Top 6 Bài văn phân tích bài thơ Gò me (Ngữ văn 7) hay nhất

Thai Ha 1068 0 Báo lỗi

Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã để lại cho mỗi người đọc chúng ta thật nhiều ấn tượng. Cảnh sắc thiên nhiên của mảnh đất Gò Me qua nỗi nhớ của nhà thơ ... xem thêm...

  1. Trong dòng hồi tưởng của một người con xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, vừa sinh động, lung linh. Trong không gian cảnh vật rộng lớn, mênh mông có ngọn hải đăng soi đường cho những đoàn thuyền đánh cá. Lời khẳng định Quê tôi đó như một tiếng gọi tha thiết, đầy tự hào về quê hương. Dòng thơ như thể hiện tâm trạng đau đáu với quê hương Gò Công mà không biết khi nào anh mới được trở về:


    Quê tôi đó; mặt trông ra bể

    Đốm hải đăng tắt lóe đêm đêm


    Không gian ấy nơi tác giả đã từng gắn bó, hình ảnh con đê cát đỏ cỏ viền hiện lên sinh động, một bãi cỏ triền đê nơi có đàn ngựa kéo lên tận Gò Công:


    Con đê cát đỏ cỏ viền

    Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò.

    Ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát

    Lúa nàng (*) – keo chói rực mặt trời

    Ao làng trăng tắm, mây bơi

    Nước trong như nước mắt người tôi yêu

    Quê tôi sớm sớm, chiều chiều

    Lao xao vườn mía

    Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ


    Âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa sống động kết hợp với âm thanh của tiếng sáo, tiếng chim tạo nên một Gò Me trù phú, vui tươi.


    Với những ánh sáng nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya. Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện. Trong đó, câu thơ:


    Nước trong như nước mắt người tôi yêu


    Thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh tươi đẹp. Hình ảnh so sánh thật tình tứ, ý nhị. Vẻ đẹp trong sáng của đôi mắt người yêu khiến ta liên tưởng đến một bức tranh phong cảnh tươi đẹp với đầy đủ màu sắc trong mắt của cây cối, âm thanh sinh động của tiếng chim và những hình ảnh động rập rờn của bươm bướm hay những chiếc lá đong đưa trong chiều hè.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết tiêu biểu đó là đôi gò má lúm đồng tiền khi lao động, đó là vẻ đẹp khỏe khoắn:


    Những chị, những em má núng đồng tiền

    Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên


    Đó là những cô gái say sưa, cần cù trong công việc, với những con người mang tâm hồn phong phú, hiền hòa, vừa hăng say lao động, vừa sống nghĩa tình lại yêu nghệ thuật:


    Véo von điệu hát cổ truyền

    Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe


    Những chi tiết miêu tả đã thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me. Ta có thể thấy con người nơi đây là những người duyên dáng, chất phác, thật thà, hăng say lao động và có tâm hồn phong phú.


    Từ nỗi nhớ của một người con xa quê tác giả đã gợi tả mảnh đất Gò Me trong nỗi nhớ thật gần gũi, thân thương, đáng yêu với con người chất phác, cần cù và thiên nhiên thì hiền hòa.


    Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho quê hương Gò Me yêu quý của mình.


    Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me. Cách mở đầu bài thơ với cụm từ “Quê tôi đó” như một sự khẳng định, niềm tự hào của người con về quê mẹ.


    Tiếp theo đó là hàng loạt những khung cảnh hiền hòa, đẹp đẽ hiện lên dưới đôi mắt trìu mến của tác giả. Nổi bật trong khung cảnh ấy là hình ảnh con người với điệu hò ngọt ngào, sự cần cù trong lao động, giản dị trong lối sống.


    Tất cả đã tạo nên một bức tranh quê tuyệt đẹp được vẽ bởi người con luôn yêu thương, tự hào về xứ sở mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Cảnh sắc thiên nhiên của mảnh đất Gò Me hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, lại vừa sinh động, lung linh. Nhà thơ đã khắc họa không gian rộng lớn của “bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng”.


    Những âm thanh thật sống động, đó là âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá… Và cả ánh sáng hiện lên với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày.


    Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya. Con người Gò Me hiện lên với vẻ đẹp riêng.


    Các cô gái Gò Me được miêu tả qua những chi tiết về ngoại hình – “đôi gò má lúm đồng tiền đầy duyên dáng”, “má đỏ thẹn thò”, hành động “ nọc cấy, tay tròn”, “giã me bên trã canh chua ngọt ngào”, “véo von điệu hát cổ truyền”.


    Họ là những con người vừa hăng say lao động, vừa sống nghĩa tình lại say mê nghệ thuật. Đặc biệt là hình ảnh nhân vật tôi với tuổi thơ đẹp đẽ “ nằm trên võng mẹ đưa; cắt cỏ, chăn bò; gối đầu lên áo; năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”.


    Có thể thấy rằng, mảnh đất Gò Me trong nỗi nhớ thật gần gũi, thân thương, đáng yêu với con người chất phác, cần cù và thiên nhiên thì hiền hòa. Qua đây, tác giả cũng đã gửi gắm tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho quê hương của mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, vừa sinh động, lung linh.


    Không gian được khắc họa với những cảnh vật rộng lớn, mênh mông như “bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng”. Âm thanh nơi đây sống động, giàu nhạc điệu: âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá…


    Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày. Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.


    Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện: nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sao; bướm chim bay lượn rập rờn; chim cu gáy giữa trưa hanh nồng; gió dìu xao xuyến bờ tre…


    Như vậy, thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh tươi đẹp với đầy đủ màu sắc trong mát của cây cối, âm thanh sinh động của tiếng chim và những hình ảnh động rập rờn của bươm bướm hay những chiếc lá đong đưa trong chiều hè.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Đến với bài thơ “Gò Me”, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp của mảnh đất Gò Me cũng như tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm. Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên Gò Me hiện lên đầy sinh động. Một vùng quê giản dị, gần gũi với những cảnh vật như con đê, ruộng lúa, ao làng.


    Cùng với âm thanh sống động như tiếng leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá. Vẻ đẹp con người Gò Me thì hiện lên đầy duyên dáng, dễ mến.


    Hình ảnh cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết tiêu biểu đó là “đôi gò má lúm đồng tiền đầy duyên dáng”, vừa lao động hăng say “ nọc cấy, tay tròn” vừa đam mê nghệ thuật “véo von điệu hát cổ truyền”. Không chỉ vậy, tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh nhân vật “tôi” trong bài.


    Tuổi thơ của “tôi” hiện lên với những kỉ niệm đẹp đẽ – “ nằm trên võng mẹ đưa; cắt cỏ, chăn bò; gối đầu lên áo; năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo”. Mảnh đất Gò Me trong nỗi nhớ của tác giả hiện lên thật gần gũi, thân thương. Qua bài thơ, Hoàng Tố Nguyên đã gửi gắm tình yêu thương, niềm tự hào dành cho quê hương.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông là nhà thơ Nam bộ tập kết ra Bắc và được đánh giá là xuất sắc nhất. Ông đã xuất bản hàng chục tập thơ. Gò Me nằm ở xã Trung An, thành phố Mĩ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên rất đẹp, là địa danh du lịch nổi tiếng của Tiền Giang.


    Gò Me xuất hiện không chỉ là tập thơ mà như làn gió mát trong khung cảnh oi bức. Người đọc miền Bắc lần đầu biết đến một nhà thơ Nam Bộ, với người, với tình, với cảnh và giọng thơ Nam Bộ thứ thiệt hồn hậu, chất phác: ở Gò Me, Hoàng Tố Nguyên tìm lại giọng thơ đồng quê quen thuộc của mình. Như con sơn ca trên đồng, ông cất lên tiếng hát hồn nhiên của riêng Gò Công, riêng Nam Bộ. Đồng thanh tương ứng, đồng bào miền Bắc nhận ra ngay sự gần gũi thân tình của giọng ca ấy và chấp nhận nó. Chính tiếng hát ấy cũng đã làm nên tên tuổi Hoàng Tố Nguyên.


    Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho quê hương Gò Me yêu quý của mình. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me. Cách mở đầu bài thơ với cụm từ “Quê tôi đó” như một sự khẳng định, niềm tự hào của người con về quê mẹ. Tác giả tự hào giới thiệu về quê hương “mặt trông ra bể” của mình với ngọn hải đăng “tắt, lóe đêm đêm”. Tiếp theo đó là hàng loạt những khung cảnh hiền hòa, đẹp đẽ hiện lên dưới đôi mắt trìu mến của tác giả. Con đê cát đỏ nhạc ngựa leng keng, dòng người nô nức đổ lên chợ Gò. Ruộng đồng bát ngát, lúa vàng rực cả góc trời. Tác giả ví nước ao làng trong vắt như nước mắt người yêu, khẳng định một tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng dành cho mảnh đất này. Nổi bật trong khung cảnh ấy là hình ảnh con người với điệu hò ngọt ngào, sự cần cù trong lao động, giản dị trong lối sống. Tất cả đã tạo nên một bức tranh quê tuyệt đẹp được vẽ bởi người con luôn yêu thương, tự hào về xứ sở mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy