Top 6 Dàn ý phân tích bài thơ "Thương vợ" của Tế Xương hay nhất

Hà Ngô 3445 0 Báo lỗi

Bài thơ "Thương vợ" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tế Xương (Tú Xương) được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ chính là ... xem thêm...

  1. I. Mở bài

    • Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi
    • Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.


    II. Thân bài

    1. Hai câu đề

    • Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”
      • Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác
      • Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

    Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định

    • Lí do:
      • “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
      • “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.

    Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang

    • Cách dùng số đếm độc đáo “một chồng” bằng cả “năm con”, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.
    • Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.


    2. Hai câu thực

    • Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):
      • “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
      • Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát
      • “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu

    ⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

    • “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
      • Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cranh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu
    • Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.
    • Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.


    3. Hai câu luận

    • “Một duyên hai nợ”: Ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu
    • “nắng mưa”: Chỉ vất vả
    • “năm”, “mười”: Số từ phiếm chỉ số nhiều
    • “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

    ⇒ Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú


    4. Hai câu kết

    • Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi:
      • “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả
    • Tự ý thức:
      • “Có chồng hờ hững”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời
      • Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng.

    Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.


    III. Kết bài

    • Khẳng định lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công nội dung của tác phẩm.
    • Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xã hội hôm nay
    Dàn ý tham khảo số 1: Phân tích bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 1: Phân tích bài thơ "Thương vợ"
    Dàn ý tham khảo số 1: Phân tích bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 1: Phân tích bài thơ "Thương vợ"

  2. I. Mở bài

    • Trình bày khái quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại: Được nhiều tác giả nhắc đến với tấm lòng trân trọng và niềm cảm thương sâu sắc cho số phận như Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…
    • Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành công hình tượng bà Tú


    II. Thân bài

    1. Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ

    • Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”
      • Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác
      • Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

    ⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phải nuôi con mà phải nuôi chồng

    • Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:
      • ”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
      • Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát
      • “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu

    ⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

    • Eo sèo… buổi đò đông: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
    • Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu
    • Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

    ⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

    • Năm nắng mười mưa: số từ phiếm chỉ số nhiều

    ⇒ Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú


    2. Hình tượng bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng

    • Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con :
      • “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
      • “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu

    ⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

    • Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang\
      • “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vãn
      • “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

    ⇒ Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú

    ⇒ Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến


    3. Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng bà Tú

    • Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.
    • Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.
    • Hình tượng nghệ thuật độc đáo.
    • Việt hóa thơ Đường

    III. Kết bài

    • Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú
    • Trình bày suy nghĩ bản thân
    Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích hình ảnh bà Tú
    Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích hình ảnh bà Tú
    Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích hình ảnh bà Tú
    Dàn ý tham khảo số 2: Phân tích hình ảnh bà Tú
  3. I. Mở bài

    • Trình bày những nét khái quát về tác giả Trần Tế Xương: một ánh sao lạ vụt sáng trên bầu trời văn chương nước Việt với những bài thơ mang tư tưởng li tâm Nho giáo.
    • Thương vợ là một bài thơ tiêu biểu của Trần Tế Xương. Không chỉ thể hiện thành công hình tượng trung tâm là bà Tú mà bài thơ cũng đặc biệt thành công hình ảnh ông Tú với những phẩm chất đáng quý.


    II. Thân bài

    1. Ông Tú là người có tấm lòng thương vợ sâu sắc

    • Ông Tú cảm thương cho sự vất vả, lam lũ của bà Tú
      • Ông thương bà Tú vì phải mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”:
      • Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào
      • Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

    => Ông Tú thương hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phỉ nuôi còn mà phải nuôi chồng


    • Ông thương vợ khi phải lặn lội bươn chải khi làm việc:
      • “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
      • Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn + khi quãng vắng: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu
      • “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
      • "Buổi đò đông" : Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc, chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu

    => Tấm lòng thương xót da diết của ông Tú trước thực cảnh mưu sinh của bà Tú

    • Ông phát hiện và trân trọng, ngợi ca những đức tính tốt đẹp của vợ
      • Ông cảm phục bởi tuy vất vả nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con :
      • “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
      • “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư
      • Ông Tú trân trọng sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang của vợ:
      • “Một duyên hai nợ âu đành phận”: chấp nhận, không than vãn
      • “dám quản công” : đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

    => Trần Tế Xương đã trân trọng đề cao phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con.


    2. Ông ý thức được bản thân là gánh nặng của vợ và căm phẫn trước xã hội đẩy người phụ nữ vào bất công

    • Người đàn ông trong xã hội phong kiến đáng lẽ ra phải có sự nghiệp hiển hách để lo cho vợ con, nhưng ở đây, ông Tú ý thức được bản thân là gánh nặng của vợ
      • “Nuôi đủ năm con với một chồng” : Tú Xương ý thức được hoàn ảnh của mình, nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng coi mình là một đứa con đặc biệt
      • “Một duyên hai nợ”: Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu
      • “Có chồng hờ hững cũng như không”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời
    • Từ tấm lòng thương vợ, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc đẩy người phụ nữ vào bất công
      • “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả

    => Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi, ông căm phẫn xã hội đẩy người phụ nữ vào ngang trái bất công


    III. Kết bài

    • Khẳng định lại những nét nghệ thuật tiêu biểu góp phần thể hiện thành công hình ảnh ông Tú
    • Trình bày suy nghĩ bản thân
    Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích hình ảnh ông Tú
    Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích hình ảnh ông Tú
    Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích hình ảnh ông Tú
    Dàn ý tham khảo số 3: Phân tích hình ảnh ông Tú
  4. I. Mở bài

    • Với cuộc đời ngắn ngủi chỉ khoảng 37 năm trời thế nhưng Tú Xương đã để lại một sự nghiệp thơ ca khá đồ sộ với 100 tác phẩm, ấn tượng hơn cả là trong số những tác phẩm ấy ông đã dành hẳn một đề tài để viết người vợ tào khang - bà Tú.
    • Thương vợ là một trong những tác phẩm đặc sắc và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú, tình cảm ấy được bộc lộ một cách chân thực và rõ nét nhất là ở hai câu kết tự như lời “chửi” của bài thơ “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/Có chồng hờ hững cũng như không”.


    II. Thân bài

    * Tổng quan:

    • Thương vợ là một bài thơ tiêu biểu về đề tài trữ tình của Tú Xương, thơ xưa dưới quan niệm phong kiến cổ hủ, trọng nam khinh nữ thường hiếm có các tác phẩm viết về người vợ, người phụ nữ.
    • Đàn ông phong kiến thường xem nỗi khó nhọc, vất vả cáng đáng gia đình của người phụ nữ là lẽ đương nhiên.
    • Tú Xương là một nhà thơ vừa có Tâm lại có tài nên cái lối tư duy của ông cũng khác biệt, ông thấu hiểu được nỗi vất vả của vợ mình, và thể hiện những tình cảm yêu mến quý trọng ấy vào trong thơ ca một cách chân thực, giản dị, gần gũi.
    • Tú Xương có một sự nghiệp thơ ca đồ sộ như thế cũng có một phần công lao của người vợ kết tóc, không quản khó nhọc chăm lo cho chồng con, không muốn chồng mình phải tham gia vào công việc lao động vất vả, bà luôn tin tưởng và khẳng định rằng chồng mình phải đứng trên sự nghiệp cầm bút mới xứng.


    * Hai câu thơ cuối bài đích xác là một câu “chửi”:

    • Tú Xương chửi cuộc đời, chửi cái xã hội thối nát tây, tàu , ta hỗn loạn, đạo đức con người trở nên tha hóa, mất nhân cách, kẻ đốn mạt, không có liêm sỉ thì được ăn sung mặc sướng đè đầu cưỡi cổ dân chúng. Khiến cho cuộc sống của những người thực sự có nhân cách, tài năng bị ép vào đường cùng, khổ sở, khiến vợ mình phải vất vả mưu sinh.
    • Tú Xương chửi đời cũng là tự chửi mình, ông trách bản thân mình vô năng, chỉ biết ăn lương vợ, giương mắt nhìn vợ mình cực khổ buôn bán kiếm từng cắc nuôi cả gia đình. Đồng thời thể hiện nỗi đau đớn, xót xa của một đấng nam nhi nhưng bất lực trước thời cuộc.
    • Chửi đời, chửi mình, Tú Xương còn chửi cả những ông chồng bạc bẽo, tinh ăn lười làm, quen hưởng thụ, dẫu biết vợ mình khổ cực nhưng cũng mặc kệ chẳng cảm thông, chia sẻ.


    III. Kết bài

    • Bài thơ Thương vợ đã thể hiện một cách sâu sắc và cảm động tình cảm chân thành của người chồng dành cho vợ mình là bà Tú.
    • Hai câu thơ cuối là những lời tâm huyết tận đáy lòng, cũng là tiếng phản kháng của Tú Xương trước cuộc đời đen bạc, là lời tự trách đầy chua xót, cay đắng của ông với chính bản thân, với cả những đức ông chồng tệ hại, vô dụng, để vợ phải vất vả cực nhọc cả cuộc đời.
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích hai câu cuối của bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích hai câu cuối của bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích hai câu cuối của bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 4: Phân tích hai câu cuối của bài thơ
  5. I. Mở bài

    • Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi
    • Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú
    • 4 câu thơ đầu đặc tả sự vất vả của người phụ nữ - người vợ thời xưa


    II. Thân bài

    1. Hai câu đề

    • Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”\
      • Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác
      • Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

    ⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định

    • Lí do:
      • “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
      • “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.

    ⇒ Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang

    • Cách dùng số đếm độc đáo “một chồng” bằng cả “năm con”, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.

    ⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.


    2. Hai câu thực

    • Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):
    • “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
    • Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát
    • “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu

    ⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

    • “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
    • Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cranh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu
    • Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

    ⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.


    III. Kết bài

    • Khẳng định lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công nội dung của 4 câu đầu bài Thương vợ
    • Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xẫ hội hôm nay
    Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích bốn câu thơ đầu bài
    Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích bốn câu thơ đầu bài
    Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích bốn câu thơ đầu bài
    Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích bốn câu thơ đầu bài
  6. I. Mở bài

    • Vài nét về cuộc đời Tú Xương.
    • Giới thiệu bài thơ Thương vợ.


    II. Thân bài

    1.Hình ảnh bà Tú qua 6 câu thơ đầu:

    * Hai câu hỏi:

    • Gợi không gian và thời gian lao động mưu sinh của bà Tú, “quanh năm” tượng trưng cho thời gian lao động không ngừng nghỉ, quanh năm suốt tháng, “mẹ sông” là nơi lao động phức tạp, ẩn chứa. ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
    • “Một đời chồng nuôi năm con”:
      • Nêu lí do chị phải làm việc vất vả, đó là vì hai gánh nặng trên vai là 5 đứa con và người chồng “lưng dài, đắt giá”.
      • Từ “cho ăn” còn bộc lộ thành quả lao động, sự khéo léo, tháo vát của bà Tú, đảm bảo cuộc sống ấm no cho chồng con.

    * Hai câu thực:

    • Một lần nữa gợi lên khung cảnh vất vả của bà Tú “nơi vắng vẻ”, “chiếc đò đông”.
    • Các từ “thắt lưng”, “lặn lội” được đặt ở đầu mỗi câu thơ nhằm nhấn mạnh sự vất vả, nhọc nhằn, công việc ngoài đời của bà.
    • Hình ảnh “thân cò” gợi lên sự khốn khổ, cô đơn, tủi hờn của những người lao động, những người phụ nữ trong công việc kiếm sống.

    * Hai câu tiếp:

    • Cho thấy sự thiệt thòi của bà Tú trong cuộc hôn nhân, cay đắng, vất vả thì nhiều nhưng hạnh phúc chẳng thấy đâu.
    • Nhưng cô ấy vẫn một lòng chịu đựng, nhẫn nại không một lời than thở.

    => Sự hy sinh và lòng vị tha cao cả, xuất phát từ tấm lòng yêu thương chồng con tha thiết.


    2. Hình ảnh anh Tú

    * Hiện lên qua cách anh tái hiện hình ảnh người vợ của mình:

    • Trước hết, anh ấy là một người đàn ông rất biết yêu thương, tôn trọng và biết ơn vợ.
    • Tình cảm của ông Tú được thể hiện gián tiếp qua việc khắc họa hình ảnh bà Tú, đồng thời cũng trực tiếp qua việc ngợi ca, ghi nhận công lao của ông Tú đối với người vợ “Nuôi đủ năm con với một chồng” một cách hài hước, dí dỏm và có phần tự trào. cách thức.
    • Tú Xương còn hiện lên là một con người có nhân cách qua lời tự trách “một duyên hai nợ”, ông tự nhận mình là “món nợ” mà bà Tú phải gánh và phải trả ở kiếp này.

    * Thể hiện qua lời tự trách ở hai dòng cuối bài thơ “Cha mẹ có tật ở, lấy chồng hờ hững cũng như không!”:

    • Đó là một lời nguyền ném vào bản thân vì mặc cảm, day dứt vì không làm tròn trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đình, rồi ném vào xã hội, cái xã hội cho phép sự bất công hiện hữu. Chắc chắn.
    • Xuất phát từ ý thức đáng trách của người chồng, người cha trong gia đình, đồng thời là ý thức về sự bất lực của bản thân. Việc tự trách mình còn xuất phát từ tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc của ông Tú dành cho vợ.


    III. Kết luận

    Tóm tắt nội dung bài thơ

    Dàn ý tham khảo số 6: Cảm nhận bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 6: Cảm nhận bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 6: Cảm nhận bài thơ
    Dàn ý tham khảo số 6: Cảm nhận bài thơ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy