Top 10 Bí quyết thi trắc nghiệm môn Sử đạt điểm cao

Tín Mai 2631 0 Báo lỗi

Sử một trong những môn gian nan nhất cho những ai chọn thi khối C hay ban xã hội. Vậy làm sao để có thể làm bài hiệu quả và đạt điểm cao ... xem thêm...

  1. Thay vì tự luận như trước đây, với hình thức thi trắc nghiệm, vừa có lợi lại có hại, các bạn học sinh không nên học thuộc lòng học vẹt mà quan trọng chúng ta nên tư duy, hiểu rõ bản chất của từng mốc lịch sử. Từ những giai đoạn lịch sử này, những con số thống kê kia, hay các nhân vật tiêu biểu… cần phải biết phân tích, tổng hợp rồi khái quát hóa vấn đề. Khi học sự kiện này thì các bạn nên phải liên tưởng, xâu chuỗi đến các sự kiện trước và sau nó vì lịch sử được sắp xếp theo một trật tự chứ không phải bừa bãi.


    Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu giải nhanh và không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như bạn đang theo phương pháp "chậm và chắc" thì bạn phải đổi ngay từ "chậm" thành "nhanh". Giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn trắc nghiệm. Với các bài thi nặng về lí thuyết thì sẽ yêu cầu ghi nhớ nhiều hơn, bạn nên chú trọng phần liên hệ vì đó là xu hướng học cũng như ra đề của Bộ.

    Không nên học thuộc lòng
    Không nên học thuộc lòng
    Học quá nhiều
    Học quá nhiều

  2. Kì thi THPT những năm gần đây hay kể cả năm nay, tất cả kiến thức trong đề thi đều nằm trong chương trình sách giáo khoa hay cụ thể là SGK lớp 12. Và đây là kỳ thi trắc nghiệm, việc làm đầu tiên mà các bạn cần thay đổi là đọc nhiều lần sách giáo khoa vì đây là tài liệu phục vụ ôn tập thi tốt nhất các bạn cần tận dụng triệt để. Kiến thức có thể nhiều, có thể làm các bạn khó nhớ nhưng tuyệt đối không nên "học tủ" hoặc chỉ chú tâm vào học lịch sử Việt Nam mà bỏ qua những phần giai đoạn lịch sử thế giới hoặc ngược lại. Hãy nhớ rằng kiến thức chỉ ở trong sách chứ không ở đâu xa xôi cả.


    Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, hãy học các bài Tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vẫn đề.Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện lịch sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất đều hiện hữu trong các bài Tổng kết và đa phần giáo viên, học sinh không để ý.

    Sách là bí kíp
    Sách là bí kíp
    Sách là kho báu
    Sách là kho báu
  3. Với hình thức thi trắc nghiệm như thế này, chắc hẳn các đáp án sẽ có thể gần giống nhau hoặc các sự kiện lịch sử, nhân vật sẽ làm các bạn rối trí. Nhưng hãy sáng suốt tư duy và xâu chuỗi các vấn đề mà mình đã ôn lại và tìm ra cho mình phương án đúng nhất. Trong trường hợp bạn đang phân vân giữa các đáp án, các bạn nên loại trừ đáp án sai để tìm ra đáp án đúng – đây là tip làm bài trắc nghiệm mà bạn nên áp dụng. Đối với thi trắc nghiệm sẽ có những đáp án khá giống nhau,… vậy nên không còn cách nào khác chúng ta phải đọc kỹ sách giáo khoa để hiểu rõ để phân tích câu trả lời và tìm ra chọn ra đáp án đúng.


    Thí sinh nên dành khoảng 5 phút cuối giờ để rà soát lại bài thi và phiếu trả lời để tránh bỏ sót các câu hỏi chưa hoàn thiện. Trường hợp câu hỏi quá khó và không chắc chắn được đáp án đúng hãy “khoanh bừa còn hơn bỏ sót” bởi bạn vẫn có 25% cơ hội ghi điểm.

    Thi trắc nghiệm làm bài kiểu trắc nghiệm
    Thi trắc nghiệm làm bài kiểu trắc nghiệm
    Câu dễ làm trước
    Câu dễ làm trước
  4. Dù là thi Lịch sử theo hình thức tự luận hay trắc nghiệm thì thí sinh vẫn nên tuân thủ nguyên tắc câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Việc áp dụng nguyên tắc này sẽ giúp thí sinh tiết kiệm được thời gian làm bài cũng như tạo được tâm lý thoải mái.


    Chỉ có 50 phút để làm bài thi 40 câu, vậy thời gian trung bình mỗi câu chỉ khoảng 1,25 phút. Do đó không nên vì câu nào đó mà mất thời gian, không nhất thiết cần làm theo thứ tự câu hỏi, câu dễ bạn hãy làm trước, câu khó để lại. Khi làm xong và chắc với những câu dễ thì khoảng thời gian còn lại sẽ làm với những câu hỏi khó. Còn nếu không kịp thời gian nữa thì hên xui là biện pháp cho những câu khó vì bạn đã chắc rằng số câu hỏi mình làm đúng là bao nhiêu rồi.

    Phân chia thời  gian
    Phân chia thời gian
    Không nên quá căng thẳng với câu khó
    Không nên quá căng thẳng với câu khó
  5. Sau khi học xong từng bài, từng chương, từng phần trong chương trình “giảm tải” của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở tham khảo các tài liệu hướng dẫn ôn thi trắc nghiệm hiện hành và với sự hướng dẫn của giáo viên Sử, các em nên tập làm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài đó.Tự mình làm các câu hỏi là một cách ôn kiến thức và luyện kỹ năng nhuần nhuyễn, tập làm quen với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp các em chuẩn bị tâm lý, tinh thần vững vàng và tự tin khi vào phòng thi và làm bài thi.


    Toplist tin rằng bạn sẽ vừa có kỹ năng làm bài, vừa có chiến thuật đúng đắn. Biết đâu trong đề thi, bạn sẽ gặp lại những câu hỏi này thì sao. Do vậy hãy làm nhiều đề nhưng biết phân bổ làm đề cho phù hợp để có thể nhớ kiến thức tốt nhất.

    Đề minh hoạ
    Đề minh hoạ
    Làm nhiều đề
    Làm nhiều đề
  6. Đặc thù của môn Sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian nên các em nên hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.


    Việc áp dụng sơ đồ tư duy vừa giúp cho thí sinh dễ nắm bắt và phân chia các sự kiện, nhân vật với nhau, vừa mang tính khắc họa hình ảnh giúp các bạn dễ ghi nhớ hơn. Lưu ý khi học đến phần kiến thức nào hãy hệ thống lại bằng một sơ đồ tư duy với từ khóa chính là sự kiện, nhân vật hay giai đoạn lịch sử nào đó, các nhánh sẽ chứa những nội dung chia nhỏ của từ khóa chính. Cách học môn Lịch sử bằng sơ đồ tư duy không chỉ phục vụ cho thí sinh làm bài thi tốt hơn mà còn giúp thí sinh lưu nhớ các kiến thức lịch sử lâu dài.

    Sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả
    Sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả
    Học môn Lịch sử bằng sơ đồ tư duy
    Học môn Lịch sử bằng sơ đồ tư duy
  7. Việc không giải quyết được 1-2 câu hỏi khó trong bài thi Lịch sử khiến nhiều thí sinh nản lòng, bối rối dẫn đến không tập trung làm bài. Do vậy, các bạn nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng ngay từ ngoài phòng thi, không dành quá nhiều tâm huyết vào một câu hỏi mà nên biết bỏ qua khi cần thiết. đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm “từ khóa”, có thể lấy bút chì khoanh tròn “từ khóa” đó để lưạ chọn phương án trả lời với những kiến thức nào. Đây được xem là cách để học sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức.


    Đồng thời, hãy chuẩn bị một chai nước lọc để giúp bạn chống đỡ với thời tiết nóng nực của mùa hè cũng như lấy lại tinh thần tập trung khi làm bài nhé.

    Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng ngay từ ngoài phòng thi
    Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng ngay từ ngoài phòng thi
    Giữ tâm lý thật thoải mái trong phòng thi
    Giữ tâm lý thật thoải mái trong phòng thi
  8. Ở phần lịch sử thế giới, các em nên học và ôn theo từng vấn đề, chuyên đề với 6 nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000: Trật tự thế giới hai cực Ianta; sự hình thành, phát triển và khủng hoảng, sụp đổ của hệ thống CNXH của Liên Xô, Đông Âu; phong trào giải phóng dân tộc Á- Phi- Mỹ La tinh; những chuyển biến quan trọng của CNTB sau Đại chiến 2; sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX; sự bùng nổ của cách mạng khoa học- kỹ thuật sau Đại chiến 2 và cách mạng khoa học- công nghệ hiện nay.


    Ở phần lịch sử Việt Nam, học sinh nên học theo từng giai đoạn lịch sử trong một quá trình liên tục của các sự kiện lớn theo trình tự thời gian từ 1919 đến 2000 ( 1919-1930, 1930-1945, 1945-1946, 1946-1954, 1954-1975, 1975 - 2000).

    Mỗi sự mở đầu của từng giai đoạn đều được bắt đầu những sự kiện lớn đánh dấu một thời kỳ phát triển của dân tộc trong những bối cảnh lịch sử khác nhau. Học sinh cần nắm vững nội dung, nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn từ đó rút ra mối quan hệ tương tác, biện chứng của từng giai đoạn gắn liền với từng nhiệm vụ cụ thể. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi, đối tượng đấu tranh thay đổi thì chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh, hình thức đấu tranh cũng thay đổi.


    Gọi điện
    Ở phần lịch sử Việt Nam, học sinh nên học theo từng giai đoạn lịch sử
    Ở phần lịch sử Việt Nam, học sinh nên học theo từng giai đoạn lịch sử
    Ở phần lịch sử thế giới, các em nên học và ôn theo từng vấn đề
    Ở phần lịch sử thế giới, các em nên học và ôn theo từng vấn đề
  9. Một trong những lợi thế lớn nhất của thi trắc nghiệm đó chính là "random" câu trả lời. Tuy là chúng ta không khiến khích hình thức này, nhưng trong một số trường hợp bí câu trả lời, hoặc gặp những câu hỏi hóc búa mà thời gian lại sắp hết, không thể hỏi ai thì chỉ còn một cách duy nhất là tin vào may mắn.


    Thêm nữa, việc bỏ trống câu trả lời chỉ vì không biết rất đáng tiếc vì biết đâu phương pháp loại trừ, hay random của bạn lại đúng thì sao. Nếu không có câu trả lời chính xác bạn có thể chọn đáp án ít xuất hiện ở những câu trên nhất, chọn đáp án bạn tin tưởng nhất, hoặc chọn đáp án dài nhất,...tùy trường hợp. Một điều nữa đó chính là khi chọn sai bạn cũng không bị mất điểm hoặc mất rất ít điểm, vậy thì 50-50 bạn vẫn nên chọn một đáp án khả thi nhất chứ nhỉ. Tuy nhiên, rất hạn chế đánh bừa thôi nhé!

    Việc bỏ trống câu trả lời chỉ vì không biết rất đáng tiếc
    Việc bỏ trống câu trả lời chỉ vì không biết rất đáng tiếc
    Bạn có thể chọn đáp án ít xuất hiện ở những câu trên nhất
    Bạn có thể chọn đáp án ít xuất hiện ở những câu trên nhất
  10. Trước hết đây là quy định đối với các môn thi trắc nghiệm. Thí sinh không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ làm bài, phải nộp phiếu trả lời câu hỏi cho cán bộ coi thi và ký tên vào hai phiếu thu bài thi; Chỉ được rời phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép ra về. Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ coi thi.


    Thứ hai, đối với môn thi trắc nghiệm thời gian làm bài rất ngắn, số lượng câu hỏi nhiều, lượng kiến thức rộng và yêu cầu phải trả lời câu hỏi trong thời gian ngắn, đồng nghĩa với việc tốc độ làm bài phải thật nhanh so với hình thức thi tự luận thông thường. Vậy nên bạn tuyệt đối đừng rời khỏi phòng thi trước khi hết giờ, bởi vì biết đâu có một số yếu tố xung quanh nào đó lại giúp đỡ được bạn nhỉ.

    Thí sinh không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài.
    Thí sinh không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài.
    Tuyệt đối đừng rời khỏi phòng thi trước khi hết giờ
    Tuyệt đối đừng rời khỏi phòng thi trước khi hết giờ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy