Top 7 Thực phẩm có hại chúng ta vẫn thường cho trẻ nhỏ ăn

  1. Top 1 Nước trái cây
  2. Top 2 Sữa chua
  3. Top 3 Ngũ cốc
  4. Top 4 Mật ong
  5. Top 5 Nho
  6. Top 6 Vitamin tổng hợp cho trẻ nhỏ
  7. Top 7 Sữa lắc

Top 7 Thực phẩm có hại chúng ta vẫn thường cho trẻ nhỏ ăn

Mai Ly 152 0 Báo lỗi

Nhiều trẻ em bắt đầu ăn thức ăn có chứa nhiều đường khi còn rất nhỏ. Điều này sẽ khiến vị giác của trẻ giảm độ nhạy cảm và các thức ăn giàu dinh dưỡng khác sẽ ... xem thêm...

  1. Nước trái cây rất được ưa chuộng với trẻ nhỏ ở mọi độ tuổi khác nhau. Chúng rất tiện lợi và được chứa trong những gói hay chai lọ bắt mắt. Một ly nước trái cây chứa 5-6 thìa cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa carbohydrate.


    Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn trái cây thay vì uống nước trái cây vì chất xơ trong trái cây được hấp thụ sẽ tốt cho cơ thể trẻ hơn. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước trái cây mới ép hay nguyên chất hoặc sinh tố thay vì những cốc nước trái cây mua ở ngoài quán.

    © Depositphotos
    © Depositphotos
    Nước trái cây đóng hộp không hề tốt cho trẻ nhỏ
    Nước trái cây đóng hộp không hề tốt cho trẻ nhỏ

  2. Để chọn một loại sữa chua tốt cho sức khỏe, bạn cần đọc thành phần. Đầu tiên, đừng mua các sản phẩm sữa chua không được bảo quản trong tủ lạnh mà để trên các kệ mở. Thứ hai, mua sữa chua nguyên chất thay vì sữa chua các vị. Sữa chua có trái cây chứa rất nhiều đường, chất béo và calo sẽ khiến trẻ bị thừa cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    © Depositphotos
    © Depositphotos
    Sữa chua nguyên chất
    Sữa chua nguyên chất
  3. Các loại bột, muesli và các loại thực phẩm tương tự khác trông có vẻ tốt cho sức khỏe. Trong các quảng cáo, chúng được cho rằng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nhưng trên thực tế, những thực phẩm này chứa rất ít dưỡng chất và chứa rất nhiều đường. Các thành phần như ngô, lúa mì và yến mạch đều bị loại bỏ trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại carbohydrate.


    Thực phẩm này cũng không giúp trẻ no bụng lâu và chỉ sau vài giờ, trẻ sẽ đói trở lại. Một sự thay thế tốt hơn bột yến mạch. Có thể thêm trái cây và các loại hạt để trẻ hứng thú ăn hơn.

    © Depositphotos
    © Depositphotos
    Bột yến mạch trái cây
    Bột yến mạch trái cây
  4. Mật ong có thể gây hại cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism do chất clostridium botulinum gây ra. Nếu trẻ dưới 2 tuổi tiêu thụ nhiều mật ong, nặng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh hoặc có thể dẫn đến tử vong. 5% clostridium botulinum bào tử vi khuẩn có trong mật ong, có khả năng do môi trường, bụi đất khi những con ong mang về làm tổ gây ra nếu người lớn khi ăn vào thì không có vấn đề gì vì hệ tiêu hóa của người trưởng thành đã hoàn thiện và đủ vô hiệu hóa chúng nhưng ngược lại trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hệ miễn dịch kém, hệ tiêu hóa chưa được ổn định nên rất nguy hiểm đến đường ruột và tính mạng của trẻ nhỏ.


    Con người cũng đã biết đến độc tố botulism. Nếu chất này có 1 ít trong thành phần máu sẽ gây tê liệt các cơ quan đường hô hấp và gây tử vong trong vài phút. Do vậy mẹ không nên cho trẻ dưới 2 tuổi ăn hay tiêu thụ các món ăn có chứa mật ong.

    © Depositphotos
    © Depositphotos
    Mật ong có thể gây hại cho trẻ dưới 2 tuổi
    Mật ong có thể gây hại cho trẻ dưới 2 tuổi
  5. Top 5

    Nho

    Nho chứa nhiều vitamin và khoáng chất mà trẻ nhỏ cần. Tuy nhiên, chúng lại khá to và trơn, không may nếu trẻ ăn có thể bị nghẹn. Ngoài ra, nho cũng gây chứng khó tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Vậy nên, chuối là một loại quả thay thế tuyệt vời cho trẻ em dưới 2 tuổi.

    © Depositphotos
    © Depositphotos
    Không nên cho trẻ quá nhỏ ăn nho
    Không nên cho trẻ quá nhỏ ăn nho
  6. Vitamin là một chủ đề gây tranh cãi khá nhiều. Vấn đề ở đây là, cha mẹ thường dựa vào các kiến thức và kinh nghiệm của mình thay vì tham khảo ý kiến các chuyên gia và bác sĩ. Điều này hoàn toàn sai lầm và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Dù vitamin có hình dạng động vật vô hại như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ nên được sử dụng khi bác sĩ kê đơn.


    Trẻ em nên được bổ sung vitamin cần thiết từ các thực phẩm chứ không cần thiết phải cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc bổ nào khác.

    © Depositphotos
    © Depositphotos
    Hãy bổ sung vitamin cho con bằng những thực phẩm tự nhiên chứ không cần loại thuốc bổ nào
    Hãy bổ sung vitamin cho con bằng những thực phẩm tự nhiên chứ không cần loại thuốc bổ nào
  7. Đứng trước sự lựa chọn giữa soda và sữa lắc, chắc chắn bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng sẽ chọn sữa lắc. Nhưng thực chất, chúng cũng đều có hại như soda và chứa nhiều chất béo, đường. Nghiên cứu mới nhất cho biết uống một loại đồ uống béo như vậy thường xuyên có thể gây ra các các bệnh về tim mạch. Loại đồ uống này nguy hiểm ngay cả với người lớn chứ đừng nói đến trẻ nhỏ.


    Không nhất thiết phải cấm trẻ ăn đường nhưng điều thực sự quan trọng là hình thành thói quen ăn uống đúng đắn và có chừng mực đối với thức ăn ngọt. Giải thích cho trẻ hiểu đồ ngọt là món tráng miệng và chúng không thể thay thế thức ăn hàng ngày. Nếu một người có thói quen ăn kiêng tốt khi còn nhỏ, thì khả năng cao là họ sẽ ăn uống lành mạnh khi trưởng thành.


    Nguồn: BRIGHTSIDE

    © Depositphotos
    © Depositphotos
    Sữa lắc chứa rất nhiều đường sẽ không tốt cho cả trẻ nhỏ và người lớn
    Sữa lắc chứa rất nhiều đường sẽ không tốt cho cả trẻ nhỏ và người lớn




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy