Top 5 Dàn ý phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Ngữ văn 9) hay nhất

  1. Top 1 Dàn ý số 1
  2. Top 2 Dàn ý số 2
  3. Top 3 Dàn ý số 3
  4. Top 4 Dàn ý số 4
  5. Top 5 Dàn ý số 5

Top 5 Dàn ý phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Ngữ văn 9) hay nhất

"Vũ Trung tùy bút" là tác phẩm gồm tám mươi tám mẩu chuyện nhỏ, được ghi chép tùy hứng, tản mạn bàn về lễ nghi phong tục, ... hay về những việc xảy ra ở xã hội ... xem thêm...

  1. 1. Mở bài

    - Giới thiệu về tác phẩm "Vũ Trung tùy bút"
    - Giới thiệu đoạn trích "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh".

    2. Thân bài

    - Thói ăn chơi hưởng lạc xa hoa, vô độ của chúa Trịnh Sâm

    • Chúa cho xây dựng nhiều đình đài, cung điện ở nhiều nơi "phủ Tây Hồ, núi Dũng Thúy, núi Trầm" chỉ để thỏa thú vui chơi, đèn đuốc.
      → Sư xây dựng vì mục đích cá nhân này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân.
    • Thường xuyên tổ chức những cuộc vui chơi ở bờ Tây Hồ "mỗi tháng ba bốn lần" -> huy động nhiều người, binh lính, nhạc công dàn quanh, bày trò "mua bán như ở trong chợ"--> Lố lăng, giả dối, tốn kém.
    • Thu vén hết những loài "trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch" trong dân gian để làm đẹp cho phủ chúa.
    • Vì công việc thu vén ấy mà điều động nhiều người, "cả một cơ bình" → Tốn kém, kì công.

    → Phạm Đình Hổ đã ghi chép tỉ mỉ, chân thực về thú ăn chơi của chúa Trịnh Sâm mà không một lời bình

    • Sự ăn chơi ấy báo hiệu cho sự sụp đổ của vương triều.

    - Sự nhũng nhiễu của đám quan lại dưới quyền

    • Sự ăn chơi, hưởng lạc, thú vui của vua chúa đưa đến một đám những kẻ nịnh bợ, nhũng nhiễu dân chúng.
    • Mượn cớ "phụng thủ", bày trò cướp trắng trợn những "chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay" trong dân gian.
    • Bày trò dọa nạy, "nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm"
    • Sai tay chân cướp cây cảnh, hoặc phá tường nhà người ta mang đi, hoặc sai người "cắt phăng" để dàn cảnh đòi tiền.
      → Tìm các loại báu vật dâng chúa nhưng thực chất là vơ vét của dân làm của riêng.
    • Tác giả kể câu chuyện của nhà mình (cây lê cao vài mươi trượng, nở hoa trắng xóa thơm lừng, hai cây lựu trắng đỏ) phải chặt đi vì sự bọn quan lại nhũng nhiễu. → Bộc lộ kín đáo sự phê bình, phê phán của tác giả với thói ăn chơi của vua chúa. Đồng thời cảm thông với những người dân trong xã hội.

    3. Kết bài

    • Nghệ thuật: Lối ghi chép chân thực, cụ thể, sống động.
    • Miêu tả chân thực cuộc sống xa hoa của vua chúa và thói nhũng loạn của quan lại
    • Bộc lộ kín đáo cảm xúc của mình.
    • Đoạn trích mang giá trị nghệ thuật, hiện thực sâu sắc.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. 1. Mở bài

    • Giới thiệu những nét cơ bản nhất về tác giả Phạm Đình Hổ và tác phẩm Vũ trung tùy bút: Một tác giả mang cốt cách thanh cao của kẻ sĩ Bắc Hà lo cho dân, cho nước. Vũ trung tùy bút là tác phẩm đặc sắc tiêu biểu của ông với bút pháp nghệ thuật tinh tế
    • Vài nét về đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: phản ánh đời sống sa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh, đưa đến một góc nhìn chân thực về sự đen tối của xã hội Việt Nam thời bấy giờ


    2. Thân bài

    a. Thói ăn chơi hưởng lạc sa hoa, vô độ của chúa Trịnh Sâm

    - Sự xa hoa trong cuộc sống của chúa Trịnh Sâm đã được ghi chép lại chân thực, tỉ mỉ:

    • Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài chỉ để thỏa mong muốn “thích chơi đèn đuốc”
    • Việc xây dựng đền đài vì mục đích cá nhân này đã làm cho nhân dân hao tiền tốn của
    • Chúa thường xuyên tổ chức các cuộc dạo chơi Tây Hồ ba bốn lần một tháng, mỗi cuộc dạo chơi lại huy động rất nhiều người hầu hạ cùng những trò giải trí lố lăng, tốn kém
    • Việc tìm thu vật “phụng thủ” chính là cướp đoạt những vật quý giá trong thiên hạ. Việc tập trung miêu tả việc đưa một cây đa cổ thụ về ừ bên kia sông, cần tới cơ binh hàng trăm người ⇒ sự kì công, cũng cho thấy sự sa hoa tốn kém

    ⇒ Thói ghi chép tỉ mỉ, chân thực, khách quan, không đưa thêm bất cứ một lời bình luận nào nhưng cũng đủ để cho thấy sự xa xỉ ăn chơi, không màng đến quốc gia đại sự của một người nắm binh quyền ⇒ Sự dự báo trước sụp đổ, suy vong là điều không tránh khỏi đối với một triều đại chỉ ăn chơi hưởng lạc


    b. Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới quyền

    - Sự sa hoa hưởng lạc của người đứng đầu đưa đến thói nhũng nhiễu của quan lại dưới trướng:

    • Bọn hoạn quan được sủng ái vì giúp vua trong những trò chơi sa hoa nên ỷ thế hoành hành, tác oai tác quái
    • Chúng tìm thu vật “phụng thủ” mà thực ra chính là vừa ăn cướp, vừa la làng ⇒ người dân bị cướp đến hai lần, hoặc phải tự hủy bỏ những sản vật quý giá của mình, mà chúng thì lại vừa vơ vét làm của riêng lại vừa được tiếng mẫn cán
    • Phạm Đình Hổ kể câu chuyện từ chính gia đình mình khi bà mẹ ông phải sai chặt đi một cây kê và hai cây lựu quý chỉ vì muốn tránh tai họa ⇒ Càng tăng sức thuyết phục cho sự chân thực của những ghi chép

    ⇒ Qua cách ghi chép, tác giả đã kín đáo bộc lộ thái độ bất bình, phê phán của tác giả


    3. Kết bài

    • Đánh giá phương diện nghệ thuật: Khái quát lại những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công nội dung của đoạn trích: Cách ghi chép hết sức tỉ mỉ, chân thực, ngòi bút Phạm Đình Hổ là một ngòi bút trầm tĩnh mà sâu sắc,...
    • Tác phẩm không chỉ mang giá trị văn chương mà còn mang giá trị lịch sử đáng ghi nhận
    • Mở rộng trình bày suy nghĩ bản thân về những nội dung phản ánh trong đoạn trích
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. 1. Mở bài

    • Giới thiệu về tác phẩm "Vũ Trung tùy bút"
    • Giới thiệu đoạn trích "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh".


    2. Thân bài

    - Thói ăn chơi hưởng lạc xa hoa, vô độ của chúa Trịnh Sâm

    • Chúa cho xây dựng nhiều đình đài, cung điện ở nhiều nơi "phủ Tây Hồ, núi Dũng Thúy, núi Trầm" chỉ để thỏa thú vui chơi, đèn đuốc.

    → Sư xây dựng vì mục đích cá nhân này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân.

    • Thường xuyên tổ chức những cuộc vui chơi ở bờ Tây Hồ "mỗi tháng ba bốn lần" -> huy động nhiều người, binh lính, nhạc công dàn quanh, bày trò "mua bán như ở trong chợ"--> Lố lăng, giả dối, tốn kém.
    • Thu vén hết những loài "trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch" trong dân gian để làm đẹp cho phủ chúa.
    • Vì công việc thu vén ấy mà điều động nhiều người, "cả một cơ bình" → Tốn kém, kì công.

    → Phạm Đình Hổ đã ghi chép tỉ mỉ, chân thực về thú ăn chơi của chúa Trịnh Sâm mà không một lời bình

    • Sự ăn chơi ấy báo hiệu cho sự sụp đổ của vương triều.

    - Sự nhũng nhiễu của đám quan lại dưới quyền

    • Sự ăn chơi, hưởng lạc, thú vui của vua chúa đưa đến một đám những kẻ nịnh bợ, nhũng nhiễu dân chúng.
    • Mượn cớ "phụng thủ", bày trò cướp trắng trợn những "chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay" trong dân gian.
    • Bày trò dọa nạy, "nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm"
    • Sai tay chân cướp cây cảnh, hoặc phá tường nhà người ta mang đi, hoặc sai người "cắt phăng" để dàn cảnh đòi tiền.

    → Tìm các loại báu vật dâng chúa nhưng thực chất là vơ vét của dân làm của riêng.

    • Tác giả kể câu chuyện của nhà mình (cây lê cao vài mươi trượng, nở hoa trắng xóa thơm lừng, hai cây lựu trắng đỏ) phải chặt đi vì sự bọn quan lại nhũng nhiễu.

    → Bộc lộ kín đáo sự phê bình, phê phán của tác giả với thói ăn chơi của vua chúa. Đồng thời cảm thông với những người dân trong xã hội.

    - Nghệ thuật: Lối ghi chép chân thực, cụ thể, sống động; Miêu tả chân thực cuộc sống xa hoa của vua chúa và thói nhũng loạn của quan lại; Bộc lộ kín đáo cảm xúc của mình

    => Đoạn trích mang giá trị nghệ thuật, hiện thực sâu sắc.

    • Trong phủ bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non -> sự kì công, sa hoa tốn kém.
    • Thói ghi chép tỉ mỉ, chân thực, khách quan, không đưa thêm bất cứ một lời bình luận nào nhưng cũng đủ để cho thấy sự xa xỉ ăn chơi, không màng đến quốc gia đại sự của một người nắm binh quyền.
    • Sự dự báo trước sụp đổ, suy vong là điều không tránh khỏi đối với một triều đại chỉ ăn chơi hưởng lạc.

    - Sự tham lam, nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ chúa và sự sa hoa hưởng lạc của người đứng đầu đưa đến thói nhũng nhiễu của quan lại dưới trướng:

    • Bọn hoạn quan được sủng ái vì giúp vua trong những trò chơi sa hoa
    • Chúng ỷ thế hoành hành, tác oai, tác quái
    • Chúng tìm thu vật “phụng thủ” mà thực ra chính là vừa ăn cướp, vừa la làng -> người dân bị cướp đến hai lần, hoặc phải tự hủy bỏ những sản vật quý giá của mình, mà chúng thì lại vừa vơ vét làm của riêng lại vừa được tiếng mẫn cán.

    => Phạm Đình Hổ kể câu chuyện từ chính gia đình mình khi bà mẹ ông phải sai chặt đi một cây kê và hai cây lựu quý chỉ vì muốn tránh tai họa -> Càng tăng sức thuyết phục cho sự chân thực của những ghi chép.

    => Qua cách ghi chép, tác giả đã kín đáo bộc lộ thái độ bất bình, phê phán của mình.


    3. Kết bài

    • Khái quát lại những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công nội dung của đoạn trích: Cách ghi chép hết sức tỉ mỉ, chân thực, ngòi bút Phạm Đình Hổ là một ngòi bút trầm tĩnh mà sâu sắc,...
    • Tác phẩm không chỉ mang giá trị văn chương mà còn mang giá trị lịch sử đáng ghi nhận
    • Mở rộng trình bày suy nghĩ bản thân về những nội dung phản ánh trong đoạn trích.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. a) Mở bài

    - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

    • Phạm Đình Hổ là một tác giả mang cốt cách thanh cao của kẻ sĩ Bắc Hà lo cho dân, cho nước.
    • Vũ trung tùy bút là tác phẩm đặc sắc tiêu biểu của ông với bút pháp nghệ thuật tinh tế.

    - Vài nét về đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: phản ánh đời sống sa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh, đưa đến một góc nhìn chân thực về sự đen tối của xã hội Việt Nam thời bấy giờ


    b) Thân bài

    * Thói ăn chơi hưởng lạc sa hoa, vô độ của chúa Trịnh Sâm

    - Thú chơi đèn đuốc, dạo chơi:

    • Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài ở khắp nơi
    • Việc xây dựng đền đài vì mục đích cá nhân này đã làm cho nhân dân hao tiền tốn của.

    - Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ

    • Thường xuyên tổ chức ba bốn lần một tháng
    • Mỗi cuộc dạo chơi lại huy động rất nhiều người hầu hạ cùng những trò giải trí lố lăng, tốn kém.

    - Thú chơi cây cảnh:

    • Chúa cho tìm thu vật “phụng thủ” - những vật quý giá trong thiên hạ (trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh...)
    • Chúa còn đưa một cây đa cổ thụ về từ bên kia sông, cần tới cơ binh hàng trăm người
    • Trong phủ bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non -> sự kì công, sa hoa tốn kém.

    => Thói ghi chép tỉ mỉ, chân thực, khách quan, không đưa thêm bất cứ một lời bình luận nào nhưng cũng đủ để cho thấy sự xa xỉ ăn chơi, không màng đến quốc gia đại sự của một người nắm binh quyền.

    => Sự dự báo trước sụp đổ, suy vong là điều không tránh khỏi đối với một triều đại chỉ ăn chơi hưởng lạc.

    * Sự tham lam, nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ chúa

    - Sự sa hoa hưởng lạc của người đứng đầu đưa đến thói nhũng nhiễu của quan lại dưới trướng:

    • Bọn hoạn quan được sủng ái vì giúp vua trong những trò chơi sa hoa
    • Chúng ỷ thế hoành hành, tác oai, tác quái
    • Chúng tìm thu vật “phụng thủ” mà thực ra chính là vừa ăn cướp, vừa la làng -> người dân bị cướp đến hai lần, hoặc phải tự hủy bỏ những sản vật quý giá của mình, mà chúng thì lại vừa vơ vét làm của riêng lại vừa được tiếng mẫn cán.

    => Phạm Đình Hổ kể câu chuyện từ chính gia đình mình khi bà mẹ ông phải sai chặt đi một cây kê và hai cây lựu quý chỉ vì muốn tránh tai họa -> Càng tăng sức thuyết phục cho sự chân thực của những ghi chép.
    => Qua cách ghi chép, tác giả đã kín đáo bộc lộ thái độ bất bình, phê phán của mình.


    c) Kết bài

    • Khái quát lại những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công nội dung của đoạn trích: Cách ghi chép hết sức tỉ mỉ, chân thực, ngòi bút Phạm Đình Hổ là một ngòi bút trầm tĩnh mà sâu sắc,...
    • Tác phẩm không chỉ mang giá trị văn chương mà còn mang giá trị lịch sử đáng ghi nhận
    • Mở rộng trình bày suy nghĩ bản thân về những nội dung phản ánh trong đoạn trích.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. 1. Mở bài

    Đọc “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của tác giả Phạm Đình Hổ, chúng ta đều có ấn tượng khó quên về hình ảnh thu nhỏ của triều đình phong kiến thời vua Lê – chúa Trịnh đang trên đà suy tàn. Sự thực đó được tác giả tập trung khắc họa qua thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa.


    2. Thân bài:

    a. Tác giả vạch trần thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa bằng nhiều sự việc và chi tiết gây ấn tượng mạnh.

    – Chúa Trịnh Sâm “thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy” nên cho xây rất nhiều cung điện, đình đài ở các nơi. Việc xây dựng đình đài cứ liên miên làm hao tốn không biết bao nhiêu tiền của và công sức của nhân dân.

    – Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây hồ được miêu tả rất tỉ mỉ:+ Được diễn ra thường xuyên “mỗi tháng ba bốn lần”.

    • Huy động rất đông người hầu hạ “Binh lính dàn hầu vóng quanh bốn mặt hồ”, các nội thần, quan hộ giá, bọn nhạc công được bố trí khắp nơi…
    • Còn bày đặt nhiều trò chơi giải trí lố lăng và tốn kém như:
      • Giả trò mua bán: “các nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán” để “thuyền ngự đi đến đâu thì các quan đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ”.
      • Bố trí dàn nhạc khắp nơi để tấu nhạc làm vui: “bọn nhạc công ngồi trên gác chuông hồ Trấn Quốc, hay dưới bóng cây bến đá nào đó, hòa vài khúc nhạc”.

    – Ngoài ra, chúa còn cho tìm thu (thực chất là cướp đoạt) những của quý trong thiên hạ như những loài chim quý, thú lạ, những cây cổ thụ, những hòn đá hình dáng kì lạ cổ quái, chậu hoa, cây cảnh,… về tô điểm cho nơi ở của chúa.Tất cả các cảnh đó đều được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, chân thực và khách quan góp phần tăng tính hiện thực và tính phê phán với thú ăn chơi vô độ, tốn kém của chúa Trịnh.


    b. Vạch mặt bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã có nhiều thủ đoạn bỉ ổi “mượn gió bẻ măng”, nhũng nhiễu vơ vét của dân.

    – Bọn hoạn quan cung giám hầu hạ trong phủ chúa đã có nhiều thủ đoạn bỉ ối “mượn gió bẻ măng”:+ Đêm đến lẻn ra ngoài dò xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quý thì biên lai hai chữ “phụng thủ” (lấy để tiến chúa).

    • Đêm đến lẻn ra, sai lính bắt về, có khi phá nhà đập tường để đưa cây hoặc đá (non bộ) đi.+ Dọa dẫm tống tiền.
    • Nhân dân kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ cảnh đẹp trong nhà mình để tránh tai vạ.Tất cả những việc ấy cho thấy bản chất của bọn hoạn quan, chúng khéo xu nịnh nên được nhà chúa sủng ái, ỷ thế nhà chúa mà ngang nhiên hoành hành, tác oại tác quái, gây bao tai vạ cho nhân dân.

    – Để tăng thêm sức mạnh tố cáo, tác giả kể thêm một sự việc của chính gia đình mình: bà mẹ đã phải sai chặt đi một cây lê và cây lựu quý có hoa thơm quả đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai họa.Bản thân gia đình tác giả thuộc hàng quý tộc chốn cung đình, vậy mà còn trở thành nạn nhân của chúa Trịnh.

    • Tác giả còn nêu những địa danh “phường Hà Khẩu”, huyện “Thọ Xương” càng làm tăng thêm tính chân thực, vì thế sức thuyết phục càng lớn, và qua đó cũng tăng giá trị tố cáo đối với bọn quan lại.

    3. Kết bài:

    • Bằng thể văn tùy bút ghi chép những sự việc cụ thể, chân thực và sinh động, “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ đã giúp chúng ta hiểu rõ về đời sống xa hoa vô độ của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời vua Lê chúa Trịnh.
    • Dù thời gian trôi qua đã lâu, nhưng câu chuyện ấy vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương.
      Hình minh hoạ
      Hình minh hoạ




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy