Top 3 Loại bình phòng cháy chữa cháy phổ biến nhất hiện nay

  1. Top 1 Bình chữa cháy CO2
  2. Top 2 Bình chữa cháy dạng bột
  3. Top 3 Bình chữa cháy dạng bọt

Top 3 Loại bình phòng cháy chữa cháy phổ biến nhất hiện nay

Phương Kem 23 0 Báo lỗi

Bình phòng cháy chữa cháy là thiết bị không thể thiếu tại các tòa nhà, chung cư, căn hộ, văn phòng… Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại ... xem thêm...

  1. Bình chữa cháy CO2 - là loại thiết bị phòng cháy & chữa cháy thông dụng hiện nay. Được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp khi đám cháy mới bắt đầu hình thành và bùng cháy. Bình chữa cháy của nhiều hãng, có nhiều trọng lượng đôi khi là màu sắc khác nhau cho phù hợp với môi trường sử dụng và người sử dụng. Bình CO2 dùng để ngăn chặn đám cháy trong môi trường kín sẽ hiệu quả thông qua nguyên tắc ngắt nguồn oxy cung cấp cho đám cháy. Bình cứu hoả loại này được dùng nhiều cho văn phòng, nhà bếp, phòng trọ... Những nơi có các thiết bị trong khu vực chữa cháy như máy móc, giấy... sẽ không bị ảnh hưởng khi chữa cháy xong.


    Binh chữa cháy CO2 là loại thiết bị PCCC mà bên trong nó sở hữu khí CO2 bị nén. Thiết bị cứu hoả này được dùng cho công việc chữa cháy lúc mới bắt đầu. Tùy vào từng đám cháy, môi trường khác nhau mà có thể quyết định xem nên sở hữu bình chữa cháy CO2 hay không.


    Cấu tạo của bình chữa cháy CO2:

    • Về cấu tạo của bình CO2, thân bình hình trụ đứng ứng được làm từ thép đúc nguyên khối. Được sơn màu đỏ, mặt trước dán nhãn mác, khi phun ra ngoài có nhiệt độ lên đến -79 độ C. Tuyệt đối chúng ta không nên đùa nghịch để tránh gây bỏng lạnh ảnh. Trên đỉnh là cụm van xả được làm từ hợp kim đồng đồng hồ. Vòi phun của bình làm bằng thép bọc cao su chống bỏng lạnh cho người chữa cháy. Loa phun làm từ nhựa cứng cụm loa phun ở bình khí thường to hơn ở bình bột. Phía trên có mỏ vịt và cũng đồng thời là tay xách. Trong mỏ vịt có chốt hãm kẹp chì để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
    • Về ký hiệu của bình chữa cháy CO2, trên nhãn bình có các ký hiệu là MT. Ví dụ MT3 là ký hiệu của bình bình khí chữa cháy bằng CO2 khối lượng khí trong bình là 3 kg. Cách phân loại bình khí CO2 dựa trên khối lượng khí có trong bình. Thông dụng nhất trên thị trường là hai loại bình khí cầm tay là MT3 và và MT5. Ngoài ra còn một số loại bình khí thông dụng khác thường được dùng cho cho các phân xưởng sản xuất lớn là MT24.

    Ưu điểm:

    • Bình chữa cháy dạng khí CO2 có khả năng chữa cháy nhanh đạt hiệu quả cao. Với các đám cháy nhỏ vừa mới phát sinh vô cùng thích hợp. Với các vụ hoả hoạn liên quan đến thiết bị điện tử, trang sức quý hay thực phẩm để trần. Ngoài ra khí CO2 thường dùng để chữa các đám cháy trong buồng phòng kín hoặc nơi khuất gió. Cách sử dụng kiểm tra cũng như bảo quản vô cùng đơn giản.

    Nhược điểm:

    • Giá thành của bình khí thường cao hơn so với các loại bình bột cùng trọng lượng. Tổng trọng lượng của bình nặng hơn và khó thao tác đối với phụ nữ và trẻ em. Sử dụng không tốt hoặc không hiệu quả cao với các đám cháy kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, đám cháy than cốc và các đám cháy xăng dầu. Loại bình chữa cháy này ít được sử dụng trong các đám cháy ngoài trời. Vì khí CO2 dễ khuếch tán nhanh trong không khí do đó hiệu quả tập bắt đầu chạy không cao so với các loại hình khác.

    Một số lưu ý khi sử dụng bình khí CO2:

    • Chúng ta không nên sử dụng bình khí CO2 cho các đám cháy sau: Các đám cháy xăng dầu, khu lán trại ngoài trời. Nếu sử dụng, khi phun chúng ta nên đứng đầu ngọn gió, tránh khí CO2 dội ngược lại gây bỏng lạnh rất nguy hiểm. Các đám cháy phân đạm, than cốc sẽ sản sinh khí CO gây độc.
    • Khi sử dụng bình phòng cháy & chữa cháy khí CO2 chúng ta nên để đám cháy đám cháy bị dập tắt hẳn mới dừng phun. Khi phun thì chọn gốc đám lửa mà phun vào. Tùy vào từng mức độ cháy của hoả hoạn mà lưu ý khoảng cách sao cho phù hợp tối thiểu từ 2m đến 3m đề phòng bị nhiệt độ từ đám lửa tác động vào người. Chỉ nên cần vào phần nhựa cao su trên vòi và loa phun khí. Khi chữa các đám cháy thiết bị điện, nên dùng nên bị ủng và găng tay cách điện để đảm bảo an toàn.

    Cách sử dụng bình chữa cháy CO2 đơn giản nhất:

    • Bước 1: Khi có đám cháy xảy ra, nhanh chóng di chuyển tới nơi chứa bình chữa cháy. Bình tĩnh xách ( vác) bình chữa cháy CO2 đến địa điểm đang có hoả hoạn
    • Bước 2: Lưu ý tư thế khi chữa cháy cho đúng kỹ thuật. Dùng một tay để điều chỉnh loa phun hướng về đám cháy tầm 0,5m và 1 tay giật chốt hãm.
    • Bước 3: Bóp hoặc vặn van để khí tự phun ra dập tắt đám cháy.

    Lưu ý: Nếu trong phòng kín thì đứng phía cửa vào phun hoặc đứng đầu gió để tránh bị ảnh hưởng từ khí CO2.

    Bình chữa cháy CO2
    Bình chữa cháy CO2
    Bình chữa cháy CO2
    Bình chữa cháy CO2

  2. Bình chữa cháy bột khô hiệu quả rất cao khi chữa cháy và được công nhận và tin cậy rộng rãi. Thiết bị này trở nên nổi tiếng với chất lượng, sử dụng an toàn, hiệu quả cao, giá rẻ và độ tin cậy. Bình chứa bột khô đa năng làm cho các bình cứu hoả này trở thành một lựa chọn tốt cho các chủ dự án xây dựng. Cho tất cả các môi trường, công trình, gia đình khi có khả năng xử lý tất cả các loại lửa. Bình chữa cháy bột khô ABC được sử dụng nhiều cho ôtô, xe buýt nhỏ, taxi, đoàn lữ hành, thuyền nhỏ. Khu vực nhà bếp cho gia đình, nhà xưởng công nghiệp, sự kiện bên ngoài,xưởng cơ khí, nhà để xe & xưởng, xe cộ và nhiều hơn nữa.


    Các loại rủi ro mà bình chữa cháy bột khô ABC sẽ được sử dụng để chữa cháy là. Các vật liệu A cơ bản như gỗ, bìa cứng, giấy, rơm, dệt, than, đường, nhựa rắn, cao su, đồ nội thất, v.v. , dầu, xăng, các loại sơn, chất lỏng dễ cháy và vật liệu lớp C như propan, hydro và khí tự nhiên. Bình chữa cháy bột hay còn thường được nghe dưới cái tên là bình chữa cháy hóa chất khô. Các loại thiết bị chữa cháy giá rẻ này khá thông dụng, chứa một loại hóa chất dưới hình thức bột mịn. Bình chữa cháy bột có công dụng là dập tắt đám cháy bằng cách phun loại bột mịn này vào đám lửa. khi tiếp xúc vào ngọn lửa, bột sẽ hấp thụ các phân tử nhiên liệu trong đám cháy và làm nó tắt nó từ bên trong. Các thiết bị PCCC bột được sử dụng như là bình chữa cháy đa năng. Vì chúng có thể dập tắt khá nhiều loại đám cháy trong thực tế. Một số đám cháy cơ bản gây ra bởi chất lỏng dễ cháy, hoặc một số hoả hoạn liên quan tới thiết bị điện, điện tử...


    Cấu tạo bình phòng cháy chữa cháy dạng bột:

    • Vỏ thiết bị này được đúc bằng thép, hình trụ đứng, thường được phủ một lớp màu sơn đỏ. Trên vỏ trang bị có ghi tên, kí hiệu loại bình, thông số kỹ thuật của sản phẩm. Phía trên thân thiết bị là cụm van, thường được chế tạo bởi hợp kim đồng. Bên trong thiết bị có van một chiều được nén bằng lò xo. Giữa tay xách và cò bóp được lắp đặt một khóa bằng chốt hãm, đầu được niêm phong kẹp chì. Trên cụp van cho riêng bình bột sẽ có đồng hồ áp kế đo áp suất khí đẩy trong thiết bị và được chia làm 3 vạch màu cơ bản
    • Màu đỏ: Biểu thị cho áp suất trong thiết bị không đủ để đẩy bột ra ngoài.
    • Màu xanh: Biểu thị cho áp suất trong bình đủ để đẩy bột ra ngoài.
    • Màu vàng: Biểu thị cho áp suất khí đẩy trong bình vượt quá mức quy định.

    Ưu điểm:

    • Đầu tiên phải kể đến đó chính là giá bình PCCC bột luôn rẻ hơn so với các loại bình chữa cháy khí. Bình chữa cháy bột khô có thể sử dụng được an toàn cho các sự cố khi biết hoặc nghi ngờ có nguồn điện đang hoạt động trong một số thiết bị điện. Bình cứu hoả bột được sử dụng tốt đối với các đám cháy A, B, C và các đám cháy chất lỏng đặc biệt như xăng và dầu. Việc xả bột tạo cho một lá chắn hiệu quả chống lại bức xạ nhiệt. Trong các trường hợp xả một lượng bột lớn có khả năng sẽ chắn mọi người xung quanh khỏi tác hại của đám cháy.

    Nhược điểm:

    • Trong một số trường hợp khả năng chữa cháy sẽ kém hơn so với bình khí CO2. Bột khô có trong thiết bị cứu hoả này có thể gây ngợp thở nếu hít phải bột khô có thể gây kích ứng các cơ quan hô hấp. Khi sử dụng bình bột sẽ lưu loại chất chữa cháy mất công phải dọn dẹp tàn dư sau khi dập tắt đám cháy. Ngoài ra khi bột trong bình phun ra sẽ tạo một khoảng không gian mờ, đục bột dày đặc làm giảm đáng kể tầm quan sát của người chữa cháy. Chúng ta không nên sử dụng bình bột chữa cháy đối với các đám cháy chứa nhiều thiết bị điện tử bởi bột chữa cháy có tính oxi hóa cao dễ gây hư hỏng thiết bị.


    Cách bảo quản thiết bị chữa cháy dạng bột:

    • Cần đặt thiết bị chữa cháy này ở nơi thuận tiện và dễ quan sát thấy từ xa và mọi hướng. nếu lắp đặt thiết bị ngoài trời phải có mái che tráng mưa, nắng. Nhiệt độ bảo quản đảm bảo an toàn cho thiết bị là từ -10ºC đến 55ºC. Phải luôn luôn kiểm tra trang bị theo quy định của nhà sản xuất, hoặc trung bình là 3 tháng/lần. Trong trường hợp kim trên đồng hồ đo áp suất mà chỉ sang vạch đỏ thì cần đưa đi nạp lại khí. Cần tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong của thiết bị khi đưa đi nạp lại bình. Mục đích là đảm bảo thiết bị luôn ở trong tình trạng tốt an toàn để dập tắt các vụ hoả hoạn khi cần thiết.
    • Chù kỳ nạp và bảo trì thiết bị: 1 năm/1 lần áp dụng cho các thiết bị còn mới. Trường hợp là với thiết bị đã qua nạp lại một số lần thì nên là 6 tháng/1 lần. Trước mỗi lần nạp bột mới và thiết bị đã qua sử dụng 5 năm, thì vỏ trang bị cứu hoả này phải được kiểm tra, đánh giá thủy lực, sau khi đạt cường độ quy định mới được phép nạp sạc lại.

    Cách sử dụng thiết bị cứu hoả dạng bột:

    • Khi có đám cháy xảy ra trước hết chúng ta phải thật bình tĩnh, không nên hốt hoảng, kết hợp việc hô hoán báo động cho mọi người xung quanh… Xác định vị trí của đám cháy và tiếp cận bình chữa cháy nhanh nhất có thể. Dùng ngón tay giật chốt an toàn trên đỉnh bình. 1 tay xách bình, một tay cầm vòi phun hướng về phía ngọn gốc đám lửa, sau đó bóp chặt cò bóp để xả hoá chất.
    • Chú ý khi sử dụng: Chúng ta phải lắc, xóc thiết bị trước khi phun. Khi xả hoá chất ra, chúng ta phải giữ thiết bị ở tư thế thẳng đứng, luôn đứng ở đầu hướng gió (nếu là đám cháy ngoài trời), và đứng gần cửa ra vào (nếu là đám cháy trong phòng). Khi chữa cháy các đám cháy là chất lỏng thì phải phun bao phủ lên bề mặt chất cháy, tuyệt đối tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng điều này dễ gây bắn tung toé chất đang cháy ra ngoài gây cháy lan hoặc bắn vào người đang chữa cháy. Nếu thiết bị chữa cháy đã được sử dụng và không còn niêm chì thì nên làm dấu và để riêng tránh gây nhầm lẫn.
    Bình chữa cháy dạng bột
    Bình chữa cháy dạng bột
    Bình chữa cháy dạng bột
    Bình chữa cháy dạng bột
  3. Bình bọt Foam chữa cháy là một loại bình chữa cháy chứa dụng dịch mảng bọt có khối lượng lớn có tính bền chứa đầy không khí có tỷ trọng nhỏ hơn dầu xăng hoặc nước.


    Bọt Foam là bọt dùng để chữa cháy. Vai trò của nó là làm mát ngọn lửa và bao phủ nhiên liệu, ngăn chặn sự tiếp xúc của nó với oxy, dẫn đến sự ức chế quá trình đốt cháy. Bọt Foam chữa cháy được phát minh bởi nhà hóa học người Nga Alexander Loran vào năm 1902.

    Các chất hoạt động bề mặt được sử dụng phải tạo bọt ở nồng độ dưới 1%. Các thành phần khác của bọt chống cháy là dung môi hữu cơ (ví dụ rimethyl- trimylene glycol và hexylene glycol) chất ổn định bọt (lauryl alcohol) và chất ức chế ăn mòn.


    Một đám cháy có thể bắt đầu và tồn tại khi và chỉ khi có sự tồn tại của 4 yếu tố chính bao gồm: nhiệt, nhiên liệu, tác nhân oxy hóa (thường là oxy) và phản ứng hóa học giữa 3 yếu tố này. Sự cố cháy có thể được ngăn chặn hoặc dập tắt hoàn toàn bằng cách loại bỏ 1 trong 4 yếu tố.

    Bọt Foam trong bình bọt Foam chữa cháy được tạo thành từ bọt cô đặc, nước và không khí. Khi được trộn chính xác, các thành phần này tạo thành một lớp bọt bao phủ lên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa; làm mát; khử hơi và làm bay hơi để chữa cháy. Điều này làm cho hệ thống chữa cháy bọt Bọt Foam trở thành một lựa chọn hiệu quả để bảo vệ, ngăn ngừa hỏa hoạn và chữa cháy ở những nơi có chất lỏng dễ cháy.


    Cấu tạo Bình Bọt Foam Foam:

    • Bên ngoài: Thân bình được làm từ thép chịu được áp lực cao, bình có dạng hình trụ thường được sơn màu đỏ. Trên thân bình có in nhãn ghi thông tin đặc điểm, hình ảnh sử dụng, cách bảo quản,… của bình. Trên miệng bình chữa cháy có cụm van, van khóa, đồng hồ đo áp lực, ống dẫn, vòi phun và cò bóp.
    • Bên trong:
      • Bên trong bình bọt Foam chữa cháy có bọt Foam, khí đẩy và ống dẫn nối thẳng tới cụm van trên miệng bình.
      • Bọt chữa cháy bên trong bình có thể là bọt Foam AFFF, bọt Foam ARC,…
        • Bọt Foam chữa cháy AFFF có chất chữa cháy tạo thành một màn sương phủ lên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon
        • Bọt chữa cháy Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là chất bọt mà khi phun sẽ tạo ra một màn nhầy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.

    Ưu điểm: Không độc hại, không gây hại cho hầu hết các vật liệu, phần lớn an toàn nếu vô tình sử dụng trên các đám cháy điện (mặc dù điều này không được khuyến khích), được thiết kế để ngăn chặn các đám cháy bùng phát trở lại, trọng lượng nhẹ hơn so với bình chữa cháy nước tương đương.

    Nhược điểm:
    Làm hỏng các thiết bị điện. Nguy hiểm nếu sử dụng trên lửa nấu ăn hoặc lửa gas dễ cháy.


    Lựa chọn sử dụng bình chữa cháy bọt Foam:

    • Bình chữa cháy bọt Foam được sử dụng để dập tắt các đám cháy:
      • Các đám cháy liên quan đến các chất rắn dễ cháy, như giấy, gỗ và dệt may (đám cháy ‘loại A’)
      • Đám cháy liên quan đến một số chất lỏng dễ cháy, như xăng, dầu diesel và sơn (đám cháy ‘loại B’)
      • Đám cháy liên quan đến các thiết bị điện NẾU bình chữa cháy đã vượt qua bài kiểm tra độ dẫn điện 35kv- một biện pháp an toàn bổ sung nhằm bảo vệ người dùng vô tình sử dụng bình chữa cháy bọt trên đám cháy điện.
    • Xin lưu ý: Không phải bình chữa cháy bọt Foam nào cũng được thiết kế để sử dụng cho các đám cháy điện. Chỉ chữa cháy đám cháy điện với bọt Foam khi nhà được sự cho phép của nhà sản xuất.

    Không sử dụng bình bọt Foam chữa cháy cho:

    • Các đám cháy nấu ăn liên quan đến dầu và mỡ, chẳng hạn như hỏa hoạn chip (đám cháy ‘lớp E’)
    • Các đám cháy liên quan đến các loại khí dễ cháy, như khí metan và butan (đám cháy ‘loại C’)

    Cách sử dụng bình bọt Foam chữa cháy: Bình chữa cháy bọt cần được sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào loại lửa. Trong mọi trường hợp, trước hết bạn cần tháo chốt an toàn và đứng cách đám cháy một khoảng an toàn.

    Chất lỏng dễ cháy:

    • Với đám cháy chất lỏng dễ cháy, không sử dụng bình bọt Foam phun trực tiếp vào đám cháy vì nó có thể khiến chất lỏng lan ra các bề mặt gần đó.
    • Trong trường hợp này, phun bọt chữa cháy một cách nhẹ nhàng, quét qua đầu ngọn lửa và xung quanh đám chất lỏng. Bằng cách này, bọt sẽ rơi xuống, lắng đọng và ngăn chất lỏng dễ cháy lan ra xung quanh.

    Chất rắn dễ cháy:

    • Với đám cháy chất rắn, bạn có thể phun bọt chữa cháy vào ngọn lửa.

    Cháy điện (không khuyến khích)

    • Xử lý tương tự như các đám cháy chất rắn dễ cháy.
    • Hãy chắc chắn rằng bạn đang đứng cách ngọn lửa ít nhất 1m để giảm thiểu nguy cơ bị điện giật.
    Bình chữa cháy dạng bọt
    Bình chữa cháy dạng bọt
    Bình chữa cháy dạng bọt
    Bình chữa cháy dạng bọt



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy