Top 6 Bí quyết xây dựng niềm tin trong mối quan hệ cha mẹ và con

Tâm Thanh 21 0 Báo lỗi

Trong mối quan hệ gia đình, sự tin tưởng giữa cha mẹ và con cái là yếu tố cốt lõi tạo nên sự gắn kết và phát triển cốt lõi cho tất cả các thành viên trong gia ... xem thêm...

  1. Món quà giá trị nhất bạn có thể tặng con là lắng nghe từ những điều nhỏ bé đến lớn lao trong cuộc đời chúng. Hãy bắt đầu sớm để sợi dây liên lạc luôn rộng mở trong suốt thời niên thiếu của trẻ. Nếu muốn con lắng nghe, trước tiên cha mẹ phải lắng nghe trẻ. Trẻ học từ những điều mà trẻ nhìn thấy.


    Theo đó, cha mẹ nên thể hiện sự quan tâm thực sự đến những gì con nói. Loại bỏ những phiền nhiễu, duy trì giao tiếp bằng mắt và thực sự lắng nghe. Khi lắng nghe, bạn không có cảm xúc giận dữ đan xen. Cảm xúc giận dữ là tảng đá lớn và rất lớn giữa bạn và trẻ. Dù trẻ có hét thật lớn ở phía kia của tảng đá, bạn cũng không thể nghe rõ. Khi giận dữ, tốt nhất là không nghe và không nói, cho đến khi bạn bình tĩnh hơn. Điều này chứng tỏ rằng bạn coi trọng suy nghĩ và cảm xúc của trẻ, khuyến khích trẻ cởi mở.


    Khi con chia sẻ suy nghĩ của bản thân, cha mẹ có thể đặt những câu hỏi thể hiện rằng bạn tôn trọng quyền tự quyết và quyết định của con. Cha mẹ không nên để con cảm thấy thiếu sự tin tưởng, mối quan hệ gia đình có thể trở nên căng thẳng và xa cách. Con cảm thấy không thoải mái để chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và những khó khăn trong cuộc sống. Điều này dẫn đến mất đi sự tương tác và sự gắn kết trong gia đình, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

    Lắng nghe tích cực
    Lắng nghe tích cực
    Lắng nghe tích cực
    Lắng nghe tích cực

  2. Trung thực là một khía cạnh của nhân cách đạo đức con người được hiểu với nghĩa là sự ngay thẳng, thật thà, luôn nói lên sự thật. Trung thực chính là tôn trọng lẽ phải, không dối trá từ lời nói đến hành vi. Có thể hiểu đơn giản người trung thực là người không biết nói dối, họ sẵn sàng dũng cảm nói lên sự thật và sẵn sàng nhận lỗi khi phạm sai lầm.

    Cha mẹ nên thành thật với con, ngay cả khi điều đó khó khăn. Giải thích mọi việc theo cách phù hợp với lứa tuổi. Nếu không biết câu trả lời, cha mẹ vẫn có thể nói như vậy. Sự trung thực của bạn sẽ dạy cho con rằng có thể thừa nhận khi không biết điều gì đó và vẫn có thể nuôi dưỡng sự tin tưởng lẫn nhau. Cha mẹ cần đặt mình vào hoàn cảnh là khi con mình cảm thấy mất lòng tin vào cha mẹ vì các hành động không rõ ràng và không đáng tin cậy từ phía cha mẹ thì con sẽ thấy như thế nào.

    Trung thực
    Trung thực
    Trung thực
    Trung thực
  3. Thiết lập ranh giới giữa cha mẹ và con cái là cần thiết vì nó thể hiện sự tôn trọng với cuộc sống bản thân và cuộc sống của cha mẹ.


    Thiết lập ranh giới là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Nhận biết và tôn trọng ranh giới của con. Điều này cho trẻ thấy rằng cha mẹ thừa nhận quyền tự chủ và giúp trẻ phát triển ý thức tự chủ. Khuyến khích trẻ bày tỏ ranh giới của mình và đảm bảo hiểu rằng giới hạn của trẻ là quan trọng và sẽ được tôn trọng.


    Có thể sẽ khó khăn để điều hòa các mối quan hệ, nhưng bằng cách thiết lập các ranh giới thích hợp và giao tiếp với lòng trắc ẩn cùng sự hiểu biết, mối quan hệ cha mẹ với con cái có thể được củng cố và phát triển theo đúng hướng.

    Tôn trọng ranh giới
    Tôn trọng ranh giới
    Tôn trọng ranh giới
    Tôn trọng ranh giới
  4. Tự đưa ra quyết định, con sẽ biết chịu trách nhiệm, học được kỹ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo hơn và bớt tức giận đi. Là phụ huynh với lịch trình bận rộn, bạn dễ dàng xây dựng thói quen, đưa ra quyết định và rồi áp đặt những quyết định đó lên đứa trẻ. Bạn muốn những điều tốt đẹp cho con và luôn tin rằng lựa chọn của mình là tốt nhất. Tuy nhiên, hành động của bạn đang trực tiếp tước đi quyền lựa chọn của trẻ - một quyền và kỹ năng quan trọng cho sự phát triển và thành công của chúng trong tương lai.


    Cho con tham gia vào quá trình ra quyết định phù hợp với lứa tuổi. Để cho con chọn quần áo, giày dép, mũ nón... hoặc thậm chí đóng góp vào các quyết định của gia đình. Điều này trao quyền cho trẻ và giúp trẻ hiểu được giá trị của bản thân.


    Khuyến khích trẻ cân nhắc những ưu và nhược điểm và đưa ra hướng dẫn mà không áp đặt sở thích của cha mẹ. Đồng thời, cho phép trẻ thực hiện các kĩ năng ra quyết định. Nếu trẻ được đưa ra quyết định thì dù kết quả ra sao, trẻ cũng rất vui vì được tôn trọng. Và ngược lại nếu trẻ không được quyết định trẻ sẽ thấy mọi thứ xung quanh đều là kết quả của những suy nghĩ, mong đợi từ người khác.

    Trao quyền cho việc ra quyết định
    Trao quyền cho việc ra quyết định
    Trao quyền cho việc ra quyết định
    Trao quyền cho việc ra quyết định
  5. Tính kiên định có nghĩa là giữ được suy nghĩ và quyết định của mình trong các tình huống khác nhau. Định nghĩa về tính kiên định còn có thể hiểu là nỗ lực kiên trì cho một mục tiêu ngày này qua ngày khác bất kể là làm gì.


    Luôn muốn điều tốt nhất cho con, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng để con được độc lập và tự chủ. Bố mẹ thường không muốn con phải trải qua những tổn thương và mất mát mình đã từng chịu đựng, và vì thế, hay có xu hướng bao bọc con. Thế nhưng, bố mẹ à, đừng quên mất rằng việc trải nghiệm những tổn thương lại chính là một trong những điều kiện cần để con phát triển sự kiên định và khả năng bền chí. Có nhận thức được những tổn thương, con mới có thể trở thành một con người dũng cảm, kiên định trước mọi sóng gió.


    Nên nhất quán trong hành động và quyết định của bản thân mình. Khi con bạn biết những gì mong đợi ở cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy an toàn và tin tưởng vào sự hướng dẫn của cha mẹ hơn.

    Kiên định
    Kiên định
    Kiên định
    Kiên định
  6. Đã qua rồi thời tâm lý cha mẹ “đặt đâu con ngồi đó”, ngược lại, hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn được làm bạn với con, đồng hành cùng con trên hành trình tuổi thơ tươi đẹp. Nhưng từ mong muốn đến thực hiện là cả một khoảng cách không dễ vượt qua.


    Đối diện với con cái, việc quan trọng nhất mà bố mẹ cần làm chính là duy trì một tâm trí cởi mở và sẵn sàng đón nhận những điều mới. Từ đó, bố mẹ mới có thể hiểu được cảm xúc của con, cho dù bản thân cảm thấy vấn đề đó lớn hay nhỏ.


    Nếu con cảm thấy khó khăn trong việc tự định nghĩa bản thân, hãy giúp con làm điều đó, hãy cho con biết những điểm mạnh của con, những điều con làm tốt và chưa tốt. Và cho dù con lựa chọn giải pháp nào đi chăng nữa, thì bố mẹ cũng hãy tôn trọng quyết định của con. Khó khăn có thể ập đến bất cứ lúc nào, hãy tạo cho con thói quen sẻ chia cùng bố mẹ để con biết rằng gia đình luôn ở đây, và tất cả chúng ta luôn sẵn sàng đồng hành cùng nhau vượt qua mọi trở ngại. Đó cũng là cách mà con cái giữ vững niềm tin vào ba mẹ.
    Đồng hành cùng con đúng cách
    Đồng hành cùng con đúng cách
    Đồng hành cùng con đúng cách
    Đồng hành cùng con đúng cách




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy