Top 10 Điều cần biết về bệnh động kinh

Bùi Thị Phương Thảo 27 0 Báo lỗi

Hiện nay, ngày càng nhiều người bị bệnh động kinh, đây là một trong những bệnh lý thần kinh khá phổ biến. Bệnh lý này có nguy hiểm không, chữa trị như thế nào ... xem thêm...

  1. Bệnh động kinh là căn bệnh xảy ra do sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương. Sự rối loạn này khiến cho hoạt động của não gặp phải vấn đề dẫn tới những thay đổi trong việc điều khiển, suy nghĩ hay hoạt động của cơ thể. Khi bệnh phát tác, cơ thể của người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng bệnh như co giật, hành vi, cử chỉ, lời nói bất thường. Trong một số trường hợp, người bệnh còn hoàn toàn mất đi ý thức.


    Căn bệnh này mang tính chất di truyền. Vậy nên khi mẹ hoặc bố mắc bệnh, tỷ lệ lây truyền sang cho con cái luôn cao hơn mức bình thường. Tình trạng bệnh ở trẻ nhỏ thường nhiều hơn so với người lớn. Bệnh động kinh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bệnh thường khởi phát từ nhỏ hoặc có thể bắt đầu ở những người trên 60 tuổi. Bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn mà sẽ theo người bệnh suốt đời. Tuy nhiên, nếu được chữa trị sớm thì những triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện dần.

    Động kinh là bệnh gì?
    Động kinh là bệnh gì?
    Bệnh động kinh là gì?

  2. Bệnh có thể chia thành 2 loại là: động kinh khu trú và động kinh toàn thể. Đối với mỗi loại thì khi bệnh phát tác, cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.


    Động kinh khu trú

    Động kinh khu trú là tình trạng các cơn động kinh chỉ xảy ra do một phần của não bộ gây ra. Trong trường hợp người bị mắc động kinh, các biểu hiện có thể xuất hiện như:

    • Khi cơn động kinh xuất hiện những người bệnh không mất đi ý thức. Biểu hiện của người bệnh có thể thay đổi về cách nhìn, cách cảm nhận không gian, sự vật xung quanh . Đôi lúc những cơn co thắt không tự nguyện ở các chi hay bộ phận trên cơ thể sẽ xảy ra.
    • Trong trường hợp khi bệnh phát tác, ý thức của người bệnh thay đổi. Lúc này người bệnh có thể xuất hiện những hành động như nhìn chằm chằm và không gian, lặp đi lặp lại các động tác vô nghĩa như nhai, đi xoay vòng,...

    Động kinh toàn thể
    Bệnh động kinh toàn thể là tình trạng cơn động kinh xảy ra ở toàn bộ các vùng của não bộ. Khi bệnh tái phát, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: co giật liên tục hoặc các cơ trở nên co cứng. Tay chân có thể bị giật hoặc hoạt động không kiểm soát. Đôi lúc người bệnh có thể đột ngột bị ngất, mất đi ý thức trong một khoảng thời gian ngắn,...

    Triệu chứng của bệnh động kinh
    Triệu chứng của bệnh động kinh
    Triệu chứng bệnh động kinh
  3. Khoảng 50% người mắc bệnh động kinh không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Các trường hợp còn lại, động kinh có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, như:

    • Ảnh hưởng di truyền: Một số loại động kinh của di truyền. Các nhà nghiên cứu đã liên kết một số loại động kinh với các gen cụ thể, nhưng trong hầu hết các trường hợp gen chỉ là một phần của nguyên nhân gây động kinh. Một số gen có thể khiến một người nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường gây ra động kinh.
    • Chấn thương sọ não: do tai nạn giao thông hoặc chấn thương khác tác động đến não có thể gây ra động kinh.
    • Các bệnh về não gây tổn thương não, như khối u não hoặc đột quỵ, có thể gây ra chứng động kinh. Đột quỵ là nguyên nhân chính gây động kinh ở người lớn trên 35 tuổi.
    • Bệnh truyền nhiễm: viêm màng não, AIDS và viêm não virus, có thể gây ra bệnh động kinh.
    • Chấn thương trước khi sinh: trước khi sinh, em bé rất nhạy cảm với tổn thương não có thể được gây ra bởi các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng ở mẹ, dinh dưỡng kém hoặc thiếu oxy. Tổn thương não này có thể gây ra chứng động kinh hoặc bại não ở trẻ em.
    • Rối loạn phát triển: chứng tự kỉ
    Nguyên nhân gây bệnh động kinh
    Nguyên nhân gây bệnh động kinh
    Nguyên nhân gây bệnh động kinh
    Nguyên nhân gây bệnh động kinh
  4. Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh động kinh, nhưng dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao:

      • Độ tuổi: Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người già và trẻ em. Cụ thể, bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi chiếm khoảng 40%, động kinh xuất hiện dưới 20 tuổi chiếm khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.
      • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh;
      • Những đối tượng có vấn đề về não như bị chấn thương não, tổn thương não và nhiễm trùng não như viêm não, viêm tủy sống…
      • Người bị đột quỵ và các bệnh về mạch máu;
      • Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở người lớn tuổi.
      • Những em bé bị sốt giật đều phải được thăm khám vì khi sốt cao đến co giật mà không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh cho trẻ khi đến tuổi trưởng thành.
      Đối tượng dễ mắc bệnh động kinh
      Đối tượng dễ mắc bệnh động kinh
      Đối tượng dễ mắc bệnh động kinh
    • Bệnh động kinh có thể chữa được nhưng nếu không điều trị, biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

        • Đối với trẻ sơ sinh bị động kinh: Trẻ có nguy cơ ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, giảm calci, giảm đường máu, rối loạn chuyển hóa.
        • Đối trẻ nhỏ bị động kinh: Trẻ có thể phải đối mặt với những di chứng tổn thương não.
        • Thanh thiếu niên bị động kinh, đặc biệt là động kinh thể vắng: Có nguy cơ đuối nước khi bơi lội, hoặc ngã khi leo trèo và kết quả học tập sa sút nghiêm trọng do giảm khả năng tập trung.
        • Đối với những người trưởng thành: Vô cùng nguy hiểm nếu bệnh nhân lên cơn động kinh khi đang lái xe hoặc điều khiển những loại máy móc ở trên cao… Những tình huống như vậy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
        • Đặc biệt, đối với phụ nữ và người cao tuổi, động kinh là một căn bệnh đáng sợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc hằng ngày và thậm chí là thiên chức làm mẹ.
        • Bệnh động kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây áp lực tâm lý rất lớn cho người bệnh. Đối với nhiều bệnh nhân động kinh, chính thái độ tiêu cực của cộng đồng đã khiến cho họ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập với cuộc sống.
        Bệnh động kinh nguy hiểm như nào?
        Bệnh động kinh nguy hiểm như nào?
        Bệnh động kinh nguy hiểm như nào?
      • Để chẩn đoán bệnh động kinh dựa vào:

        • Tiền sử bệnh
        • Các triệu chứng lâm sàng thông qua hỏi bệnh
        • Khám thần kinh. Bác sĩ có thể kiểm tra hành vi, kỹ năng vận động, chức năng tinh thần và các lĩnh vực khác để chẩn đoán bệnh và xác định loại động kinh có thể mắc phải.
        • Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể lấy mẫu máu để xác định sự hiện diện của các dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh di truyền hoặc các rối loạn khác có thể liên quan đến động kinh.

        Các xét nghiệm để phát hiện những bất thường trong não, chẳng hạn như:

        • Điện não đồ (EEG).
        • Điện não đồ mật độ cao.
        • Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét.
        • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
        • Cộng hưởng từ chức năng (fMRI).
        • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET).
        • Chụp cắt lớp vi tính bằng phát xạ đơn photon (SPECT)

        Các kỹ thuật xét nghiệm khác để giúp xác định nơi cơn động kinh bắt đầu trong não:

        • Ánh xạ thống kê tham số (SPM).
        • Phân tích Curry
        • Đo điện não đồ (MEG).

        Chẩn đoán chính xác loại động kinh và nơi bắt đầu co giật mang lại cơ hội tốt nhất để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.

        Chẩn đoán bệnh động kinh
        Chẩn đoán bệnh động kinh
        Chẩn đoán bệnh động kinh
      • Bệnh động kinh có thể được kiểm soát và người bệnh vẫn an toàn cho dù sống chung với căn bệnh này cả đời. Điều trị động kinh có thể áp dụng theo các phương pháp sau:


        Sử dụng thuốc
        Một số loại thuốc động kinh có tác dụng rõ rệt, giúp người bệnh không còn lên cơn động kinh hoặc giảm thiểu rất nhiều. Nếu người bệnh không tái phát các cơn động kinh thì có thể dừng thuốc. Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này, cần lưu ý:

        • Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
        • Không tự ý dừng, đổi thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
        • Nếu cảm thấy khó chịu hoặc bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.
        • Thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn.

        Phẫu thuật
        Trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả, các cơn động kinh vẫn tiếp tục xuất hiện, thậm chí nhiều hơn thì người bệnh được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật nhằm loại bỏ vùng não bất thường, là nguyên nhân gây bệnh.
        Phẫu thuật điều trị động kinh được chỉ định trong các trường hợp:

        • Cơn động kinh bắt nguồn từ một vị trí nhỏ được xác định rõ ràng trong não.
        • Vùng não bất thường không đảm nhận các vai trò quan trọng như lời nói, thị giác, chức năng vận động, ngôn ngữ….

        Phẫu thuật có thể giúp chữa trị rất hiệu quả bệnh động kinh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm như có thể gây biến chứng ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng nhận thức của người bệnh.

        Các liệu pháp khác

        Ngoài hai phương pháp trên, có thể áp dụng các cách sau trong điều trị bệnh động kinh:

        • Áp dụng chế độ ăn Keto.
        • Kích thích thần kinh phế vị.
        • Kích thích não sâu.
        Cách xử lý khi người bệnh bị động kinh
        Cách xử lý khi người bệnh bị động kinh
        Điều trị bệnh động kinh
      • Ngoài các phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như thuốc chống co giật hay phẫu thuật trong một số trường hợp, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể đồng thời làm giảm các triệu chứng của động kinh.


        Những nhóm thực phẩm mà người bệnh động kinh nên tăng cường thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm:

        • Chất béo và protein: Được tìm thấy nhiều trong bơ, phô mai, dầu cá, các loại hạt (hạt lanh, hạt hướng dương, hạt óc chó…), thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản… là nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho não bộ. Khi năng lượng cung cấp cho não được duy trì ở mức ổn định sẽ giúp giảm những kích thích quá mức, nhờ đó phòng ngừa được tình trạng các cơn co giật tái phát.
        • Chất xơ hòa tan: Có nhiều trong chuối, bơ, táo, cà rốt, đậu Hà Lan, súp lơ, rau mồng tơi, hạnh nhân, gạo lứt, bột yến mạch… Đây là nguồn thực phẩm tốt mà người bệnh động kinh nên thường xuyên sử dụng.
        • Rau xanh, trái cây tươi không chứa tinh bột: Cam, đào, cà chua, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải… rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào não, giúp ngăn ngừa cơn co giật. Nếu không biết người bị co giật nên ăn gì thì rau xanh, trái cây tươi chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.
        • Vitamin và khoáng chất: Người bệnh động kinh nên ăn gì? Việc người bệnh động kinh tiêu thụ một số dưỡng chất như canxi, magie, taurine, GABA, vitamin D, B6, axit folic và omega-3 có trong tôm, cua, cá, hải sản, hạt óc chó, dầu ô liu… được chứng minh có thể giúp giảm đáng kể cơn co giật, động kinh.
          Bệnh động kinh nên ăn gì?
          Bệnh động kinh nên ăn gì?
          Bệnh động kinh nên ăn gì?
        • Bên cạnh đó, người mắc bệnh động kinh cần tránh những thực phẩm sau:

            • Bánh quy, kẹo ngọt: Đây là những thực phẩm chứa rất nhiều đường, có thể kích thích não bộ gây khởi phát cơn co giật, bởi vậy người bệnh động kinh cần hạn chế tối đa.
            • Sô cô la: Sô-cô-la là hỗn hợp giữa cacao, bơ ca cao, đường, sữa và một số hương vị khác. Lượng đường trong mỗi loại sô cô la sẽ khác nhau, nhưng đây cũng là một thực phẩm không tốt cho người bệnh động kinh.
            • Hoa quả sấy khô: Các loại hoa quả như nho, mận, mơ, chuối, táo, mít,… thường được sấy khô để tách phần nước và cô đọng lượng đường (glucose, fructose), dinh dưỡng trong thịt quả. Đồng thời để bảo quản được lâu, những loại hoa quả sấy khô thường được ướp cùng rất nhiều đường. Nếu ăn quá nhiều, nó có thể kích hoạt gây khởi phát cơn co giật, bởi vậy người bệnh động kinh nên hạn chế tối đa.
            • Bánh mì, bún: Bánh mì, bún,… chứa rất nhiều gluten có thể kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể và làm tăng cơn động kinh ở một số người bệnh. Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa nhiều aspartat là một acid amin gây ảnh hưởng đến hoạt động điện não.
            • Đậu nành: Đậu nành là loại thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở trẻ em và có thể kích hoạt các cơn co giật tiềm tàng. Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng cao glutamine – một acid amin có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh não bộ.
            • Đồ ăn đóng hộp: Trong các loại đồ ăn đóng hộp thường chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản có thể kích hoạt não bộ khởi phát cơn co giật, bởi vậy người bệnh động kinh nên hạn chế tối đa và thay vào đó lựa chọn những loại thực phẩm tươi sống sẽ tốt hơn.
            • Mì tôm, pizza, xúc xích: Mặc dù là món ăn yêu thích của nhiều người, từ người lớn đến trẻ nhỏ, nhưng mì tôm, xúc xích, pizza,… là những thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia bảo quản, bởi vậy không hề tốt cho người bệnh động kinh.
            • Nước giải khát: Không chỉ chứa nhiều đường, nước giải khát còn chứa nhiều chất phụ gia, chất tạo hương vị, màu sắc,… Những chất này đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động điện não, gây tăng cơn co giật.
            • Rượu, bia: Rượu, bia hay những đồ uống chứa cồn đều có thể kích thích hệ thần kinh và nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây tăng cơn co giật. Bởi vậy người bệnh động kinh nên hạn chế uống rượu, bia.
            • Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa có đường và các chế phẩm từ sữa là thực phẩm thiết yếu với nhiều người, trong đó có trẻ em nhưng lại là nhóm thực phẩm người bệnh động kinh nên hạn chế. Lý do là vì trong một số loại sữa, đặc biệt là sữa bò chưa qua tiệt trùng, chứa rất nhiều glutamine có thể làm tăng tần số cơn co giật.
            • Trà đặc, cà phê: Thành phần cafein trong trà đặc, cà phê,… giúp chúng ta tỉnh táo, sảng khoái và tập trung hơn, nhưng chúng cũng có thể kích thích hệ thần kinh gây khởi phát cơn co giật, động kinh.
            • Bột ngọt, hạt nêm: Bột ngọt (mì chính), hạt nêm chứa rất nhiều glutamat có thể kích thích các tế bào thần kinh, gây ra sự phóng điện kịch phát trong não bộ, dẫn đến các cơn co giật, động kinh.
            Bệnh động kinh nên kiêng gì?
            Bệnh động kinh nên kiêng gì?
            Bệnh động kinh nên kiêng gì?
          • Bổ sung nhiều chất xơ phòng tránh động kinh

            Việc bổ sung nhiều chất xơ trong rau, củ, quả sẽ giúp tình trạng bị đau đầu hay suy nhược cơ thể được cải thiện rõ rệt, đặc biệt với một số thực phẩm như: rau lang, mồng tơi, rau đay, khoai lang, chuối, cà rốt, tảo biển,... giúp phòng ngừa bệnh động kinh hiệu quả.


            Uống nhiều nước (vừa đủ) sẽ giúp bạn chống lại bệnh động kinh

            70% cơ thể người là nước, việc bổ sung quá ít nước vào cơ thể sẽ dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, nhu động ruột hoạt động kém. Theo các nhà khoa học thì người bình thường nên uống từ 2-3 lít nước/ ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng co run chân tay, khí huyết lưu thông tốt phòng ngừa bệnh động kinh. Nhưng không nên uống 4-5 lít nước/ ngày.

            Người bị động kinh nên hạn chế đồ ăn cay nóng

            Các đồ ăn cay nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạc, ngừng, tỏi... và các thực phẩm có tính nóng như thịt chó, các đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ... không những làm người đang mắc bệnh động kinh trở nên trầm trọng hơn mà còn với những người không chưa mắc bệnh hoặc đã chữa khỏi bệnh động kinh sẽ làm nguy cơ tái phát bệnh nhanh. Việc hạn chế tối đa các thực phẩm, đồ ăn cay nóng này giúp hạn chế cũng như phòng ngừa bệnh động kinh.



            Không nên sử dụng các chất kích thích

            Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe... không tốt cho những người đang bị bệnh động kinh. Mặc dù không phải là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh nhưng nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh cũng như làm bệnh động kinh tái phát. Với những người đang bị bệnh sử dụng các chất kích thích sẽ làm bệnh phát triển nhanh.

            Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế để giảm nguy cơ mắc bệnh động kinh

            Với xã hội hiện nay việc đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế không còn xa lạ do tính chất công việc, đặc biệt với dân văn phòng. Đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế sẽ làm khí huyết kém lưu thông, máu dồn ứ ở tĩnh mạch và dây thần kinh bị tác động tiêu cực, đồng thời cũng có nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch và xương khớp.
            Do đó, với những người tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi 1 tư thế lâu nên thay đổi tư thế hoặc đứng dậy đi lại vận động khoảng 1 tiếng/ 1 lần sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động kinh và phòng ngừa bệnh động kinh tái phát.


            Vận động nhẹ nhàng hàng ngày, giảm trọng lượng cơ thể
            Vận động thể dục thể thao hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, giúp lưu thông khí huyết phòng ngừa bệnh động kinh cũng như các bệnh về tim mạch và xương khớp, giảm tình trạng béo phì.


            Với những người mắc bệnh động kinh việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, cầu lông... sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt, hạn chế bệnh động kinh phát triển. Nhưng các vận động mạnh như cử tạ, đá bóng, erobic cường độ cao... sẽ làm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

            Không nên thức khuya, giữ cho tâm trạng luôn thỏa mái

            Việc thức khuya, áp lực công việc cao, stress thường sẽ làm bệnh động kinh phát triển nhanh hơn. Do đó bạn nên giữ cho tâm trạng luôn thỏa mái, không thức quá khuya để phòng tránh bệnh động kinh.

            Phòng ngừa bệnh động kinh
            Phòng ngừa bệnh động kinh
            Phòng ngừa triệu chứng co giật, động kinh



          Công Ty cổ Phần Toplist
          Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
          Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
          Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
          Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
          Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy