các nhóm cháy, an toàn cho các vật dụng được chữa cháy của tòa nhà, nhà máy.


    Mỗi bình chữa cháy xách tay phải được cung cấp bao gồm ống mềm vòi phun và đai lắp loại thông dụng, đạt tiêu chuẩn. Cơ cấu kích hoạt phải đạt tiêu chuẩn, dễ sử dụng, đáng tin cậy, thao tác nhanh gọn. Phương pháp vận hành được ghi ro trên bình chữa cháy. Trên nhãn cũng được cung cấp chi tiết về cách lắp đặt và bảo dưỡng.

    Hệ thống chữa cháy bình xách tay
    Hệ thống chữa cháy bình xách tay
    Hệ thống chữa cháy bình xách tay
    Hệ thống chữa cháy bình xách tay




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy