Top 10 cách quản lí chi tiêu hiệu quả nhất

Thảo Nguyên 233 0 Báo lỗi

Có khi nào bạn phải cuống cuồng vì chưa tới tháng lương mà đã hết tiền? Hay những lúc tiền đã cạn túi nhưng chẳng hay? Tất cả những điều này khiến bạn phải bối ... xem thêm...

  1. Đầu tiên, để tránh tình trạng thâm hụt tài chính bạn hãy nên gạt bỏ những suy nghĩ sai lầm chẳng hạn như: “quản lí tiền bạc làm tôi mất tự do”, “khi nào có nhiều tiền thì mới quản lí thu chi”,… Nếu có lối suy nghĩ như thế thì chẳng bao giờ bạn có thể tiết kiệm được.


    Vì nếu như số tiền nhỏ bạn không thể quản lí chi tiêu được thì số tiền lớn hơn thử hỏi làm sao bạn có thể quản lí được. Hãy nhanh chóng dừng lại những suy nghĩ sai lầm này và hãy bắt tay vào thực hành quản lí thu chi một cách hiệu quả và khoa học bạn nhé!

    Gạt bỏ suy nghĩ sai lầm
    Gạt bỏ suy nghĩ sai lầm

  2. Để chi tiêu hợp lí, bạn cần nên lập kế hoạch chi tiêu cho một tháng, thậm chí có thể chi tiết hơn là kế hoạch chi tiêu cho một tuần hay một ngày.


    Bạn nên chia ra thành các khoản chi tiêu khác nhau như: chi tiêu cần thiết (chi tiêu cá nhân, chi tiêu nhà cửa, chi tiêu đi lại, chi tiêu gia đình), tiết kiệm cho tương lai, khoản dành cho giáo dục (tài liệu, học phí), khoản hưởng thụ (cafe, ăn uống cùng bạn), khoản dành cho đầu tư (chứng khoán, gửi tiết kiệm, bất động sản), khoản dành cho từ thiện.

    Lên kế hoạch chi tiêu
    Lên kế hoạch chi tiêu
  3. Nếu như bạn đã lập kế hoạch chi tiêu nhưng bạn chẳng ghi chép lại các khoản chi tiêu thì chẳng khác nào đem công sức của mình đổ sông đổ biển.


    Bạn cần ghi chép lại tất cả các khoản chi trong ngày và sau đó bạn tổng hợp lại tổng chi trong tuần, trong tháng. Từ những tổng hợp này bạn sẽ so sánh, đối chiếu để biết mình quản lí chi tiêu có khoa học không và bạn có tiết kiệm được so với tháng trước hay không.

    Ghi chép các khoản chi tiêu
    Ghi chép các khoản chi tiêu
  4. Để tránh bị rơi vào tình trạng “cháy túi”, trước tiên bạn hãy đặt ra cho mình những kế hoạch ngắn hạn. Chẳng hạn như mỗi ngày mình tiết kiệm được bao nhiêu.


    Sau đó là đến mỗi tuần, mỗi tháng tiết kiệm được bao nhiêu. Với việc đặt ra mục tiêu cho bản thân, sẽ giúp bạn có thêm động lực để thực hiện chính sách tiết kiệm.

    Đặt mục tiêu ngắn hạn
    Đặt mục tiêu ngắn hạn
  5. Không dừng lại ở những mục tiêu ngắn hạn, mà bạn hãy đặt ra cho mình những mục tiêu dài hạn. Ví dụ như tiết kiệm để 2 năm nữa mua nhà, mua xe, hay đi du lịch dài hạn,…


    Chính những mục tiêu dài hạn này sẽ là cái đích cho bạn hướng đến. Vì “tích tiểu sẽ thành đại”, từ đó bạn sẽ biết cách tiết kiệm để hiện thực hóa những mục tiêu mà ở thời điểm hiện tại đối với bạn nó chưa thể thực hiện. Nhưng tương lai bạn sẽ làm được nếu như biết chi tiêu một cách hợp lí.

    Đặt mục tiêu dài hạn
    Đặt mục tiêu dài hạn
  6. Hiện nay, với tình trạng giá cả leo thang thì việc săn hàng khuyến mãi là lựa chọn khôn ngoan. Bạn có thể tìm mua hàng khuyến mãi trong những dịp khai trương, dịp lễ từ các thương hiệu, nhãn hàng.


    Hay trong thời buổi internet phủ sóng rộng rãi như hiện nay, bạn có thể săn hàng khuyến mãi online một cách hiệu quả. Với việc mua hàng khuyến mãi thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoản cũng kha khá nhé!

    Săn hàng khuyến mãi
    Săn hàng khuyến mãi
  7. Bạn đã từng gặp phải tình trạng khi vào siêu thị hay shop quần áo mua rất nhiều thứ, mà không thể “kiềm chế” được hay chưa? Đây là nguyên nhân khiến cho tiền của bạn hết một cách nhanh chóng đấy.


    Để khắc phục điều này, trước khi đi mua sắm bạn cần lên danh sách những thứ cần mua và ước tính số tiền phải chi trả. Nếu như số tiền ước tính quá cao thì bạn hãy cân nhắc thật kĩ trước khi mua.

    Lên danh sách trước khi mua sắm
    Lên danh sách trước khi mua sắm
  8. Đã có khi nào, khi hết tiền thì bạn mới chợt nhận ra rằng mình đã chi tiêu vào những khoản tiền không thật sự cần thiết. Nhưng đến khi bạn cảm thấy hối tiếc thì mọi chuyện đã muộn màng.


    Để rút kinh nghiệm cho những tháng kế tiếp thì bạn hãy nên nói “không” với những khoản không cần thiết chẳng hạn như: ít ăn vặt lại, ít nhậu nhẹt lại,…

    Nói không với những khoản không cần thiết
    Nói không với những khoản không cần thiết
  9. Giá cả thị trường biến động từng ngày thậm chí là từng giờ. Tuy nhiên, giữa các cửa hàng có sự chênh lệch giá cả khác nhau và thậm chí sự chệch khá lớn.


    Là một khách hàng thông minh thì bạn cần thường xuyên quan tâm đến giá cả thị trường để lựa chọn cho mình những món hàng có giá cả phù hợp, tránh tình trạng mua hàng bị “hớ” nhé!

    Quan tâm đến giá cả thị trường
    Quan tâm đến giá cả thị trường
  10. Hiện nay, để hỗ trợ người tiêu dùng thì cũng xuất hiện nhiều phần mềm quản lí thu chi hiệu quả. Chỉ cần một chiếc Smart phone bạn có thể tải những phần mềm hữu ích này về và nó sẽ là một công cụ đắc lực để hỗ trợ việc thu chi của bạn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.


    Các phần mềm quản lí thu chi hiện nay bạn có thể sử dụng như: money lover, ví điện tử, sổ thu chi Misa,… Hãy thử trải nghiệm những tiện ích thú vị từ những phần mềm này nhé!

    Sử dụng các phần mềm quản lí thu chi
    Sử dụng các phần mềm quản lí thu chi



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy