Top 6 Bài soạn "Thuyết minh về một thể loại văn học" (lớp 8) hay nhất

Bình An 638 0 Báo lỗi

Ở các loạt bài trước, Toplist đã giới thiệu khá đầy đủ về thể loại văn thuyết minh, về phương pháp, đặc điểm và cách làm một bài văn thuyết minh. Để tìm hiểu ... xem thêm...

  1. I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học

    Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú

    1. Quan sát

    a, Mỗi bài thơ có 7 tiếng, số dòng và số chữ có bắt buộc và không thể tùy tiện thêm bớt.

    b, Sử dụng kí hiệu bằng trắc cho hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn

    Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

    ( T-B-B-T/ - T- B- B )

    Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

    ( T- T-B-B-T-T-B)

    Đã khách không nhà trong bốn biển

    ( T- T- B- B- B-T-T)

    Lại người có tội giữa năm châu

    ( T- B- T- T-T-B-B)

    Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

    ( T- B- B- T-B- B-T)

    Miệng cười tan cuộc oán thù

    ( T- T- B- T- T- B)

    Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

    ( B- T- T- T/ B- T-T)

    Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

    ( B- B-B- T- T- T- B)

    c, Niêm luật của bài thơ:

    + Niêm (dính nhau) tiếng dòng trên tương ứng với dòng dưới đều B

    + Đối: tiếng dòng trên B ứng với tiếng dòng dưới T

    d, Những tiếng ở cuối câu luôn hiệp vần với nhau, câu 1- 2- 4- 6- 8

    e, Thường ngắt nhịp chẵn lẻ: 4/3 ; 2/2/ 3


    II. Luyện tập
    Thuyết minh về đặc điểm của truyện ngắn

    a) Mở bài
    - Giới thiệu về truyện ngắn
    - Những truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng
    b) Thân bài: Đặc điểm của truyện ngắn
    - Hình thức, thể loại:
    + Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc hình thức tự sự loại nhỏ.
    + Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một biên cô, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội.

    Dẫn chứng qua các tác phẩm đã học:

    + Truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh ghi lại một biến cố quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ khi em từ thế giới gia đình bước vào thế giới nhà trường.
    + Trong "Chiếc lá cuối cùng" của O'Hen-ri, đó là việc Giôn-xi bị ôm nặng nằm chờ chết; việc cụ Bơ-men lặng lẽ vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa tuyết dữ dội để cứu sông cô gái, và cụ đã ra đi sau khi hoàn thành kiệt tác ấy.
    + Còn trong "Lão Hạc", Nam Cao ghi lại mảnh đời cuối cùng của người nông dân già nghèo khổ, đơn độc, nhưng trước khi tìm về cái chết đã lo lắng thật chu đáo cho đứa con lúc nó trở về.
    → Truyện ngắn thường có ít nhân vật và sự kiện.
    - Cốt truyện của truyện ngắn:
    + Thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những lát cắt của cuộc sống để thể hiện.
    Dẫn chứng
    + "Tôi đi học" chỉ thu lại trong buổi tựu trường đầu tiên trên con đường từ nhà đến trường, trên sân trường, trong lớp học;
    + "Lão Hạc" chỉ là khoảnh khắc cuối đời của nhân vật từ nhà của lão sang nhà ông giáo;
    + Chiếc lá cuối cùng được kể lại trong những ngày Giôn-xi ốm nằm ở căn phòng nhỏ có chiếc cửa sổ trông ra cây thường xuân.
    - Kết cấu truyện ngắn:
    + Thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề, như sự tương phản giữa tình mẹ con và những tình cảm mới mẻ đối với nhà trường, thầy giáo, bạn bè trong tâm trạng đứa trẻ (Tôi đi học);
    + Giữa cuộc sống nghèo khổ với cái chết đau đớn với tình yêu thương lo lắng cho đứa con của lão Hạc (Lão Hạc);
    + Giữa sự trở về với cuộc sống của Giôn-xi và sự ra đi của cụ Bơ-men, giữa chiếc lá thường xuân đã rụng và chiếc lá cuốicùng vẫn còn mãi mãi trên tường (Chiếc lá cuối cùng).
    - Nhận xét: Những đặc điểm trên đây đã khiến cho dung lượng truyện ngắn thường ngắn. Nhưng không phải vì thế mà truyện ngắn không đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời như Lão Hạc hay Chiếc lá cuối cùng. Và nếu đọc các tác phẩm của các bậc thầy trong thể loại này, ta càng thấy rõ điều đó.
    c) Kết bài: Nhấn mạnh đặc điểm của truyện ngắn.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I

    TỪ QUAN SÁT ĐẾN MÔ TẢ, THUYẾT MINH ĐẶC ĐIỂM MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

    Quan sát, nghe – đọc

    Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn theo định hướng sau:

    a. Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có thể thay đổi được không?

    b. Những tiếng nào được gọi là bằng (kí hiệu là B), tiếng nào được gọi là trắc (kí hiệu là T)? Hãy ghi kí hiệu B hoặc T cho từng tiếng trong bài thơ đó.

    c. Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau, biết rằng nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc gọi là đối nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng là tiếng bằng gọi là niêm với nhau. Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.

    d. Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ, đó là vần bằng hay trắc.

    e. Hãy cho biết câu thơ tiếng bảy tiếng trong bài ngắt nhịp thế nào?


    Lời giải chi tiết:

    1. Quan sát Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

    a) Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ (tiếng). Số dòng, số chữ ấy là bắt buộc. Không thể tuỳ ý thêm bớt.

    b) Tiếng bằng, tiếng trắc:

    Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu.

    (T-B-B-T-T-B-B)

    Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

    (T-T-B-B-T-T-B)

    Đã khách không nhà trong bốn biển,

    (T - T - B - B - B - T - T)

    Lại người có tội giữa năm châu.

    (T-B-T-T-T-B-B)

    Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

    (T-B B-T-B-B-T)

    Mà miệng cười tan cuộc oán thù.

    (T - T - B - B - T - T - B)

    Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

    (B-T-T-B-B-T-T)

    Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì dâu.

    (B-B-B-T-T-B-B)


    c) Dòng 1 và 2 đối nhau (tiếng là bằng, tiếng mỏi trắc), dòng 2 và 3 niêm nhau (tiếng mỏi trắc, tiếng khách trắc), dòng 3 và 4 đối nhau (tiếng khách trắc, tiếng người bằng), dòng 4 và 5 niêm nhau (tiếng người bằng, tiếng tay bằng), dòng 5 và 6 đối nhau (tiếng tay bằng, tiếng miệng trắc), dòng 6 và 7 niêm nhau (tiếng miệng trắc, tiếng ấy trắc), dòng 7 và 8 đối nhau (tiếng ấy trắc, tiếng nhiều bằng), dòng 1 và 8 niêm nhau (tiếng là bằng, tiếng nhiêu bằng). Hệ thống bằng - trắc được tính từ âm tiết thứ hai cùa mỗi dòng thơ. Âm tiết thứ hai ở dòng thứ nhất của bài thơ này là bằng cho nên bài thơ thuộc thể bằng.

    d) Ở bài thơ này, khẩu khí, những câu thơ đối nhau đã góp phần tạo nên âm hưởng, nhịp điệu của bài thơ.

    e) Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/3.


    2. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

    a) Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ (tiếng). Số dòng, số chữ ấy là bắt buộc. Không thể tuỳ ý thêm bớt.

    b) Tiếng bằng, tiếng trắc:

    Làm trai dứng giữa đất Côn Lôn,

    (B-B-T-T-T-B-B)

    Lừng lẫy làm cho lở núi non.

    (B-T-B-B-T-T-B)

    Xách búa đánh tan năm bảy đống,

    (T - T - T - B - B - T - T)

    Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

    (B-B-T-T-T-B-B)

    Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

    (T-B-B-T-B-B-T)

    Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

    (B-T-B-B-T-T-B)

    Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

    (T-T-T-B-B-T-T)

    Gian nan chi kể việc con con.

    (B- B - B - T - T - B - B)

    c) Dòng 1 và 2 đối nhau, dòng 2 và 3 niêm nhau... Bài thơ được làm theo thể bằng.

    d) Các tiếng có vần giống nhau là những tiếng cuối của các dòng: 1, 2, 4, 6, 8 (vần on). Đó là vần bằng.

    e) Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/ 3.


    Phần II

    LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Qua các truyện ngắn đã đọc (Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng,…), hãy thuyết minh về đặc điểm của thể loại truyện ngắn.

    Lời giải chi tiết:

    Mở bài:

    - Nêu định nghĩa về truyện ngắn

    Thân bài:

    - Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn

    + Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

    - Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.

    - Đặc điểm về cốt truyện:

    + Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp

    + Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian

    - Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.

    Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:

    + Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn

    + Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Từ quan sát, nghe - đọc đến mô tả, thuyết minh về một thể loại văn học

    Đề bài: Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú.


    1. Quan sát

    Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời các câu hỏi :a. Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không?b. Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là tiếng trắc, kí hiệu T. Hãy ghi kí hiệu bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ đó.c. Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau, biết rằng nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là “đối” nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là "niêm” với nhau (dính nhau).


    Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.d. Vần là bộ phận của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có). Những tiếng có bộ phận vần giống nhau, ví dụ: an, than, can, man... là những tiếng hiệp vần nhau. Vần có thanh huyền hoặc thanh ngang gọi là vần bằng, ván có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là vần trắc. Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay vần trắc.e. Thơ muốn nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại một chút trước khi đọc tiếp đến hết dòng. Chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu một chỗ ngừng có nghĩa. Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bài ngắt nhịp như thế nào?


    Trả lời:

    a. Quan sát:

    • Quan sát hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá Côn Lôn. - Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 tiếng, số dòng số chữ bắt buộc theo quy định.
    • Quan hệ bằng trắc theo quy định, đặc biệt ở các tiếng 2-4-6.
    • Vẫn rơi vài câu cuối dòng, vần bằng vào các câu 2-4-6-8: non, hôn, sen, con. - Ngắt nhịp 4/3/ “Vẫn là hào kiệt / vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì / hãy ở tù’’.

    b. Ghi lại luật bằng, trắc. Những từ có dấu huyền, không dấu (thanh bằng – B), các dấu còn lại (thanh trắc – T)


    Bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

    Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu. (T-B-B-T-T-B-B)

    Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. (T-T-B-B-T-T-B)

    Đã khách không nhà trong bốn biển, (T - T - B - B - B - T - T)

    Lại người có tội giữa năm châu. (T-B-T-T-T-B-B)

    Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, (T-B B-T-B-B-T)

    Mà miệng cười tan cuộc oán thù. (T - T - B - B - T - T - B)

    Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, (B-T-T-B-B-T-T)

    Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. (B-B-B-T-T-B-B)


    Bài Đập đá ở Côn Lôn

    Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, (B-B-T-T-T-B-B)

    Lừng lẫy làm cho lở núi non. (B-T-B-B-T-T-B)

    Xách búa đánh tan năm bảy đống, (T - T - T - B - B - T - T)

    Ra tay đập bể mấy trăm hòn. (B-B-T-T-T-B-B)

    Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, (T-B-B-T-B-B-T)

    Mưa nắng càng bền dạ sắt son. (B-T-B-B-T-T-B)

    Những kẻ vá trời khi lỡ bước, (T-T-T-B-B-T-T)

    Gian nan chi kể việc con con. (B- B - B - T - T - B - B)


    c. Dòng 1 và 2 đối nhau, dòng 2 và 3 niêm nhau... Bài thơ được làm theo thể bằng.
    Các tiếng có vần giống nhau là những tiếng cuối của các dòng : 1, 2, 4, 6, 8 (vần on). Đó là vần bằng.
    d. Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/ 3.


    2. Lập dàn bài:

    Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú
    Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể thơ:
    Số câu, số chữ trong mỗi bài
    Quy luật bằng trắc của thể thơ
    Cách gieo vần của thể thơ
    Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ
    Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ

    Ghi nhớ:

    • Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
    • Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.

    Câu 1+2: trang 154 sgk Ngữ Văn 8 tập một

    Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng. Đọc phần trích sau để tìm thấy những gợi ý cần thiết cho việc lập dàn bài và viết bài.


    TRUYỆN NGẮN

    Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã họi. Do đó, truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.


    Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kêt cấu của truyện ngán thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà tuyện ngắn thường là ngắn.

    Truyện ngắn tuy ngắn nhưng cũng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.


    Trả lời:

    Truyện ngắn là một thể loại văn học gần gũi và ta có thể sẽ tiếp xúc hàng ngày với chúng. Có rất nhiều những nhận định khác nhau về truyện ngắn, song, truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ để tái hiện lại một mảnh nhỏ của cuộc sống, có thể là môt biến cố, một hành động, một trạng thái trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Truyện ngắn thường có dung lượng ngắn, khoảng vài trang hoặc vài chục trang, sự kiện và nhân vật không nhiều. Còn những truyện cực ngắn chỉ khoảng vài trăm chữ.


    Truyện ngắn có những đặc điểm chính là truyện có rất ít nhân vật và sự kiện; cốt truyện thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế; kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Trước hết, truyện ngắn có rất ít nhân vật và sự kiện. Các truyện ngắn thường chỉ tập trung tái hiện một khía cạnh của tính cách nhân vật hay một mặt nào đó của xã hội nên số lượng nhân vật rất ít, thậm chí có những truyện chỉ có 2-3 nhân vật.


    Hệ quả của số lượng nhân vật ít là biến cố trong, sự kiện trong truyện cũng không nhiều. Bởi người nghệ sĩ sẽ chỉ lựa chọn một hoặc một vài sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật để khắc họa tính cách, số phận của nhân vật mà thôi. Như trong tác phẩm Tôi đi học tác giả đã lựa chọn cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày khai giảng đầu tiên của cuộc đời, nhân vật trong truyện chỉ có người mẹ và nhân vật tôi. Truyện ngắn Lão Hạc có nhân vật lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu con trai, vợ ông giáo (chỉ được nhắc qua), những người dân trong làng (xuất hiện với vai trò là người chứng kiến cái chết của lão Hạc) và có sự kiện nổi bật trong tác phẩm là khi lão Hạc quyết định bán con chó Vàng để không phải ăn vào tiền của cậu con trai. Còn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri câu chuyện chỉ xoay quanh các nhân vật Giôn-xi, cụ Bơ-men và Xiu với bức họa Chiếc lá cuối cùng .


    Thứ hai, cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể chọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Thanh Tịnh đã lựa chọn không gian biến đổi từ nhà tới trường học, trong khoảng thời gian như được kéo dài từ tối hôm trước đến sáng hôm sau, khi con bước chân qua cánh cổng trường để bắt đầu đi học. Nam Cao lựa chọn khắc họa lão Hạc trong khoảng thời gian lão sống xa con, lúc lão ốm đau bệnh tật và lựa chọn cái chết đau đớn đế giữ lại mảnh vườn cho con trai. Còn O. Hen-ri lại bắt đầu câu chuyện của mình bằng sự chán nản, tuyệt vọng để rồi người đọc thấ được sự hồi sinh trong tâm hồn cô gái trẻ khi trông thấy bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng bên bậu cửa sổ của cụ Bơ-men. Cả ba tác phẩm người đọc chỉ nhìn thấy một đoạn, một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật chứ không phải là toàn bộ cuộc đời họ, từ lúc họ sinh ra, lớn lên, trưởng thành như thế nào.Điều ấy cũng đồng nghĩa với truyện ngắn chỉ là những khoảng khắc của cuộc sống, của đời người, nhưng chừng ấy cũng đủ để người đọc nhận ra được bản chất của nhân vật, con người trong tác phẩm ấy.


    Cuối cùng, kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề của tác phẩm. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra được sự thay đổi trong tâm trạng, suy nghĩ và hành động của cả người mẹ và đứa con trước ngày khai trường đầu tiên trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh. Đó là những cảm xúc rất mơ hồ, bâng khuâng và khó tả khiến cho người ta dường như lớn lên, trường thành hơn. Sự đối lập trong hành động của đứa trẻ trước đó và trong đêm trước ngày tựu trường thật khác: tự thu dọn đồ chơi gọn gàng, đi ngủ sớm hơn,...giúp tác giả nhấn mạnh sự thay đổi trong cảm xúc của con trẻ, của người mẹ trong giờ khắc thiêng liêng ở những bước chân đầu đời của con.


    Không phải ngẫu nhiên Nam Cao lại đặt nhân vật ông giáo trong cái nhìn đối sánh với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của mình. Tác giả muốn ông giáo có thể tìm thấy được mình trong cuộc đời của lão Hạc và cùng là để ca ngợi phẩm chất cao thượng, lương thiện của người nông dân trong xã hội xưa. O. Hen-ri đã rất thành công khi sử dụng hai lần thủ pháp đảo ngược tình huống gây ra sự bất ngờ đến ngỡ ngàng cho người đọc. Sự hồi phục đầy kinh ngạc của Giôn-xi và cái chết không báo trước của cụ Bơ-men. Tất cả những chi tiết ấy là làm sống dậy tình người giữa những con người nghèo khổ với nhau.


    Tuy dung lượng không dài song truyện ngắn là một thể loại mang tới cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc và những bài học nhận thức sâu sắc trong cuộc sống. Đến tận ngày nay, vai trò của truyện ngắn trong đời sống của con người vẫn không thể phủ nhận.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học

    Đề bài: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”.


    Giải câu 1 (Trang 153 SGK ngữ văn 8 tập 1)

    Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời câu hỏi.

    a) Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)? Số dòng số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tùy ý thêm bớt được không?

    b) Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là tiếng trắc, kí hiệu là T. Hãy ghi kí hiệu bằng, trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ đó.

    c) Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau, biết rằng nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là “đối” nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là “niêm” với nhau (dính nhau). Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.

    d) Vần là bộ phận của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có). Những tiếng có bộ phận vần giống nhau, ví dụ: an, than, can, man,… là những tiếng hiệp vần với nhau. Vần có thanh huyền hoặc thanh ngang gọi là vần bằng, vần có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là vần trắc. Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc.

    e) Thơ muốn nhịp nhàng thì phải phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại một chút trước khi đọc tiếp đến hết dòng. Chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu một chỗ ngừng có nghĩa. Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bài ngắt nhịp như thế nào.


    Trả lời:

    a) Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng. Số dòng số chữ ấy là bắt buộc, không được tùy ý thêm bớt.

    b) Kí hiệu bằng, trắc cho từng bài thơ :

    – Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác :

    Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

    (T – B – B – T – T – B – B )

    Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

    (T – T – B – B – T – T – B )

    Đã khách không nhà trong bốn biển

    (T – T – B – B – B – T – T )

    Lại người có tội giữa năm châu

    (T – B – T – T – T – B – B )

    Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

    (T – B – B – T – B – B – T )

    Mở miệng cười tan cuộc oán thù

    (T – T – B – B – T – T – B )

    Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

    (B – T – T – B – B – T – T )

    Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

    (B – B – B – T – T – B – B )

    – Đập đá ở Côn Lôn :

    Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

    (B – B – T – T – T – B – B )

    Lừng lẫy làm cho lở núi non

    (B – T – B – B – T – T – B )

    Xách búa đánh tan năm bảy đống

    (T – T – T – B – B – T – T )

    Ra tay đập bể mấy trăm hòn

    (B – B – T – T – T – B – B )

    Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

    (T – B – B – T – B – B – T )

    Mưa nắng càng bền dạ sắt son

    (B – T – B – B – T – T – B )

    Những kẻ vá trời khi lỡ bước

    (T – T – T – B – B – T – T )

    Gian nan chi kể việc con con

    (B – B – B – T – T – B – B )

    c) Nhận xét quan hệ bằng trắc :

    – Tiếng thứ 4 của các câu luôn trái thanh với tiếng thứ 2 và thứ 6. Ví dụ câu 1 bài Đập đá ở Côn Lôn : B – B – T – T – T – B – B

    – Các tiếng 2, 4, 6 của các cặp câu 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 luôn trái ngược về thanh.

    – Các tiếng 2, 4, 6 của câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 trùng nhau về thanh điệu.

    d) Những tiếng hiệp vần với nhau trong bài thơ là ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

    e) Thường ngắt nhịp chẵn lẻ : 4/3, 2/2/3


    Giải câu 2 (Trang 153 SGK ngữ văn 8 tập 1)

    Lập dàn bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú

    Trả lời:

    a) Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ.

    Ví dụ: Thất ngôn bát cú là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật, một thể thơ được viết theo luật đặt ra từ thời nhà Đường ( 618 – 907 ) được các nhà thơ rất yêu thích. Các nhà thơ cổ điển VN ai cũng làm thơ theo thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.

    b) Thân bài: Giới thiệu các đặc diểm của thể thơ:

    – Số câu, số chữ– Quy luật B – T– Cách gieo vần– Cách ngắt nhịp…– Bố cục– Nghệ thuật đối

    Ưu điểm: Bài thơ có vẻ đẹp hài hòa cân đối ( số câu chữ bố cục ) âm thanh nhạc điệu trầm bổng ( vần luật bằng trắc )

    Hạn chế: Vì niêm luật chặt chẽ nên việc diễn tả cảm xúc gò bó vì bị ràng buộc không được tự do như thơ tự do.

    c) Kết bài: Cảm nhận của người viết về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.

    Ví dụ: Đây là thể thơ quan trọng có nhiều tác phẩm có giá trị được làm theo thể thơ này. Và cho đến nay nó vẫn được ưa chuộng.


    II. Luyện tập

    Bài 1: Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
    Trả lời:
    Đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
    a) Mở bài: Định nghĩa truyện ngắn
    b) Thân bài: Giới thiệu các yếu tố của truyện:
    – Yếu tố tự sự: Là yếu tố chính quyết định sự tồn tại của truyện ngắn.
    – Sự việc chính: Lão Hạc giữ tài sản lại cho con trai bằng mọi giá.
    – Nhân vật chính: Lão Hạc – 1 lão nông nghèo khổ, bất hạnh nhưng chất phác, đôn hậu, thương con.
    – Sự việc phụ: Con trai lão Hạc đi phu, Lão Hạc với cậu Vàng, Với ông giáo…
    – Nhân vật phụ: Ông giáo, con trai lão Hạc, Binh Tư, Vợ ông giáo…
    – Yếu tố MT, BC và đánh giá: Là yếu tố bổ trợ, giúp truyện sinh động, hấp dẫn (đan xen vào các yếu tố tự sự)
    c) Kết bài: Nhận xét đánh giá của người viết về truyện ngắn.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    Thuyết minh về một thể loại văn học là một loại thuyết minh khó. Bởi lẽ, muốn rút ra được những nhận thức quan trọng để thuyết minh, các em phải có một số hiểu biết nhất định về thơ: luật bằng - trắc, vần, niêm, đối, nhịp,... Chỉ có như vây, việc thuyết minh của các em mới có kết quả. Luật bằng - trắc, vần, niêm, đối, nhịp,... chính là những công cụ, phương tiện để các em khám phá, nhận thức thơ nói chung và thơ Việt Nam nói riêng.

    Dùng công cụ trên, các em sẽ quan sát, khám phá và phát hiện đặc điểm của hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn. Các em sẽ phát hiện ra:

    - Đây là thể thơ thất ngôn bát cú (mỗi dòng bảy tiếng, mỗi bài tám dòng thơ).

    - Nhịp thơ thường là 4 / 3:


    Bủa tay ôm chặt / bồ kinh tế,

    Mở miệng cười tan / cuộc oán thù.

    Thân ấy vẫn còn, / còn sự nghiệp

    Bao nhiêu nguy hiếm / sợ gì đâu.

    (Vào nhà ngục Quảng Đỏng cảm tác)

    Tháng ngày bao quản / thân sành sỏi,

    Mưa nắng càng bền / dạ sắt son.

    Những kẻ vá trời / khi lỡ bước,

    Gian nan chi kể / việc con con.

    (Đập đá ở Côn Lôn)


    Khi đọc một dòng thơ, sau một số tiếng nhất định, có nghĩa, các em dừng lại một chút trước khi đọc hết dòng thơ. Chỗ ngừng đó là những chỗ ngắt nhịp trong dòng thơ.

    - Kí hiệu các thanh trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) là T, và các thanh bằng (ngang, huyền) là B. Sự luân phiên bằng trắc trong hai bài thơ được cụ thể hoá như dưới đây:


    VÀO NHÀ NGỰC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

    T - B - B - T / - T - B - B

    T - T - B - B / - T - T - B

    T - T - B - B / - B - T - T

    T - B - T - T / - T - B - B

    T - B - B - T / - B - B - T

    T - T - B - B / - T - T - B

    B - T - T - B / - B - T - T

    B - B - B - T/ - T - B - B


    ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

    B - B - T - T / - T - B - B

    B - T - B - B / - T - B - B

    T - T - T - B / - B - T - T

    B - B - T - T / - T - B - B

    T - B - B - T / - B - B - T

    B - T - B - B / - T - T - B

    T - T - T - B / - B - T - T

    B - B - B - T / - T - B - B


    Dựa vào luân phiên B - T này các em có thể tìm ra niêm và đối trong bài thơ:

    - Niêm (dính nhau): Tiếng dòng trên và tiếng tương ứng dòng dưới đều B. Ví dụ:

    Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

    Lừng lẫy làm cho lở núi non.

    (làm / lừng: niêm với nhau)

    - Đối: Tiếng dòng trên B và tiếng tương ứng dòng dưới T. Ví dụ, trong hai dòng thơ dẫn trên thì trai / lẫy đối với nhau.


    II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    Tham khảo để viết bài thuyết minh về Thơ thất ngôn bát cú.

    THƠ THẤT NGÔN

    a) Thơ thất ngôn Đường luật có niêm luật (tức sự quy định thanh bằng, thanh trắc trong từng câu, từng bài) rất chặt. Nếu tiếng thứ hai của câu đầu có thanh bằng thì thơ thuộc thể bằng, tiếng thứ hai thanh trắc là thể trắc.

    Ví dụ:

    - Thể bằng: Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

    - Thể trắc: Tạo hoá gây chi cuộc hí trường

    Thể trắc được coi là chính thể, còn thể bằng là biến thể.

    b) Các câu trong bài lại phải dính với nhau, người ta gọi là niêm. Bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc theo một hệ thống như sau:

    • Tiếng thứ hai câu I niêm với tiếng thứ hai câu VIII.
    • Tiếng thứ hai câu II niêm với tiếng thứ hai câu III.
    • Tiếng thứ hai câu IV niêm với tiếng thứ hai câu V.
    • Tiếng thứ hai câu VI niêm với tiếng thứ hai câu VII.

    Tóm lại: nhất - bát, nhị - tam, tứ - ngũ, lục - thất.

    c) Thơ thất ngôn Đường luật chỉ dùng vần bằng và chỉ được gieo một vần (độc vận), thông thường thì bài bốn câu (tứ tuyệt) là ba vần, bài tám câu (bát cú) là năm vần, trừ biệt lệ.

    - Biệt lệ về luật bằng trắc (gọi là lệ bất luận):

    Nhất tam ngũ bất luận tức là tiếng đầu, tiếng thứ ba, tiếng thứ năm trong câu không kể bằng trắc, mà vẫn không coi là thất luật.

    - Biệt lệ về cách trốn vần:

    Muốn trốn vần thì hai câu trốn vần đó (tức hai câu đầu) phải đối nhau (gọi là song phong).

    Ví dụ:

    Lờ đờ mắt trắng đời không bạn

    Lận đận đầu xanh tuổi đã già...

    Một bài bát cú trốn vần phải có sáu câu đối nhau.

    d) Dưới đây là bảng niêm luật, vần luật của thể thơ thất ngôn Đường luật (có dựa vào biệt lệ)

    - Thể trắc thất ngôn bát cú.


    Ví dụ: QUA ĐÈO NGANG

    Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

    Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

    Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

    Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

    (Bà Huyện Thanh Quan)

    - Thể bằng thất ngôn bát cú:


    Ví dụ: THU ĐIẾU

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

    Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

    (Nguyền Khuyến)


    Xét về mặt bố cục, bài thơ thất ngôn cách luật có bốn phần (đề, thực, luận, kết):

    + Đề gồm câu phá đề và thừa đề. Đây là phần mở bài, chuẩn bị không khí cho toàn bài.

    + Thực gồm hai câu III và IV đối nhau. Đây là phần triển khai ý từ câu thừa đề, như tả cảnh, tả việc, diễn ý, cắt nghĩa, chuẩn bị cho câu luận, hoặc đã ngầm có ý luận ở trong.

    + Luận gồm hai câu V và VI đối nhau, có chức năng bình luận, nhận định, thông thường triển khai từ những ý ở hai câu thực, và có khi lẫn lộn với hai câu thực.

    + Kết gồm hai câu VII và VIII có chức năng khép bài, nhưng thông thường là gợi ý, mở ra một ý mới khiến người đọc bâng khuâng,...

    Chú ý: Lối ngắt nhịp trong câu thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo dạng 4/3, hoặc 2/2/3, tạo nên một nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển, mềm mại. Thể thơ bảy tiếng cổ truyền ngắt theo nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, kết hợp với lối hiệp vần hỗn hợp cả bằng lẫn trắc, cả vần chân lẫn vần lưng, tạo nên nhịp điệu câu thơ khoẻ.

    (Đinh Trọng Lạc, Tiếng Việt 11, SGV,NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000).


    III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    1. Lập dàn bài thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn (Dựa vào một số truyện ngắn đã học như: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng).


    a) Mở bài

    Nêu định nghĩa truyện ngắn:

    Ví dụ: “Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ... tập trung mô tả một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội”.


    b) Thân bài

    Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn:

    - Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

    Chỉ ra đặc điểm này trong ba truyện ngắn Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.

    - Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường đó chỉ là một hoặc hai nhân vật với vài ba sự kiện nhỏ.

    Phân tích Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng để thấy rõ hơn và cụ thể hơn về điều này.

    - Đặc điểm về cốt truyện:

    + Diễn ra trong một khoảng không gian và thời gian hẹp.

    + Không kể trọn vẹn quá trình diễn biến của đời người mà thường chỉ chọn một thời đoạn, thời điểm hay một khoảnh khắc nào đó để trình bày.

    Tiếp tục phân tích ba tác phẩm trên.

    - Ý nghĩa:

    Truyện tuy ngắn, dung lượng tuy không nhiều nhưng không phái vì thế ý nghĩa xã hội của truyện ngắn không lớn. Có những truyện độ dài không lớn nhưng ý nghĩa xã hội lại hết sức sâu sắc.

    Chỉ ra ý nghĩa xã hội lớn lao của ba tác phẩm Tôi đi học, Lão Hạc và Chiếc lá cuối cùng.


    c) Kết bài

    Nêu cảm nhân của bản thân:

    - Về vẻ đẹp, về sức hấp dẫn của truyện ngắn.

    - Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương trong giai đoạn hiện nay.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. a) Quan sát, nghe – đọc
    - Em đã được đọc những bài thơ nào thuộc loại thất ngôn bát cú?
    Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn theo định hướng sau:
    - Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có thể thay đổi được không?
    - Những tiếng nào được gọi là bằng (kí hiệu là B), tiếng nào được gọi là trắc (kí hiệu là T)? Hãy ghi kí hiệu B hoặc T cho từng tiếng trong bài thơ đó, ví dụ:


    Bài Đập đá ở Côn Lôn:

    Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
    (B – B – T – T – T – B – B)
    Lừng lẫy làm cho lở núi non.
    (B – T – B – B – T – T – B)
    Xách búa đánh tan năm bảy đống,
    (T – T – T – B – B – T – T)
    Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
    (B – B – T – T – T – B – B)
    Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
    (T – B – B – T – B – B – T)
    Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
    (B – T – B – B – T – T – B)
    Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
    (T – T – T – B – B – T – T)
    Gian nan chi kể việc con con!
    (B – B – B – T – T – B – B)
    - Thơ ngũ ngôn bát cú có luật đối và niêm như sau:
    + Nếu tiếng bằng (hoặc trắc) ở dòng trên ứng với tiếng trắc (hoặc bằng) ở dòng dưới thì gọi là đối nhau (ví dụ: trai đối với lẫy);
    + Nếu tiếng bằng (hoặc trắc) ở dòng trên ứng với tiếng bằng (hoặc trắc) ở dòng dưới thì gọi là niêm nhau (ví dụ: lẫy niêm với búa);
    Dựa vào khái niệm đối và niêm trên, hãy rút ra nhận xét về quan hệ bằng – trắc giữa các dòng thơ.
    - Thơ ngũ ngôn bát cú phải tuân thủ nguyên tắc về vần:
    + Vần là bộ phận của tiếng, không kể thanh điệu và phụ âm đầu (nếu có), hiệp vần là sự giống nhau về vần giữa các tiếng (ví dụ: vần on trong bài thơ trên);
    + Vần bằng là vần có thanh huyền và thanh ngang, có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng là vần trắc.
    Hãy cho biết hai bài thơ trên có tiếng nào hiệp vần với nhau, tiếng hiệp vần ấy là vần bằng hay vần trắc?
    - Nhận xét cách ngắt nhịp của các câu thơ trong hai bài thơ. Ví dụ:
    Những kẻ vá trời / khi lỡ bước (nhịp 4/3)
    Lưu ý những trường hợp ngắt nhịp bất thường.


    b) Mỗi một thể loại văn học có những đặc thù riêng, thuyết minh về một thể loại văn học là giải trình về những điểm riêng ấy. Nên gắn việc thuyết minh về thể loại văn học với phương pháp nêu ví dụ để cụ thể hoá vấn đề.


    c) Lập dàn ý

    - Mở bài:
    Trả lời câu hỏi Thơ thất ngôn bát cú là gì?
    -Thân bài: Trả lời câu hỏi Thơ thất ngôn bát cú là thể thơ như thế nào
    + Đặc điểm về số câu, số chữ;
    + Các đặc điểm của thể thơ: Đối, Niêm, Vần, Nhịp;
    - Kết bài:
    Nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của thể thơ (nên dựa vào những bài thơ cụ thể).


    II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
    1. Qua các truyện ngắn đã đọc (Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng,…), hãy thuyết minh về đặc điểm của thể loại truyện ngắn.
    Gợi ý:
    - Về số độ dài – ngắn;
    - Về số lượng nhân vật;
    - Về câu chuyện được kể;
    - Về ý nghĩa của các truyện ngắn.
    2. Đọc văn bản thuyết minh sau và tóm tắt lại những ý chính:


    TRUYỆN NGẮN
    Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.
    Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật ra chủ đề. Do đó mà truyện ngắn thường là ngắn.
    Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới nhiều vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.
    (Theo Từ điển văn học)
    3. Đối chiếu những ý chính vừa tóm tắt được trong văn bản trên với dàn ý đã chuẩn bị ở câu trên để tự rút ra những hiểu biết về đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy