Top 6 Bài soạn Vận nước (Quốc tộ) - Pháp Thuận (Ngữ Văn 10) hay nhất

Thai Ha 56 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Vận nước (Quốc tộ), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Vận ... xem thêm...

  1. Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Tác giả mở đầu bằng câu thơ có hình ảnh thiên nhiên để nói về vận nước

    Quốc tộ như đằng lạc

    (Vận nước như dây leo quấn quýt)

    - Nghệ thuật so sánh: thể hiện sự bền chặt, gắn bó, trường tồn của đất nước

    → Câu thơ khẳng định sự hưng thịnh, niềm tin của tác giả vào vận nước.


    Câu 2 (Trang 139 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Hai câu thơ đầu:

    - Hoàn cảnh đất nước: sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, đất nước dần ổn định, đi vào xây dựng vương triều vững mạnh

    + Trong khí thế, vận nước đang lên những cơ hội mới rộng mở trước mắt

    - Tâm trạng: nhà thơ tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ phản ánh một tâm trạng phơi phới vui tươi, đầy lạc quan tự hào của tác giả.


    Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Hai câu thơ cuối nói về đường lối trị nước, tóm lược trong “vô vi”

    - Vô vi theo Lão Tử là thuận tự nhiên, không trái quy luật tự nhiên

    - Trong bài này cần hiểu: người trị quốc phải dùng đức của mình cảm hóa dân, dân tin thì nước hưng thịnh

    - Hai câu thơ cuối khẳng định chỉ có lấy đức trị quốc mới là kết sách lâu bền của quốc gia thịnh trị.


    Câu 4 (Trang 139 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Điểm then chốt của bài thơ là hai chữ “thái bình”.

    Vận nước và đường lối trị nước đều hướng tới đất nước “thái bình

    - Trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, nguyện vọng của con người thời đại bất giờ muốn nền “thái bình muôn thưở

    → Khẳng định truyền thống chuộng hòa bình của dân tộc ta.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Tác giả so sánh “vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả:

    - Sự thịnh vượng, bền vững, dài lâu.

    - Khẳng định vận may của đất nước và niềm tin của nhà thơ vào vận nước.


    Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    - Hoàn cảnh đất nước:

    + Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, đất nước được thống nhất bởi vua Đinh Tiên Hoàng.

    + Vua Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều phong kiến hùng cường.

    - Tâm trạng tác giả: vui mừng, tự hào, tin tưởng vào tương lai đất nước.


    Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    - Vô vi là thuật ngữ trong sách Đạo đức kinh của lão Tử nhằm chỉ một thái độ sống thuận theo tự nhiên, không làm điều trái tự nhiên.

    - Tác giả khẳng định: muốn cho đất nước thái bình, người trị quốc phải dùng cái đức của mình để cảm hóa nhân dân

    => Quan điểm “Đức trị” – đường lối trị nước được thể hiện tập trung trong hai chữ “vô vi”.


    Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Hai câu thơ cuối bài thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta, bày tỏ niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai của đất nước được thái bình, ấm no.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Hướng dẫn soạn bài

    Bố cục:

    - Hai câu thơ đầu: Suy ngẫm của tác giả về vận nước.

    - Hai câu thơ sau: Triết lý "vô vi" của tác giả.


    Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã mượn hình ảnh thiên nhiên – những cây leo quấn quýt để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh ở đây được sử dụng hợp lí, làm nổi bật sự bền chặt, thịnh vượng dài lâu của đất nước.


    Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Bài thơ ra đời sau khi vua Lê Đại Hành đánh đuổi quân Tống xâm lược và kết thúc cuộc nội chiến nước ta. Lúc này nhà vua muốn xây dựng lại đất nước, đem lại bình yên cho thiên hạ. Bài thơ đã thể hiện thế sự của đất nước lúc này: đất nước thống nhất, chủ tướng tài giỏi, quân dân một lòng. Tác giả thể hiện niềm tin đối với vương triều mới sẽ bền chặt, thịnh vượng.


    Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Tác giả khẳng định “vô vi trên điện các – chốn chốn dứt đao binh”:

    - “Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật tự nhiên. Vô vi trong bài thơ này được hiểu theo học thuyết Nho giáo, tức là người đứng đầu (nhà vua) phải dùng đức để cảm hóa lòng dân, không làm điều gì trái với lẽ thường để “quốc thái dân an” sẽ được dân tin tưởng, tuân theo. Cứ theo lối sống ấy, trăm họ sẽ thuận ý, đất nước sẽ không còn chiến tranh.


    Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Hai câu thơ cuối đề cập đến ước muốn được sống một cuộc sống thái bình, phản ánh truyền thống yêu chuộng hòa bình – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Bố cục

    - Hai câu thơ đầu: suy ngẫm của tác giả về vận nước.

    - Hai câu thơ sau: triết lý vô vi của tác giả.

    Nội dung bài học

    - Bài thơ nói lên ý thức trách nhiệm và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam.

    - Bài thơ giầu tính triết lí


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Tác giả so sánh nhằm nói lên sự bền chặt, lại nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của nước mình.

    - Câu thơ vừa khẳng định vận may của đất nước đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.


    Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Hoàn cảnh đất nước:

    + sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định

    + nhà vua (Lê Đại Hành) muốn đưa đất nước đi lên vững mạnh, một quốc gia

    - Tâm trạng: vui tươi, đầy lạc quan và tự hào tin tưởng tương lai của đất nước


    Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Vô vi theo Lão Tử là thuận tự nhiên, không trái quy luật tự nhiên

    - Trong bài này cần hiểu: người trị quốc phải dùng đức của mình cảm hóa dân, dân tin thì nước hưng thịnh

    - Hai câu thơ cuối khẳng định chỉ có lấy đức trị quốc mới là kết sách lâu bền của quốc gia thịnh trị.


    Câu 4 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Hai câu thơ cuối phản ánh một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta đó là truyền thống yêu chuộng hoà bình.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. I. TÌM HIỂU CHUNG

    1. Bài thơ nói lên ý thức trách nhiệm và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của con người thời đại bấy giờ và truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam.

    2. Về nghệ thuật, bài thơ giầu tính triết lí: dùng hình tượng tự nhiên để khẳng định vận nước vững bền, hưng thịnh, lâu dài. Lời thơ ngắn gọn, ý thơ hàm xúc. Câu thơ có nội dung và hình thức một châm ngôn nghệ thuật.


    II. RÈN KĨ NĂNG

    1. Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước (vận nước như dây leo quấn quýt). Nghệ thuật so sánh ấy vừa nói lên sự bền chặt, lại nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của nước mình. Câu thơ vừa khẳng định vận may của đất nước (Quốc tộ là vận may của quốc gia) đồng thời nói lên niềm thin của tác giả vào vận nước.

    2. Qua hai câu thơ đầu, ta có thể cảm nhận được:

    - Hoàn cảnh đất nước: Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc (loạn mười hai sứ quân và sự xâm lược của nhà Tống năm 981) đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định. Nhà vua (Lê Đại Hành) muốn xây dựng một vương triều phong kiến vững mạnh, một quốc gia hùng cường. Trong khí thế đi lên của dân tộc, mọt vận hội mới như đang mở ra trước mắt.

    - Tâm trạng: Nhà thơ rất tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ phản ánh một tâm trạng phơi phới vui tươi, đầy lạc quan và tự hào của tác giả.

    3. Hai câu cuối nói về đường lối trị nước. Tất cả cô đọng lại trong hai chữ “vô vi”. Vô vi theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật của tự nhiên. Vô vi trong bài này được hiểu là : người trị quốc phải dùng cái đức của mình để cảm hoá nhân dân khiến cho dân tin phục. Khi dân tin phục thì đất nước sẽ tự đạt được thái bình. Trị nước như thế nghĩa là lấy đức mà trị quốc. Hai câu thơ cuối là một lời khẳng định bởi chỉ có lấy đức mà trị quốc mới là kế sách lâu bền để xây dựng một quốc gia thái bình thịnh trị.

    4. Điểm then chốt của bài thơ là hai chữ “thái bình”. Vận nước xoay quanh hai chữ “thái bình” mà đường lối trị nước cũng hướng tới hai chữ ấy. Nguyện vọng của con người thời đại bấy giờ là mơ ước một nền “thái bình muôn thủa”. Hai câu thơ cuối phản ánh một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Đó là truyền thống yêu chuộng hoà bình.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Câu 1 (trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây len quấn quýt” nhằm diễn tả điều gì?

    Lời giải chi tiết:

    Câu 1 so sánh như vậy nhằm diễn tả: Vận nước phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc. Vậy nước không thể phụ thuộc vào một yếu tố mà thành. Nó là quan hệ của nhiều yếu tố để giữ được vận nước phát triển dài lâu, thịnh vượng. Tuy Pháp sư không nói ra nhưng ta hiểu, đó là:

    - Có đường lối trị quốc tốt, phù hợp

    - Có quan hệ ngoại giao và các nước láng giềng tốt.

    - Có tiềm năng về quân sự.

    - Có tiềm lực về kinh tế.

    - Có sự nhất trí cao giữa người cầm đầu và muôn dân.


    Câu 2 (trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Tâm trạng tác giả trước hoàn cảnh đất nước được thể hiện như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    Hai câu thơ đầu:

    - Hoàn cảnh đất nước: sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, đất nước dần ổn định, đi vào xây dựng vương triều vững mạnh

    - Trong khí thế, vận nước đang lên những cơ hội mới rộng mở trước mắt

    => Tâm trạng: nhà thơ tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ phản ánh một tâm trạng phơi phới vui tươi, đầy lạc quan tự hào của tác giả.


    Câu 3 (trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Hiểu thế nào là “vô vi”? Vì sao tác giả khẳng đinh “Vô vi trên điền các - chốn chốn dứt đao binh”?

    Lời giải chi tiết:

    - Vô vi là vô vi pháp của nhà Phật. Nghĩa là từ bi bác ái. Điện các để chỉ triều đình, chỉ nhà vua. Cả câu thơ nên hiểu muôn giữ yên vận nước và để vận nước phát triển thịnh vượng nhà vua phải vô vi, phải làm những gì thuận với tự nhiên với lòng người. Theo nghĩa nhà Phật làm cho mọi chúng sinh được yên vui, xoá bỏ mọi khổ đau của họ. Đó là tư tưởng lo cho dân.

    - Nếu làm được điều đó (Vô vi trên điện các) thì tất yếu sẽ được. Chốn chốn dứt đao binh”: nghĩa là nơi không có cảnh chém giết nữa, không còn chiến tranh, đất nước thanh bình thì vận nước, ngôi vua mới được bền vững.


    Câu 4 (trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?

    Lời giải chi tiết:

    - Điểm then chốt của bài thơ là hai chữ “thái bình”.

    - Vận nước và đường lối trị nước đều hướng tới đất nước “thái bình

    - Trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, nguyện vọng của con người thời đại bất giờ muốn nền “thái bình muôn thưở

    => Hai câu phản ánh truyền thông yêu nước khao khát nhân đạo hoà bình là nét đẹp truyền thông của dân tộc Việt Nam. Đây là lời nhà sư trả lời vua Lê Đại Hành. Bài thơ bộc lộ tư tưởng trị nước, tầm nhìn xa trông rộng của nhà sư.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy