Top 7 Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo trong "Vợ chồng A Phủ" và "Chí Phèo" (lớp 12) hay nhất

Bình An 183 0 Báo lỗi

“Nghệ thuật vị nhân sinh” là giá trị nhân văn cao cả trong nghệ thuật. Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo là hai tác phẩm điển hình và thành công cho tư tưởng vĩ đại ... xem thêm...

  1. Tô Hoài và Nam Cao được xem là hai cây bút xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Hai ông có đặc điểm chung là ưa thích viết về những người nông dân chịu thương chịu khó bị áp bức bọc lột. Nếu như Nam Cao đi sâu khai thác hình ảnh người nông dân ở làng Đại Hoàng – quê hương nhà văn tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo. Thì Tô Hoài lại tìm đến những người nông dân chịu thương chịu khó ở vùng núi Tây Bắc xa xôi tiêu biểu là nhân vật Mị. Hai nhân vật khác nhau nhưng đều có điểm chung là sự hồi sinh thức tỉnh sau những ngày tháng dài sống trong tăm tối.


    Nam Cao và Tô Hoài được xem là có sự đồng điều tâm hồn, gặp gỡ về mặt tư tưởng nhân đạo.Khi văn thơ của họ đều là tiếng nói yêu thương cảm thông sâu sắc với số phận con người trong xã hội phong kiến phải chịu áp bức bóc lột đến tha hóa cả bản thân.Tuy nhiên, nhân vật của họ không bị khuất phục trước bóng đen của quyền lực mà ngay cuối đường họ đã được hồi sinh quay trở lại với bản ngã thiện lương.


    Trước khi hồi sinh về với ước vọng sống bình thường cả Chí và Mị đều là những người nông dân hiền lành chăm chỉ.Chí Phèo vốn là một anh nông dân chăm chỉ ở đợ cho nhà Bá Kiến.Vì ham mê nhục dục của bà Ba cùng sự ghen tuông đớn hèn của Bá Kiến đã đẩy chàng thanh niên đó vào tù. Nhà tù thực dân nơi đầy oan trái đã làm tha hóa con người hiền lành của Chí và trả lại một kẻ mất đi cả nhân hình và nhân tính. Trên mặt Chí có biết bao nhiêu là vết sẹo “vằn dọc vằn ngang”, “răng cạo trắng hớn”, “đầu trọc lốc” trông gớm ghiếc. Về nhân tính hắn được xem là con quỷ của làng Vũ Đại chuyên rạch mặt ăn vạ. Chí đã phải đối mặt với bi kịch đau đớn nhất của cuộc đời cha mẹ ruồng bỏ hắn, dân làng từ chối hắn.Không một ai đón nhận hắn trở về với xã hội.Hắn bị xã hội chối bỏ quyền làm người và coi như “cục thịt thừa” trong làng.


    Mị vốn là một cô gái xinh đẹp tài giỏi được biết bao chàng trai ngưỡng mộ muốn có được nàng.Tuy nhiên, người con gái hương sắc vẹn toàn ấy lại rơi vào tấn bi kịch của cuộc đời khi phải làm dâu gạt nợ cho gia đình nhà Thống Lí Pá Tra.Từ đây, cuộc đời của Mị bước vào chuỗi ngày dài tăm tối. Mị sống ở nhà Thống Lí lầm lũi như một con rùa trong xó cửa. Ngày ngày chỉ biết quay sợi, thái cỏ ngựa, lên nương…làm quần quật từ sáng đến đêm. Đến con trâu con ngựa còn có lúc được nghỉ ngơi ăn cỏ còn đàn bà con gái nhà này không lúc nào được ngơi tay. Vì thế mà lúc nào, mặt cô cũng buồn rười rượi.Mị sống một cuộc sống không biết ngày mai sống mà như đã chết. Để lý giải cho sự hồi sinh của hai nhân vật Chí Phèo và Mị cả Nam Cao và Tô Hoài đã xây dựng những tình huống kịch tính thức tỉnh nhân vật có bước chuyển biến về suy nghĩ cũng như hành động.


    Ta thấy, ở nhân vật Chí Phèo sau những ngày dài chìm trong men rượu. Đêm hôm đấy Chí đã gặp Thị Nở – người con gái xấu như ma chê quỷ hờn của nàng Vũ Đại. Sau cái đêm tình trong vườn chuối đó đã thực sự hồi sinh con người Chí. Hắn lại nghe thấy những tiếng động thân thương của cuộc sống hàng hàng. Hắn cũng nhớ ra cũng đã có thời mình mơ ước được sống một cuộc sống bình dị.Vợ chồng bảo nhau làm ăn, nuôi lợn, chăn gà xây dựng gia đình hạnh phúc. Một ước mơ về cuộc sống bình thường như bao người khác nay lại được khơi gợi lên từ khi gặp Thị Nở. Chí lại muốn làm người lương thiện. Hắn đến tìm Bá Kiến và kết thúc cuộc đời đầy đau khổ của mình bằng câu hỏi “Ai cho tao lương thiện”.Mặc dù, Chí Phèo đã chết nhưng trước khi chết hắn đã tìm lại được thiện lương trong con người.


    Đối với nhân vật Mị sự thức tỉnh của Mị nằm ở hoàn cảnh Mị trong cái đêm tình mùa xuân ấy và khi nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gò má của A Phủ. Lòng ham sống mãnh liệt được đánh thức trong Mị. Mị nghe thấy tiếng áo gọi bạn tình và cô lại muốn mặc váy, muốn được sửa soạn đi chơi hội như ngày xưa. Những hành động đấy cho thấy chứng tỏ Mị đã đã thức tỉnh. Sức sống tiềm tang trong con người đã được đánh thức nhờ tiếng sáo.Rồi đến khi cô chứng kiến A Phủ bị cha con nhà Thống Lí hành hạ trói ở cây cột ngoài sân. Cô biết nếu không chạy khỏi đây thì cũng chết dần chết mòn như những người con dâu sống trong nhà Thống Lí trước đây. Nên cô đã cởi trói cho A Phủ và cùng anh chốn đi tìm chân trời mới.


    Cả Nam Cao và Tô Hoài đều xót thương và đồng cảm cho nhân vật của mình.Sự hồi sinh về nhân tính cũng như khát vọng sống mãnh liệt của Chí Phèo và Mị là tiếng nói phê phán gay gắt xã hội phong kiến thối nát. Nơi mà con người ta đã dùng quyền lực để áp bức đẩy những người nông dân hiền lành trở nên bị tha hóa mất hết ý thức sống.


    Hai truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao đã cho ta thấy mặc dù viết về cuộc đời của hai nhân vật có số phận khác nhau. Nhưng điểm chung giữ nhân vật Chí Phèo và Mị là đều có một cuộc đời bất hạnh. Trải qua nhiều đau khổ mất mát họ mới tìm lại được con người trước đây của mình.Sự hồi sinh và thức tỉnh của họ chính là tiếng nói cảm thương của tác giả. Và thể hiện được giá trị nhân văn sâu sắc trong hai tác phẩm.

    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 1
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 1
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 1
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 1

  2. Nam Cao và Tô Hoài là hai cây bút xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nếu như Nam Cao đi vào khai thác đề tài người nông dân ở làng Đại Hoàng – quê hương của nhà văn, thì Tô Hoài lại rất thành công trong việc tìm đến người lao động miền núi Tây Bắc xa xôi để xây dựng nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Đọc Chí Phèo của Nam Cao và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hẳn bạn đọc không thể quên được hai nhân vật Chí Phèo và Mị, nhất là sự hồi sinh nhân tính của họ.


    “Văn chương là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, Nam Cao và Tô Hoài đã có sự gặp gỡ, đồng điệu về tư tưởng, tình cảm. Đó chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc của nhà văn dành cho nhân vật của mình. “Hồi sinh” có nghĩa là sống lại. “Hồi sinh nhân tính” là tính người, tình người được sống lại. Nói về sự hồi sinh nhân tính, ta đã bắt gặp sự hồi sinh ấy trong văn học trước đó, bất cứ nhân vật nào, một khi đã tha hóa, họ đều có quá trình thức tỉnh về tâm hồn, như Trương Sinh (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ), như Hộ (Đời thừa – Nam Cao),


    … Nếu như Trương Sinh thức tỉnh sau cái chết oan uổng của vợ, thì Hộ thức tỉnh sau khi đánh đuổi vợ con vì gánh nặng cơm áo. Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho vợ, Hộ đã khóc, giọt nước mắt của Hộ chính là bằng chứng cho sự thức tỉnh, hồi sinh nhân tính. Còn sự hồi sinh nhân tính của Chí Phèo và Mị được Nam Cao, Tô Hoài dẫn giải như thế nào? Để lí giải sự hồi sinh nhân tính của hai nhân vật, Nam Cao và Tô Hoài đều viện dẫn đến những tác nhân tác động từ bên ngoài. Đúng vậy, phải có sự tác động thì con người ta mới có thể thức tỉnh, cũng giống như con người khi chìm vào giấc ngủ say triền miên, phải có sự tác động thì ta mới có thể tỉnh giấc. Cả Chí Phèo và Mị đều có tác nhân như vậy.


    Chí hồi sinh nhân tính sau đêm gặp thị Nở. Tình người của thị Nở đã đánh thức tình người nơi Chí và chỉ có tình người ấy mới khơi dậy sự hồi sinh của Chí. Còn Mị lại thức tỉnh về nhân tính trong đêm tình mùa xuân. Nếu như Chí nhờ có tác động của con người, tình người thì Mị lại nhờ sự tác động của cảnh vật, để hồi tỉnh lại nhân tính. Trước khi hồi sinh nhân tính, cả Chí và Mị đều có những số phận và bi kịch đau đớn giống nhau.


    Chí Phèo vốn là người nông dân hiền lành, chất phác, chăm chỉ, ở thuê cho nhà bá Kiến. Vì sự ghen tuông của bá Kiến mà Chí bị đẩy vào nhà tù thực dân. Nhà tù thực dân ấy, oan trái thay, nó tiếp nhận con người khi người ta vô tội, lương thiện và trả người ta ra khi họ đã trở thành kẻ tha hóa, mất đi cả nhân hình và nhân tính. Về nhân hình, Chí là một con vật lạ với khuôn mặt “vằn dọc vằn ngang không biết bao nhiêu là sẹo”, về nhân tính, Chí là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, một kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ và làm tay sai đòi nợ cho bá Kiến. Bi kịch đau đớn nhất của Chí Phèo là “bị từ chối quyền làm người, cha mẹ từ chối Chí, dân làng cũng từ chối Chí”. Chí rơi vào bi kịch khi không có ai đón nhận Chí trở về với cái xã hội bằng phẳng kia. Nếu như là con người thì đâu ai dám vạch mặt mình như vậy, đâu ai dám sẵn sàng đâm thuê, chém mướn, chỉ vì đồng tiền, đâu dám “đốt quán” của “bà bán rượu” nhưng Chí đã trở nên mất đi “tính người”, mất đi “nhân tính” như vậy.


    Mị cũng là một cô gái xinh đẹp, tài giỏi và hiếu thảo, và Mị cũng phải chịu một số phận đau đớn không kém Chí Phèo là mấy. Mị phải trở thành “con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra”. Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô gái, ngồi quay sợi, thái cỏ ngựa,… lúc nào cô ấy cũng cúi mặt buồn rười rượi. Mị giống như một con rùa được nuôi trong xó cửa, sống ở nhà thống lí Pá Tra, Mị cũng như những người phụ nữ trong nhà này, làm việc tối ngày bận bịu. Nếu như Chí Phèo của Nam Cao mong muốn được giao tiếp với con người thì Mị lại không buồn giao tiếp. Mị lúc nào cũng lầm lũi, cô cũng mất đi tính người nhưng “tính người” bị mất đi ở đây khác với Chí. Nếu như Chí Phèo bị tha hóa về nhân tính, trở thành một con quỷ dữ thì Mị lại mất đi nhân tính ở chỗ cô không được coi là một con người. Sống ở nhà thống lí Pá Tra, Mị như một “con trâu, con ngựa”. Bởi con trâu, con ngựa còn có lúc nghỉ ngơi, đằng này Mị phải làm quần quật suốt cả ngày. Chính vì cuộc sống như vậy mà Mị đã trở thành một con người mất đi sức sống.


    Tuy có những nét giống nhau về số phận và cuộc đời, song quá trình hồi sinh nhân tính của Chí Phèo và Mị lại rất khác nhau. Sự hồi sinh nhân tính của Chí là sau đêm gặp thị Nở, chính tình người của thị Nở đã đánh thức “nhân tính” trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại ấy. Thị là người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn của làng Vũ Đại. Thế nhưng, bên trong cái ngoại hình xấu xí và tính cách dở hơi của thị là một tấm lòng rất bao dung và vị tha. Sau một đêm ăn nằm với nhau, sáng hôm sau tỉnh dậy, Chí lần đầu tiên để tâm lắng tai nghe những âm thanh xung quanh mình, những âm thanh của cuộc sống và cảm thấy cuộc sống cũng thật thú vị. Và Chí thèm được làm người lương thiện. Khát vọng lương thiện ấy chính là bằng chứng cho sự hồi sinh nhân tính của Chí. Chí nhớ lại cuộc đời mình trước khi bị đẩy vào nhà tù thực dân với những ước mơ hết sức bình dị. Chí nhận ra rằng thị Nở cũng có duyên và muốn cùng thị chung sống. Chí đã mong muốn được làm người và thị Nở chính là chiếc cầu nối đưa Chí trở về với con người lương thiện.


    Nhờ có tình người của thị mà Chí hồi sinh nhân tính, khao khát được sống một cuộc sống lương thiện. Với Mị sức sống hồi sinh nơi người con gái ấy là tiếng sáo vi vu gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân Tây Bắc. Mùa xuân, mùa của sức sống mãnh liệt. Mị sống trong nhà thống Pá Tra như một con người đã mất đi linh hồn. Thế nhưng, trong đêm tình mùa xuân năm ấy, khi cái lạnh tràn về, khi những thiếu nữ phơi “chiếc váy xòe như những cánh bướm của mình trên những phiến đá” và đám trẻ con chơi đùa và tiếng sáo gọi bạn tình đã bắt đầu xuất hiện. Mị dường như được sống lại với chính tâm hồn mình. Cô hồi tưởng lại quá khứ khi được cùng người yêu đi chơi trong những đêm tình mùa xuân. Cũng giống như Chí, Mị cũng hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, khi Mị còn là người con gái đẹp có tài thổi sáo rất hay. Mị uống rượu và khi ngà ngà say, Mị bỗng nhiên nghe thấy tiếng sáo gọi bạn tình và Mị cũng muốn đi chơi. Mị muốn đi chơi như hồi còn trẻ. Mị vào góc nhà xắn thêm ít mỡ bỏ vào chiếc đèn cho sáng, với tay lấy chiếc váy. Những hành động ấy chứng tỏ rằng Mị đã thật sự hồi sinh, sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã được sống dậy nhờ âm thanh của tiếng sáo. Cũng giống như Chí Phèo âm thanh của cuộc sống xung quanh thức tỉnh tâm hồn, đánh thức sức sống mãnh liệt của Mị. Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, ngay cả khi Mị đã bị A Sử trói chặt vào cột nhà. Mị đã thả hồn bay theo tiếng sáo của đêm tình mùa xuân. Mị vô thức, Mị không cảm thấy đau đớn vì lúc này sự hồi sinh nhân tính của Mị rất mạnh mẽ.


    Chí Phèo và Mị đều được hồi sinh nhân tính. Sự hồi sinh ấy cho ta thấy cái nhìn nhân đạo của Nam Cao và Tô Hoài. Phải thực sự yêu thương cảm thông với nhân vật của mình, hai nhà văn mới có thể để cho họ hồi sinh nhân tính như vậy. Với Chí Phèo là trở về với cuộc sống lương thiện, còn với Mị là được bộc lộ sức sống tiềm tàng của cô. Cả Nam Cao và Tô Hoài đều rất xót thương, đồng cảm cho số phận của Chí Phèo và Mị, trân trọng những ước mơ bình dị của họ. Mặt khác, từ sự hồi sinh về nhân tính của Chí Phèo và Mị, họ đã nói lên tiếng nói phê phán gay gắt những thế lực chà đạp lên số phận của con người bất hạnh ấy. Cái xã hội với những tàn dư phong kiến, bá Kiến đã đẩy Chí vào sự tha hóa. Và những hủ tục cổ hủ của miền núi với kẻ thông trị gian ác, tham lam như thống lí Pá Tra đã cướp sạch, bào mòn sức sống của Mị.


    Mặt dù, viết về những đề tài khác nhau, nhưng cuộc đời và số phận của các nhân vật đều là sự trải nghiệm, dày công tìm tòi của các nhà văn. Thông qua các nhân vật của mình nhà văn muốn nói lên tiếng lòng, sự cảm thương cho số phận của họ. Đó chính là những giá trị nhân đạo của tác phẩm.


    Gấp lại hai truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, ta có thể nhận thấy sự hồi sinh nhân tính đưa hai nhân vật đến với những cuộc sống mới khác nhau nhưng giá trị của sự hồi sinh ấy lại có một giá trị hết sức giống nhau, nó phản ánh tiếng lòng của Nam Cao và Tô Hoài dành cho nhân vật Chí Phèo và Mị, những con người có số phận rất đáng thương xót.

    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 2
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 2
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 2
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 2
  3. Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông luôn thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc, đặc biệt về những phong tục và sinh hoạt đời thường của những vùng văn hóa khác nhau trên đất nước ta. Ông thành công với những tác phẩm viết về loài vật và đặc biệt ấn tượng với những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống và con người Tây Bắc. Nổi bật là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – bức tranh chân thực về cuộc sống dân nghèo miền núi và sức sống tiềm tàng của họ.


    Nam Cao là cây bút tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng. Ông luôn ý thức sâu sắc về quan niệm nghệ thuật của mình, đồng thời yêu cầu nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, chạm thấu vào nỗi đau của con người để cất tiếng kêu giành lại hạnh phúc. Chính vì thế, nhà văn phê phán khá toàn diện tư tưởng “nghệ thuật là ánh trăng lừa dối”, mang tính thoát ly với cuộc đời. Để từ đó, ông mang lại cho kho tàng văn học Việt Nam thiên truyện Chí Phèo, vượt qua bao thời gian vẫn giữ nguyên giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc.


    Khi so sánh nhân vật Mị và Chí Phèo, ta thấy được rằng cả hai tác giả đều hướng ngòi bút của mình đến cuộc sống khốn khổ của những người nông dân Việt Nam bấy giờ. Nếu như Nam Cao đi sâu khai thác hình ảnh con quỷ dữ Chí Phèo của làng Vũ Đại bằng tất cả sự ghê sợ về nhân hình lẫn nhân tính thì Tô Hoài lại ngược về vùng núi Tây Bắc để tìm kiếm hình ảnh người con gái xinh đẹp chịu thương, chịu khó. Đọc hai tác phẩm trên hẳn ta không thể quên được hình ảnh của hai nhân vật Mị và Chí Phèo, nhất là sự hồi sinh trỗi dậy trong họ.


    Miêu tả nhân vật Mị, Tô Hoài không khiêm tốn lời lẽ để ca ngợi về một cô gái tài sắc chẳng kém cạnh ai. Người con gái vùng núi Tây Bắc vốn xinh đẹp, không những vậy còn có tài thổi sáo nên không ít chàng trai trong và ngoài làng luôn khao khát có được nàng. Đặc biệt, khác với số đông Mị là người yêu tự do và có lòng tự trọng, người con gái này không ngừng khát vọng vươn lên trong cuộc sống bằng cách lao động. Không những có tâm hồn lãng mạn mà bên trong Mị còn toát lên vẻ đẹp của lòng hiếu thảo và bi kịch của cuộc đời người con gái này cũng bắt đầu từ đó. Ba tiếng “dâu gạt nợ” chính là cách báo hiếu duy nhất của Mị khi muốn trả dứt món nợ của gia đình. Để từ đó, Mị trở thành nạn nhân của nạn nhân của xã hội phong kiến đầy bóc lột và là nạn nhân của tập tục hôn nhân cổ hủ bấy giờ.


    Khi làm dâu nhà thống Lý, Mị chịu những đau khổ về thể xác lẫn tinh thần. Mị bị bóc lột sức lao động tàn nhẫn, phải làm việc suốt ngày đêm và bị cột chặt trong vòng vây của công việc. Việc so sánh nhân vật Mị và Chi Phèo đã chân thực hóa, hiện thức hóa cuộc sống lầm than và nhiều đau khổ của con người trong chế độ cũ. Dưới ngòi bút kể của nhà văn Tô Hoài, Mị hiện lên như một công cụ biết nói, để rồi đã hơn một lần Mị thổn thức mình không bằng con trâu con ngựa. Cuộc sống của Mị đang dần bị vật hóa. Bên cạnh đó, Mị còn bị chính chồng của mình đánh đập và hành hạ một cách dã man đầy vô lý.


    Khi so sánh nhân vật Mị và Chí Phèo, ta mới thấy Mị vốn đã tủi nhục rồi nhưng qua đó ta mới càng thấy rõ hơn sự khốn nạn của cuộc đời Chí. Sự ra đời của hắn vốn đã là một sự bất hạnh, với hình ảnh một đứa bé bị bỏ rơi ở một cái lò gạch cũ. Nam Cao dường như để nhân vật của mình tự lớn lên và trưởng thành giữa tình thương của những con người làng Vũ Đại, đó như một lời khẳng định rằng Chí Phèo vốn là một con người có bản chất hiền lành và có suy nghĩ. Để rồi sau đó, nhà văn mới xoáy ngòi bút của mình vào sự tha hóa cũng như sự khốn cùng của cuộc đời nhân vật một cách tàn nhẫn nhất.


    Nam Cao không ngại cho nhân vật của mình trở thành hình tượng một con quỷ dữ, khi mở đầu thiên truyện là hình ảnh “hắn vừa đi vừa chửi…” và tiếp đó là không ít những hình ảnh rạch mặt ăn vạ, vào ra tù không ít lần. Chính nhà tù thực dân đầy oan trái đã lấy đi ở Chí sự hiền lành, lương thiện và trả lại một kẻ đã mất đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Sự sắc lạnh trong giọng kể của nhà văn chính là sự tường thuật chân thật về một xã hội phong kiến thối nát bấy giờ, nơi mà chỉ có sự bóc lột và đẩy những con người lương thiện đến tận cùng của sự thống khổ. Việc phân tích tâm trạng và diễn biến tâm lý của Chí giúp làm bật lên sự so sánh nhận vật Mị và Chí Phèo.


    Sự hồi sinh của nhân vật thông qua tình huống truyện độc đáo.Khát vọng sống mãnh liệt của Mị qua tâm trạng và hành động trong đêm tình mùa xuân. Hiện thực Mị đang sống là một hiện thực tối tăm, ngột ngạt khiến cô trở thành cái bóng lầm lũi, sống mà như chết. Nhưng một lần nữa quá khứ gọi tìm đến khiến cô gái này rạo rực, náo nức với niềm hân hoan sống và khát vọng tự do. Chất xúc tác khiến Mị sống trở lại đó là tiếng sáo, là chính hơi nồng của rượu và cả chất tình của mùa xuân, “tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng bay ngoài đường…”


    Nhà văn đã dùng từ láy để miêu tả âm thanh tiếng sáo một cách đầy gọi mời, nó khiến Mị không thể ngồi yên với quá khứ mà đánh thức sự thèm muốn đi chơi xuân trong cô. Mị đã có những hành động táo bạo “Mị không nói, Mị đến góc nhà lấy ống mỡ xắn một miếng… Mị quấn lại tóc, Mị với lấy cái váy hoa, Mị muốn đi chơi”. Những suy nghĩ và hành động dồn dập ấy đã cho thấy Mị không còn sợ hãi đối với hiện tại, trong đầu cô bây giờ chỉ còn rập rờn bởi âm thanh tiếng sáo và sự khát khao sống. Tâm trạng của Chí Phèo thay đổi theo từng đợt tâm lý đã phản ánh rõ khát vọng sống của y, đồng thời cũng giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể khi so sánh nhân vật Mị và Chí Phèo.


    Sự trỗi dậy của Mị một lần nữa được nhấn mạnh khi cô bắt gặp hình ảnh A Phủ “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Tình yêu thương đồng loại trong Mị trỗi dậy bắt nguồn từ sự đồng cảm và thương xót cho chính cuộc đời mình. Nhà văn đã miêu tả hàng loạt hành động Mị cứu A Phủ từ nhẹ nhàng, cẩn trọng với câu thúc giục “đi ngay” để A Phủ có thể chạy đi và sống. Sau đó, đỉnh điểm của sự trỗi dậy khát vọng sống trọng Mị đó là tiếng nói trong sự phức tạp đầy sợ hãi của tâm lí “A Phủ cho tôi đi với…Ở đây thì chết mất”


    Từ sự rung cảm trước tiếng sáo của đêm tình mùa xuân đến liều mình cắt dây trói cho A Phủ đã cho thấy Mị đã can đảm tự giải thoát cuộc đời mình khỏi sự cường quyền. Bước chân của Mị đã đạp đổ sự áp bức của chế độ bấy giờ và thể hiện sức sống tiềm tàng của bản thân. Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp phụ nữ Tây Bắc, đồng thời khẳng định khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc của con người dù trong tận cùng của bế tắc. Sự tàn khốc của xã hội đã vùi dập một con người, thế nhưng chỉ cần những tác động nhỏ của tình người thì bước chân của con quỷ dữ đã kịp dừng lại, đánh dấu sự trở lại của một kiếp người.“Chưa bao giờ hắn tỉnh. Và chưa bao giờ hắn tỉnh táo để biết hắn có mặt trên đời này”.


    Hai câu văn liên tiếp tưởng chừng như mang một ý nghĩa nhưng lại mở ra một bước ngoặt về những “lần đầu tiên” của Chí từ ngày hắn tha hóa. Đây không chỉ là sự thức tỉnh của thể xác mà còn là sự thức tỉnh của tâm hồn. Lần đầu tiên hắn cảm nhận được hơi thở của cuộc sống và mông lung mơ về những ước mơ trong quá khứ “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ”. Chi tiết này như nút thắt của thiên truyện và cũng chính là nút thắt của cuộc đời Chí, sự tự nhận thức và trỗi dậy của nhân tính đã khiến hắn một lần nữa được sống và tỉnh táo nhìn nhận về cuộc đời chính mình.


    Khi so sánh nhân vật Mị và Chí Phèo, nếu như sự trỗi dậy của Mị xuất phát từ sự hoài niệm về quá khứ tươi đẹp thì sự trỗi dậy của Chí là được đánh thức nhờ vào hơi ấm từ bát cháo hành của Thị Nở. Bát cháo hành đại diện cho tình người – điều mà suốt cuộc đời này tưởng chừng như hắn không bao giờ có được nữa. Sự chăm sóc từ đôi bàn tay người phụ nữ thật mới mẻ và ấm áp đối với hắn để từ đó hắn tìm đường trở về với lương thiện. “Hắn thấy mắt mình ươn ướt” là hình ảnh đánh dấu sự trỗi dậy của con người trong Chí. Nam Cao gọi nước mắt là hạt châu của con người, nó cứu lấy, nó gột rửa mọi tội lỗi và giữ con người ở lại phần trong sáng của lương tâm. Quá trình tự ý thức lên đến đỉnh điểm khi “nghĩ đến rượu hắn hơi rùng mình”. Bởi cái hắn thèm giờ đây không phải là mùi cay nồng của rượu mà là hương vị của sự lương thiện “Hắn thèm lương thiện”.


    Khi so sánh nhân vật Mị và Chí Phèo, người đọc mới cảm nhận sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo. Qua đó. tác giả đã khái quát được bộ mặt xã hội phong kiến tàn bạo. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sự trổi dậy tìm kiếm sự sống của những con người cùng khổ. Khác với những nhà văn hiện thực phê phán đương thời, Nam Cao và Tô Hoài không đi sâu miêu tả quá trình đói cơm rách áo của người nông dân mặc dù đó là thực tế vô cùng phổ biến. Ông yêu thương nhân vật bằng cách nêu cao giá trị hiện thực qua những bi kịch cuộc đời của nhân vật. Để từ đó khi so sánh nhân vật Mị và Chí Phèo, người đọc mới thấu rõ nỗi đau đòi quyền sống, quyền làm người và góp tiếng nói tố cáo xã hội bấy giờ.


    Nếu không phải là một tấm lòng nhân đạo nhân đạo và tài năng xuất chúng thì cả hai nhà văn đã không khiến người đọc rung cảm đến như vậy khi so sánh nhân vật Mị và Chí Phèo. Mỗi nhà văn đều có cách sáng tạo riêng nhưng khi viết về người nông dân, họ luôn tập trung bút lực của mình vào vẻ đẹp tiềm tàng của nhân vật.

    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 3
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 3
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 3
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 3
  4. Trong nền văn học hiện thực Việt Nam, sự xuất hiện của một loạt các cây bút tài năng như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,... đã phản ánh một cách rất chân thực số phận bi kịch của người nông dân, trí thức nghèo trong xã hội cũ, cùng với những bất công, sự tàn ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đẩy con người ta vào đến bước đường cùng. Trong đó với Chí Phèo của Nam Cao và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, ta đều nhận thấy nội dung chính xuyên suốt tác phẩm ấy là sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật chính. Tuy nhiên với bối cảnh ra đời và hướng đi khác nhau trong phong cách viết của mỗi tác giả thể nên sự thức tỉnh của các nhân vật và cái kết của họ cũng phát triển theo những lối đi riêng, một bên là bi kịch, một bên lại là con đường rực sáng đầy hy vọng.


    Trước hết nói về quá trình thức tỉnh của Mị trong Vợ chồng A Phủ, Mị là một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, chăm chỉ làm lụng, lại có một tình yêu đẹp, những tưởng cô sẽ có một cuộc đời ấm êm bên người mình yêu, dù không sang giàu. Thế nhưng cái hủ tục của cường quyền và thần quyền phong kiến đã phá vỡ hết tất cả, món nợ truyền kiếp của người cha nghèo mà Mị phải gánh thay, đã đẩy Mị vào bước đường trở thành người con dâu gạt nợ. Bước vào làm dâu nhà giàu nhưng buộc phải sống một cuộc đời không khác gì trâu ngựa, trở thành một cỗ máy lao động biết nói. Mị đã từng đau khổ tuyệt vọng chỉ muốn ăn lá ngón để chết quách đi cho đỡ khổ, nhưng nghĩ đến cha già Mị lại không đành lòng chết, chỉ đành cắn răng chịu đựng. Mãi rồi "ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi". Cô trở nên trơ lì, không còn thiết tha gì đến cuộc sống, không còn biết thế nào là đau đớn, khổ sở, tâm hồn Mị trở nên nguội lạnh như tro tàn, cô thu mình vào một chiếc vỏ bọc cứng rắn bởi những nỗi đau quá sức chịu đựng khi mà chính bản thân Mị cũng ý thức được rằng "Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày".


    Không chỉ bị đày đọa về thể xác mà nỗi đau của Mị còn đến từ những hoạt cảnh tù túng trong tâm hồn, khi mà lúc nào người ta cũng thấy Mị buồn rười rượi, đầu cúi xuống, không thiết tha nói năng, tâm trí lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc đi làm. Căn buồng Mị ở chẳng khác nào một cái nhà tù khi chỉ có một cái lỗ vuông bé bằng bàn tay "lúc nào trông ra cũng thấy một màu trăng trắng không biết là sương hay là nắng", tối tăm chật hẹp, giam giữ cả tâm hồn và thể xác của Mị, mà có lúc Mị đã nghĩ rằng cả cuộc đời này mình sẽ sống và chết ở cái căn buồng nhỏ bé này. Ngẫm thật xót xa cho một kiếp người. Ngoài ra một nỗi đau khổ khác của Mị ấy là nỗi đau bị chia cắt tình duyên và việc phải chung sống cả đời với người mà mình căm ghét - A Sử, một kẻ độc ác, vũ phu, chỉ biết chơi bời, nó không coi Mị là vợ mà coi cô như một nô lệ trong nhà, mặc sức đối xử tàn bạo. Một cuộc đời như như vậy sao không khiến người ta trở nên tuyệt vọng, chai lì, lầm lũi như con rùa trong xó cửa cho được, nó có khác nào địa ngục trần gian, mà cái gian nhà giàu ấy chính là cái nhà tù chung thân được canh giữ bởi thần quyền và cường quyền, nó đã chà đạp, tàn phá tâm hồn và thể xác của những người đàn bà khốn khổ như Mị.


    Sự thức tỉnh của Mị diễn ra một cách rất tự nhiên, khởi nguồn từ tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân, những tưởng tâm hồn Mị đã hoàn toàn chết lặng, thế mà giờ đây nghe tiếng sáo réo rắt, vui tươi, nó lại mạnh mẽ thức tỉnh, tựa như một mầm cây non được sau bao ngày nắng hạn gặp mưa rào bỗng trỗi dậy. Mị bỗng thấy yêu đời, Mị lẩm nhẩm hát theo tiếng sáo, Mị lặng lẽ nhớ về những ký ức vui vẻ ngày chưa về làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Rồi Mị uống rượu, uống ừng ực từng bát như muốn trút hết tất cả những nỗi muộn phiền đau đớn, cô nhớ lại mình đã từng thổi sáo, thổi lá rất hay, thế là Mị lại lấy lá thổi lên những điệu nhạc vui tươi, yêu đời. Lòng Mị từ đó bắt đầu thức dậy những khao khát được vui chơi được giao tiếp với mọi người, khao khát được hưởng niềm hạnh phúc tuổi thanh xuân "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết". Nói là làm Mị vào buồng mặc váy hoa, vấn lại tóc, thế nhưng A Sử về nó đã trói Mị lại, nó không cho Mị được đi chơi, cô tuy bị trói thế nhưng tâm hồn vẫn lơ lửng theo tiếng sáo ngoài đường. Mãi đến khuya khi vẩn vơ nghĩ về một người đàn bà trong nhà này đã từng bị trói cho đến chết, Mị mới giật mình sợ hãi "Mị sợ quá, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau từng mảnh thịt". Sự đau đớn, nỗi sợ hãi chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống tiềm tàng của Mị, hóa ra Mị vẫn còn ham sống, ham cuộc đời này lắm, Mị không muốn chết ngay tại đây, ngay bây giờ, Mị vẫn còn khao khát những hạnh phúc thanh xuân, khao khát tự do mãnh liệt và chúng đang bùng cháy trong trái tim người đàn bà trẻ, chỉ là chưa biết phải làm thế nào để đạt được những ước vọng ấy.


    Đang trong lúc Mị bế tắc, thì sự xuất hiện tả tơi của A Phủ đã chỉ cho Mị một lối thoát đầy hy vọng, cảnh chàng trai tưởng chừng lả đi vì bị đói, bị rét, nhưng khi được Mị giải cứu đã dùng hết sức bình sinh để chạy, lăn xuống dưới sườn đồi, chứ quyết không chịu ở lại đợi chết, đã làm tâm hồn Mị vỡ ra một chân lý: Mị đã giải thoát được cho người khác, cớ sao lại không tự giải thoát cho bản thân mình được. Thế là Mị đã bất chấp liều mình chạy theo A Phủ, tự trả lại tự do cho bản thân, hướng về một cuộc đời mới, thoát khỏi cái nhà tù tàn ác, bế tắc ấy. Tất cả những biến đổi trong tâm lý của Mị, cũng như hành động táo bạo của cô đều bộc lộ những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý đó là sức sống tiềm tàng mãnh liệt, sự phản kháng mạnh mẽ, khao khát tự do, hạnh phúc cháy bỏng trong tâm hồn. Tất cả đã trở thành động lực khiến Mị tự giải phóng, cứu vớt bản thân và cả A Phủ.


    Còn đối với Chí Phèo, quá trình thức tỉnh của anh gặp nhiều gian truân và lắt léo hơn Mị rất nhiều, bản thân Chí cũng có một cuộc đời đầy bất hạnh, với những tấn bi kịch họa vô đơn chí tương tự Mị. Sống với thân phận mồ côi trôi nổi đến 20 tuổi với những ước vọng tươi đẹp thì lại bị tống vào tù chỉ vì sự lăng loàn của một người đàn bà và sự ghen tuông của một gã đàn ông bất lực sợ vợ. Bảy tám năm sau cái nhà tù thực dân ấy đã trả lại cho làng Vũ Đại một tên lưu manh với ngoại hình gớm ghiếc "trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!". Không chỉ tha hóa về nhân hình mà ở Chí Phèo còn là sự tha hóa về nhân phẩm khi hắn trở nên thích uống rượu và ăn thịt chó, quen việc rạch mặt ăn vạ, cùng với những tiếng chửi làng, chửi đời, chửi người ghê gớm. Trượt dài trong sự tha hóa, Chí Phèo vì bị những bi kịch cuộc đời đày đọa và cả sự ngu dốt cả tin mà dễ dàng lún sâu vào bước đường tội lỗi khi trở thành tay sai của Bá Kiến, thay hắn làm tất cả những việc đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê. Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, con vật lạ trong mắt người đời, bán rẻ linh hồn để kiếm mấy đồng lẻ phục vụ cho những cơn say dài chưa một lần tỉnh trong suốt 15 năm trời. Sự thức tỉnh của Chí Phèo đã diễn ra tổng thể hai lần, lần đầu tiên ấy là nhờ Thị Nở, nhờ mối tình kỳ lạ với người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, lại thêm tính dở hơi.


    Thế nhưng thị đã cho hắn sự quan tâm, ấm áp của một người mẹ, một người đàn bà có tâm hồn đẹp bằng bát cháo hành bốc hơi nghi ngút. Chí Phèo bỗng nhận ra bản thân đã bước sang phía bên kia của cuộc đời, hắn đã già, cơ thể đã bắt đầu suy sụp, hắn không sợ chết nhưng lại sợ sống một cuộc đời cô đơn, lay lắt, Rồi hắn nhớ lại những ước mơ thuở đôi mươi, có một gia đình đầm ấm, chồng cày thuê vợ dệt vải, nuôi lợn, mua đất. Và hắn khao khát được làm những việc ấy với thị Nở, hắn muốn xây dựng gia đình với thị và thị sẽ là cây cầu đưa hắn về với thế giới loài người, để hắn hoàn lương và sống một cuộc đời mới. Thế nhưng thật đớn đau thay, Chí Phèo chỉ vừa mới thoát ra khỏi cơn say dài được mấy ngày, mới có được những niềm hy vọng niềm vui sống thì nó đã lập tức bị đạp đổ bởi định kiến gay gắt của xã hội qua lời của bà cô Thị Nở "Đàn ông đã chết hết hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ". Lời nói cay nghiệt ấy đã giáng một đòn chí mạng vào Chí Phèo, khiến hắn tỉnh mộng, ý thức thật rõ ràng về thân phận về cái số kiếp chất chồng đầy bi kịch và tội lỗi của mình, hắn đã không còn cơ hội quay trở về nữa rồi, hắn muốn lương thiện, nhưng ai cho hắn cái lương thiện quý giá ấy đây. Đồng thời Chí Phèo cũng nhận thức được kẻ thù của mình, kẻ đã gây ra cho hắn biết bao bi kịch chính là Bá Kiến. Hắn cũng lựa chọn cách giải thoát cho bản thân như Mị, để giữ lại những thiên lương tốt đẹp còn sót lại trong người hắn. Thế nhưng khác so với Mị, kết thúc của quá trình thức tỉnh của Chí Phèo đó là một bi kịch. Hắn giết chết Bá Kiến, đồng thời tự tử để kết thúc một đời đầy bất hạnh đau thương và đầy tội lỗi của mình. Đây có thể xem là cái kết hợp lý cho truyện ngắn, cũng phản ánh một cách gay gắt sự bất công của xã hội cũ đã mang đến cho con người biết bao bi kịch đau thương, khiến họ không còn đường lùi, buộc phải chọn cách thức tiêu cực nhất để giải thoát.


    Chung quy lại, có thể thấy rõ ràng ở hai nhân vật Mị và Chí Phèo đều có những điểm chung ấy là những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý như tấm lòng ham sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu mãnh liệt. Tuy nhiên nếu như bản thân Mị chọn cách chôn giấu, bao bọc tâm hồn của mình bằng lớp vỏ chai lì, khô cứng, không cảm xúc, thì Chí Phèo lại chọn cách phó mặc cho số phận, trượt dài theo con đường tội lỗi, chính vì thế đến tận cuối quá trình thức tỉnh, hai nhân vật có kết cục người tìm được tự do, hạnh phúc, người phải chịu bi kịch kết thúc cuộc đời, âu cũng là một hướng phát triển cốt truyện hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cũng như những tư tưởng mà hai tác giả muốn truyền tải cho người đọc.

    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 4
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 4
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 4
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 4
  5. Nam Cao và Tô Hoài là hai gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bằng tài năng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, hai nhà văn đều dùng ngòi bút của mình hướng đến phản ánh cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo khổ. Nếu như Nam Cao đi sâu khai thác về bi kịch bị tha hóa của con người thông qua nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên thì Tô Hoài lại tìm đến những người nông dân nghèo khổ, bị chà đạp về thể xác và tinh thần tại vùng núi Tây Bắc, điển hình có thể kể đến là Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.


    Cả Nam Cao và Tô Hoài trong tác phẩm của mình không chỉ xây dựng được nội dung tác phẩm sâu sắc mà còn gặp gỡ trong tinh thần nhân đạo sâu sắc. Thông qua nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo) và Mị (Vợ chồng A Phủ), hai nhà văn đã thể hiện tiếng nói cảm thông đối với những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh, đồng thời lên án sâu sắc đối với xã hội phong kiến đã chèn ép, bóc lột, chà đạp lên nhân phẩm của những con người lương thiện.


    Mị và Chí Phèo là những người có xuất thân nghèo khổ, bị cường quyền chèn ép, chà đạp đến mức tê liệt, đánh mất khả năng phản kháng, phải sống trong cuộc sống tăm tối, đánh mất chính mình. Tuy nhiên, bên trong những con người bất hạnh ấy lại là sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, họ không mãi cam chịu cuộc sống đen tối mà đã vươn lên vượt thoát ra khỏi bóng đen của cường quyền, thức tỉnh để hồi sinh quay trở lại với bản chất lương thiện của mình.


    Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện, chân chất, vì sự ghen tuông của Bá Kiến mà bị đẩy vào tù một cách vô lí, oan uổng. Nhà tù thực dân đã biến Chí Phèo một người lương thiện trở thành một tên lưu manh với vẻ ngoài ngang ngược, hống hách. Với lí lịch “đen” sau khi ra tù, Chí Phèo khó có thể quay trở về với những công việc lương thiện như trước đây, không ai muốn, cũng không ai dám thuê Chí. Để tiếp tục sống, Chí Phèo đã tìm đến chính kẻ thù của mình, kẻ đã đẩy mình vào con đường tù tội – Bá Kiến. Từ khi chấp nhận làm tay sai cho Bá Kiến cũng là khi Chí Phèo bước vào con đường tội lỗi, một tay Chí Phèo đã gây nên bao tội ác, Chí dần bị tha hóa và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.


    Cả làng Vũ Đại đều căm ghét, từ chối công nhận quyền làm người của Chí. Những tưởng Chí sẽ mãi trượt dài trên con đường tha hóa, mãi là con quỷ dữ của làng Vũ Đại nhưng bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức phần nhân tính bên trong con người của Chí. Những ước mơ bình dị thời trai trẻ bỗng sống dậy trong Chí, Chí khát khao muốn làm hòa với mọi người, muốn trở về với con đường lương thiện.


    Khi biết mình mãi mãi không thể trở về cuộc đời lương thiện được nữa, Chí Phèo thà lựa chọn cái kết bi thảm nhất cho mình chứ không chịu bắt tay với tội ác một lần nữa. Cái chết của Chí Phèo không chỉ lên án xã hội phong kiến thối nát mà còn thể hiện thái độ đồng cảm sâu sắc của Nam Cao đối với số phận bi thảm của người nông dân.


    Mị là người con gái xinh đẹp, yêu đời với sức sống thanh xuân căng tràn nhưng buộc trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí. Sống tại gia đình thống lí, Mị phải làm việc quần quật ngày đêm, bị đối xử như con trâu, con ngựa, chà đạp cả về thể xác và tinh thần. Sống lâu trong cái khổ, Mị từ một cô gái trẻ trung, yêu đời trở thành người đàn bà cam chịu, lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Mị bị tê liệt, đánh mất đi khả năng phản kháng trước thực trạng đau khổ trước mắt. Trong đêm tình mùa xuân, sức sống bên trong Mị đã được đánh thức nhưng sau đó lại bị thực tại tàn nhẫn đè nén để cô trở lại đối với cuộc sống cam chịu thường ngày.


    Trong đêm tình mùa xuân sức sống bên trong Mị được đánh thức thì giọt nước mắt của A Phủ đã khiến cho sức sống ấy bùng cháy dữ dội để thôi thúc Mị vùng lên cứu sống A Phủ cũng là giải thoát cho cuộc sống của chính mình.


    Qua hai nhân vật Chí Phèo và Mị, hai nhà văn Nam Cao và Tô Hoài đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với những người nông dân nghèo bất hạnh. Sự hồi sinh của Chí Phèo và Mị thể hiện sự trân trọng, niềm tin của hai nhà văn đối với những giá trị nhân phẩm, sức sống tiềm tàng bên trong con người, đồng thời phê phán sâu sắc đối với xã hội đen tối đã đẩy con người đến con đường tha hóa.

    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 5
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 5
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 5
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 5
  6. Trong nền văn học hiện thực Việt Nam, sự xuất hiện của một loạt các cây bút tài năng như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,... đã phản ánh một cách rất chân thực số phận bi kịch của người nông dân, trí thức nghèo trong xã hội cũ, cùng với những bất công, sự tàn ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đẩy con người ta vào đến bước đường cùng. Trong đó với Chí Phèo của Nam Cao và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, ta đều nhận thấy nội dung chính xuyên suốt tác phẩm ấy là sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật chính. Tuy nhiên với bối cảnh ra đời và hướng đi khác nhau trong phong cách viết của mỗi tác giả thể nên sự thức tỉnh của các nhân vật và cái kết của họ cũng phát triển theo những lối đi riêng, một bên là bi kịch, một bên lại là con đường rực sáng đầy hy vọng.


    Trước hết nói về quá trình thức tỉnh của Mị trong Vợ chồng A Phủ, Mị là một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, chăm chỉ làm lụng, lại có một tình yêu đẹp, những tưởng cô sẽ có một cuộc đời ấm êm bên người mình yêu, dù không sang giàu. Thế nhưng cái hủ tục của cường quyền và thần quyền phong kiến đã phá vỡ hết tất cả, món nợ truyền kiếp của người cha nghèo mà Mị phải gánh thay, đã đẩy Mị vào bước đường trở thành người con dâu gạt nợ. Bước vào làm dâu nhà giàu nhưng buộc phải sống một cuộc đời không khác gì trâu ngựa, trở thành một cỗ máy lao động biết nói. Mị đã từng đau khổ tuyệt vọng chỉ muốn ăn lá ngón để chết quách đi cho đỡ khổ, nhưng nghĩ đến cha già Mị lại không đành lòng chết, chỉ đành cắn răng chịu đựng. Mãi rồi "ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi". Cô trở nên trơ lì, không còn thiết tha gì đến cuộc sống, không còn biết thế nào là đau đớn, khổ sở, tâm hồn Mị trở nên nguội lạnh như tro tàn, cô thu mình vào một chiếc vỏ bọc cứng rắn bởi những nỗi đau quá sức chịu đựng khi mà chính bản thân Mị cũng ý thức được rằng "Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày". Không chỉ bị đày đọa về thể xác mà nỗi đau của Mị còn đến từ những hoạt cảnh tù túng trong tâm hồn, khi mà lúc nào người ta cũng thấy Mị buồn rười rượi, đầu cúi xuống, không thiết tha nói năng, tâm trí lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc đi làm.


    Căn buồng Mị ở chẳng khác nào một cái nhà tù khi chỉ có một cái lỗ vuông bé bằng bàn tay "lúc nào trông ra cũng thấy một màu trăng trắng không biết là sương hay là nắng", tối tăm chật hẹp, giam giữ cả tâm hồn và thể xác của Mị, mà có lúc Mị đã nghĩ rằng cả cuộc đời này mình sẽ sống và chết ở cái căn buồng nhỏ bé này. Ngẫm thật xót xa cho một kiếp người. Ngoài ra một nỗi đau khổ khác của Mị ấy là nỗi đau bị chia cắt tình duyên và việc phải chung sống cả đời với người mà mình căm ghét - A Sử, một kẻ độc ác, vũ phu, chỉ biết chơi bời, nó không coi Mị là vợ mà coi cô như một nô lệ trong nhà, mặc sức đối xử tàn bạo. Một cuộc đời như như vậy sao không khiến người ta trở nên tuyệt vọng, chai lì, lầm lũi như con rùa trong xó cửa cho được, nó có khác nào địa ngục trần gian, mà cái gian nhà giàu ấy chính là cái nhà tù chung thân được canh giữ bởi thần quyền và cường quyền, nó đã chà đạp, tàn phá tâm hồn và thể xác của những người đàn bà khốn khổ như Mị.


    Sự thức tỉnh của Mị diễn ra một cách rất tự nhiên, khởi nguồn từ tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân, những tưởng tâm hồn Mị đã hoàn toàn chết lặng, thế mà giờ đây nghe tiếng sáo réo rắt, vui tươi, nó lại mạnh mẽ thức tỉnh, tựa như một mầm cây non được sau bao ngày nắng hạn gặp mưa rào bỗng trỗi dậy. Mị bỗng thấy yêu đời, Mị lẩm nhẩm hát theo tiếng sáo, Mị lặng lẽ nhớ về những ký ức vui vẻ ngày chưa về làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Rồi Mị uống rượu, uống ừng ực từng bát như muốn trút hết tất cả những nỗi muộn phiền đau đớn, cô nhớ lại mình đã từng thổi sáo, thổi lá rất hay, thế là Mị lại lấy lá thổi lên những điệu nhạc vui tươi, yêu đời. Lòng Mị từ đó bắt đầu thức dậy những khao khát được vui chơi được giao tiếp với mọi người, khao khát được hưởng niềm hạnh phúc tuổi thanh xuân "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết". Nói là làm Mị vào buồng mặc váy hoa, vấn lại tóc, thế nhưng A Sử về nó đã trói Mị lại, nó không cho Mị được đi chơi, cô tuy bị trói thế nhưng tâm hồn vẫn lơ lửng theo tiếng sáo ngoài đường. Mãi đến khuya khi vẩn vơ nghĩ về một người đàn bà trong nhà này đã từng bị trói cho đến chết, Mị mới giật mình sợ hãi "Mị sợ quá, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau từng mảnh thịt".


    Sự đau đớn, nỗi sợ hãi chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống tiềm tàng của Mị, hóa ra Mị vẫn còn ham sống, ham cuộc đời này lắm, Mị không muốn chết ngay tại đây, ngay bây giờ, Mị vẫn còn khao khát những hạnh phúc thanh xuân, khao khát tự do mãnh liệt và chúng đang bùng cháy trong trái tim người đàn bà trẻ, chỉ là chưa biết phải làm thế nào để đạt được những ước vọng ấy. Đang trong lúc Mị bế tắc, thì sự xuất hiện tả tơi của A Phủ đã chỉ cho Mị một lối thoát đầy hy vọng, cảnh chàng trai tưởng chừng lả đi vì bị đói, bị rét, nhưng khi được Mị giải cứu đã dùng hết sức bình sinh để chạy, lăn xuống dưới sườn đồi, chứ quyết không chịu ở lại đợi chết, đã làm tâm hồn Mị vỡ ra một chân lý: Mị đã giải thoát được cho người khác, cớ sao lại không tự giải thoát cho bản thân mình được. Thế là Mị đã bất chấp liều mình chạy theo A Phủ, tự trả lại tự do cho bản thân, hướng về một cuộc đời mới, thoát khỏi cái nhà tù tàn ác, bế tắc ấy. Tất cả những biến đổi trong tâm lý của Mị, cũng như hành động táo bạo của cô đều bộc lộ những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý đó là sức sống tiềm tàng mãnh liệt, sự phản kháng mạnh mẽ, khao khát tự do, hạnh phúc cháy bỏng trong tâm hồn. Tất cả đã trở thành động lực khiến Mị tự giải phóng, cứu vớt bản thân và cả A Phủ.


    Còn đối với Chí Phèo, quá trình thức tỉnh của anh gặp nhiều gian truân và lắt léo hơn Mị rất nhiều, bản thân Chí cũng có một cuộc đời đầy bất hạnh, với những tấn bi kịch họa vô đơn chí tương tự Mị. Sống với thân phận mồ côi trôi nổi đến 20 tuổi với những ước vọng tươi đẹp thì lại bị tống vào tù chỉ vì sự lăng loàn của một người đàn bà và sự ghen tuông của một gã đàn ông bất lực sợ vợ. Bảy tám năm sau cái nhà tù thực dân ấy đã trả lại cho làng Vũ Đại một tên lưu manh với ngoại hình gớm ghiếc "trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!". Không chỉ tha hóa về nhân hình mà ở Chí Phèo còn là sự tha hóa về nhân phẩm khi hắn trở nên thích uống rượu và ăn thịt chó, quen việc rạch mặt ăn vạ, cùng với những tiếng chửi làng, chửi đời, chửi người ghê gớm. Trượt dài trong sự tha hóa, Chí Phèo vì bị những bi kịch cuộc đời đày đọa và cả sự ngu dốt cả tin mà dễ dàng lún sâu vào bước đường tội lỗi khi trở thành tay sai của Bá Kiến, thay hắn làm tất cả những việc đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê. Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, con vật lạ trong mắt người đời, bán rẻ linh hồn để kiếm mấy đồng lẻ phục vụ cho những cơn say dài chưa một lần tỉnh trong suốt 15 năm trời.


    Sự thức tỉnh của Chí Phèo đã diễn ra tổng thể hai lần, lần đầu tiên ấy là nhờ Thị Nở, nhờ mối tình kỳ lạ với người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, lại thêm tính dở hơi. Thế nhưng thị đã cho hắn sự quan tâm, ấm áp của một người mẹ, một người đàn bà có tâm hồn đẹp bằng bát cháo hành bốc hơi nghi ngút. Chí Phèo bỗng nhận ra bản thân đã bước sang phía bên kia của cuộc đời, hắn đã già, cơ thể đã bắt đầu suy sụp, hắn không sợ chết nhưng lại sợ sống một cuộc đời cô đơn, lay lắt, Rồi hắn nhớ lại những ước mơ thuở đôi mươi, có một gia đình đầm ấm, chồng cày thuê vợ dệt vải, nuôi lợn, mua đất. Và hắn khao khát được làm những việc ấy với thị Nở, hắn muốn xây dựng gia đình với thị và thị sẽ là cây cầu đưa hắn về với thế giới loài người, để hắn hoàn lương và sống một cuộc đời mới.


    Thế nhưng thật đớn đau thay, Chí Phèo chỉ vừa mới thoát ra khỏi cơn say dài được mấy ngày, mới có được những niềm hy vọng niềm vui sống thì nó đã lập tức bị đạp đổ bởi định kiến gay gắt của xã hội qua lời của bà cô Thị Nở "Đàn ông đã chết hết hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ". Lời nói cay nghiệt ấy đã giáng một đòn chí mạng vào Chí Phèo, khiến hắn tỉnh mộng, ý thức thật rõ ràng về thân phận về cái số kiếp chất chồng đầy bi kịch và tội lỗi của mình, hắn đã không còn cơ hội quay trở về nữa rồi, hắn muốn lương thiện, nhưng ai cho hắn cái lương thiện quý giá ấy đây. Đồng thời Chí Phèo cũng nhận thức được kẻ thù của mình, kẻ đã gây ra cho hắn biết bao bi kịch chính là Bá Kiến. Hắn cũng lựa chọn cách giải thoát cho bản thân như Mị, để giữ lại những thiên lương tốt đẹp còn sót lại trong người hắn. Thế nhưng khác so với Mị, kết thúc của quá trình thức tỉnh của Chí Phèo đó là một bi kịch. Hắn giết chết Bá Kiến, đồng thời tự tử để kết thúc một đời đầy bất hạnh đau thương và đầy tội lỗi của mình. Đây có thể xem là cái kết hợp lý cho truyện ngắn, cũng phản ánh một cách gay gắt sự bất công của xã hội cũ đã mang đến cho con người biết bao bi kịch đau thương, khiến họ không còn đường lùi, buộc phải chọn cách thức tiêu cực nhất để giải thoát.


    Chung quy lại, có thể thấy rõ ràng ở hai nhân vật Mị và Chí Phèo đều có những điểm chung ấy là những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý như tấm lòng ham sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu mãnh liệt. Tuy nhiên nếu như bản thân Mị chọn cách chôn giấu, bao bọc tâm hồn của mình bằng lớp vỏ chai lì, khô cứng, không cảm xúc, thì Chí Phèo lại chọn cách phó mặc cho số phận, trượt dài theo con đường tội lỗi, chính vì thế đến tận cuối quá trình thức tỉnh, hai nhân vật có kết cục người tìm được tự do, hạnh phúc, người phải chịu bi kịch kết thúc cuộc đời, âu cũng là một hướng phát triển cốt truyện hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cũng như những tư tưởng mà hai tác giả muốn truyền tải cho người đọc.

    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 6
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 6
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 6
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 6
  7. Nam Cao và Tô Hoài là hai cây bút xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nếu như Nam Cao đi vào khai thác đề tài người nông dân ở làng Đại Hoàng – quê hương của nhà văn, thì Tô Hoài lại rất thành công trong việc tìm đến người lao động miền núi Tây Bắc xa xôi để xây dựng nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Văn chương là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, Nam Cao và Tô Hoài đã có sự gặp gỡ, đồng điệu về tư tưởng, tình cảm. Đó chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc của nhà văn dành cho nhân vật của mình.


    “Hồi sinh” có nghĩa là sống lại. “Hồi sinh nhân tính” là tính người, tình người được sống lại. Nói về sự hồi sinh nhân tính, ta đã bắt gặp sự hồi sinh ấy trong văn học trước đó, bất cứ nhân vật nào, một khi đã tha hóa, họ đều có quá trình thức tỉnh về tâm hồn, như Trương Sinh (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ, như Hộ (Đời thừa – Nam Cao)… Nếu như Trương Sinh thức tỉnh sau cái chết oan uổng của vợ, thì Hộ thức tỉnh sau khi đánh đuổi vợ con vì gánh nặng cơm áo. Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho vợ, Hộ đã khóc, giọt nước mắt của Hộ chính là bằng chứng cho sự thức tỉnh, hồi sinh nhân tính. Còn sự hồi sinh nhân tính của Chí Phèo và Mị được Nam Cao, Tô Hoài dẫn giải như thế nào?


    “Văn chương là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, Nam Cao và Tô Hoài đã có sự gặp gỡ, đồng điệu về tư tưởng, tình cảm. Đó chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc của nhà văn dành cho nhân vật của mình. Sự thức tỉnh nhân tính của hai nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo đã thể hiện cái nhìn cảm thông đầy thương cảm của tác giả với số phận của những con người trong xã hội cũ.


    Trước khi hồi sinh nhân tính, trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo thì cả Chí và Mị đều có những số phận và bi kịch đau đớn giống nhau. Chí Phèo vốn là người nông dân hiền lành, chất phác, chăm chỉ, ở thuê cho nhà bá Kiến. Vì sự ghen tuông của bá Kiến mà Chí bị đẩy vào nhà tù thực dân. Trong nhà tù thực dân ấy, oan trái thay, lại tiếp nhận con người khi người ta vô tội, lương thiện và trả người ta ra khi họ đã trở thành kẻ tha hóa, mất đi cả nhân hình và nhân tính. Về nhân hình, Chí là một con vật lạ với khuôn mặt “vằn dọc vằn ngang không biết bao nhiêu là sẹo”, về nhân tính, Chí là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, một kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ và làm tay sai đòi nợ cho bá Kiến. Bi kịch đau đớn nhất của Chí Phèo là “bị từ chối quyền làm người, cha mẹ từ chối Chí, dân làng cũng từ chối Chí”.


    Trong quá trình so sánh Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo, người đọc cũng thấy rằng Chí rơi vào bi kịch vì không có ai đón nhận Chí trở về với cái xã hội bằng phẳng. Nếu như là con người thì đâu ai dám vạch mặt mình như vậy, đâu ai dám sẵn sàng đâm thuê, chém mướn, chỉ vì đồng tiền, đâu dám “đốt quán” của “bà bán rượu” nhưng Chí đã trở nên mất đi “tính người”, mất đi “nhân tính” như vậy. Mị cũng là một cô gái xinh đẹp, tài giỏi và hiếu thảo, và Mị cũng phải chịu một số phận đau đớn không kém Chí Phèo là mấy. Mị phải trở thành “con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra”. Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô gái, ngồi quay sợi, thái cỏ ngựa,… lúc nào cô ấy cũng cúi mặt buồn rười rượi. Mị giống như một con rùa được nuôi trong xó cửa. sống ở nhà thống lí Pá Tra, Mị cũng như những người phụ nữ trong nhà này, làm việc tối ngày bận bịu. Nếu như Chí Phèo của Nam Cao mong muốn được giao tiếp với con người thì Mị lại không buồn giao tiếp. Mị lúc nào cũng lầm lũi, cô cũng mất đi tính người nhưng “tính người” bị mất đi ở đây khác với Chí.


    Khi so sánh sự thức tỉnh của hai nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phéo, chúng ta nhận thấy, nếu như Chí Phèo bị tha hóa về nhân tính, trở thành một con quỷ dữ thì Mị lại mất đi nhân tính ở chỗ cô không được coi là một con người. Sống ở nhà thống lí Pá Tra, MỊ như một “con trâu, con ngựa”. Bởi con trâu, con ngựa còn có lúc nghỉ ngơi, đằng này Mị phải làm quần quật suốt cả ngày. Chính vì cuộc sống như vậy mà Mị đã trở thành một con người mất đi sức sống.


    Tuy có những nét giống nhau về số phận và cuộc đời, song quá trình hồi sinh nhân tính của Chí Phèo và Mị lại rất khác nhau. Sự hồi sinh nhân tính của Chí là sau đêm gặp thị Nở, chính tình người của thị Nở đã đánh thức “nhân tính” trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại ấy. Thị là người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn của làng Vũ Đại. Thế nhưng, bên trong cái ngoại hình xấu xí và tính cách dở hơi của thị là một tấm lòng rất bao dung và vị tha. Sau một đêm ăn nằm với nhau, sáng hôm sau tỉnh dậy, Chí lần đầu tiên để tâm lắng tai nghe những âm thanh xung quanh mình, những âm thanh của cuộc sống và cảm thấy cuộc sống cũng thật thú vị.


    Và Chí thèm được làm người lương thiện. Khát vọng lương thiện ấy chính là bằng chứng cho sự hồi sinh nhân tính của Chí. Chí nhớ lại cuộc đời mình trước khi bị đẩy vào nhà tù thực dân với những ước mơ hết sức bình dị. Chí nhận ra rằng thị Nở cũng có duyên và muốn cùng thị chung sống. Chí đã mong muốn được làm người và thị Nở chính là chiếc cầu nối đưa Chí trở về với con người lương thiện. So sánh Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo, ta thấy nhờ có tình người của thị mà Chí hồi sinh nhân tính, khao khát được sống một cuộc sống lương thiện. Với Mị sức sống hồi sinh nơi người con gái ấy là tiếng sáo vi vu gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân Tây Bắc. Mùa xuân, mùa của sức sống mãnh liệt. Mị sống trong nhà thống Pá Tra như một con người đã mất đi linh hồn.


    Thế nhưng, trong đêm tình mùa xuân năm ấy, khi cái lạnh tràn về, khi những thiếu nữ phơi “chiếc váy xòe như những cánh bướm của mình trên những phiến đá” và đám trẻ con chơi đùa và tiếng sáo gọi bạn tình đã bắt đầu xuất hiện. Mị dường như được sống lại với chính tâm hồn mình. Cô hồi tưởng lại quá khứ khi được cùng người yêu đi chơi trong những đêm tình mùa xuân. Cũng giống như Chí, Mị cũng hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, khi Mị còn là người con gái đẹp có tài thổi sáo rất hay. MỊ uống rượu và khi ngà ngà say, Mị bỗng nhiên nghe thấy tiếng sáo gọi bạn tình và Mị cũng muốn đi chơi. Mị muốn đi chơi như hồi còn trẻ. Mị vào góc nhà xắn thêm ít mỡ bỏ vào chiếc đèn cho sáng, với tay lấy chiếc váy.


    Những hành động ấy chứng tỏ rằng Mị đã thật sự hồi sinh, sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã được sống dậy nhờ âm thanh của tiếng sáo. Cũng giống như Chí Phèo âm thanh của cuộc sống xung quanh thức tỉnh tâm hồn, đánh thức sức sống mãnh liệt của Mị. Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, ngay cả khi Mị đã bị A Sử trói chặt vào cột nhà. MỊ đã thả hồn bay theo tiếng sáo của đêm tình mùa xuân. Mị vô thức, Mị không cảm thấy đau đớn vì lúc này sự hồi sinh nhân tính của Mị rất mạnh mẽ. Chí Phèo và Mị đều được hồi sinh nhân tính. Sự hồi sinh ấy cho ta thấy cái nhìn nhân đạo của Nam Cao và Tô Hoài. Phải thực sự yêu thương cảm thông với nhân vật của mình, hai nhà văn mới có thể để cho họ hồi sinh nhân tính như vậy. Với Chí Phèo là trở về với cuộc sống lương thiện, còn với Mị là được bộc lộ sức sống tiềm tàng của cô.


    Cả Nam Cao và Tô Hoài đều rất xót thương, đồng cảm cho số phận của Chí Phèo và Mị, trân trọng nhưng ước mơ bình dị của họ. Mặt khác, từ sự hồi sinh về nhân tính của Chí Phèo và Mị, họ đã nói lên tiếng nói phê phán gay gắt những thế lực chà đạp lên số phận của con người bất hạnh ấy. Cái xã hội với những tàn dư phong kiến, bá Kiến đã đẩy Chí vào sự tha hóa. Và những hủ tục cổ hủ của miền núi với kẻ thông trị gian ác, tham lam như thống lí Pá Tra đã cướp sạch, bào mòn sức sống của Mị.


    Mặt dù, viết về những đề tài khác nhau, nhưng cuộc đời và số phận của các nhân vật trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo đều là sự trải nghiệm, dày công tìm tòi của các nhà văn. Thông qua các nhân vật của mình nhà văn muốn nói lên tiếng lòng, sự cảm thương cho số phận của họ. Đó chính là những giá trị nhân đạo của tác phẩm. Giá trị nhân đạo là giá trị căn bản của một tác phẩm văn học chân chính” và hạt nhân cơ bản của giá trị ấy là lòng yêu thương con người. Giá trị vĩ đại này đã được thể hiện rất thành công qua hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo. Qua đó, chúng ta cũng thấy được tấm lòng và sự cảm thông trân trọng mà Tô Hoài và Nam Cao đã dành cho nhân vật của mình.

    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 7
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 7
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 7
    Bài văn cảm nhận quá trình thức tỉnh của Mị liên hệ với Chí Phèo số 7




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy